Giảm cân bằng nước ép dứa cần lưu ý những gì?
Cùng với nắng hè, mùi thơm của những trái dứa chín khiến ai cũng thèm ăn. Nhiều chị em còn "ăn dứa thay cơm" với mục đích giảm cân.
Một cốc nước ép dứa không đường cung cấp khoảng 130 calo, 33mg canxi và 30mg magiê. Thêm vào đó, nó còn cung cấp 25mg vitamin C - bằng 30% lượng vitamin C khuyến cáo cần cho phụ nữ hàng ngày (75mg). Có thể kể ra khá nhiều lợi ích sức khỏe có thể có được từ việc dùng nước ép dứa như: tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư, làm giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu da.Cứ mỗi năm khi dứa vào mùa, một bộ phận chị em phụ nữ đang có nhu cầu giảm cân lại tìm đến nước ép dứa để vừa giải độc tố vừa đốt cháy chất béo, giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài chế độ ăn cắt giảm tối đa lượng thực phẩm, nhiều chị em còn bổ sung bữa phụ bằng nước ép dứa và sữa chua không đường với mong muốn giảm cân nhanh. Nhiều người thì uống nhiều nước ép dứa trước khi ăn bữa chính.
Bắt nguồn từ thực tế là dứa có thể giúp giảm cân bởi nó đảm bảo 2 tiêu chí: lượng calo ít và cần nhiều năng lượng để tiêu thụ. Dứa cũng rất giàu chất xơ, nên hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm tăng khả năng thanh lọc độc tố khỏi cơ thể. Ăn dứa sẽ đem lại cho bạn cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Chất xơ có trong dứa sẽ giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbonhydartes, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giảm cân bằng nước ép dứa tuy đúng là sẽ bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin phong phú, nhưng chị em cũng không nên lạm dụng vì có thể gây hại cho răng. Dứa không chứa chất béo và protein mà có thành phần axit, uống quá nhiều sẽ gây phản ứng cho răng, có thể gây sâu răng… Lạm dụng nước ép dứa cũng dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, rất khó chịu và nguy hiểm nên cần uống điều độ.
Mặc dù dứa rất ngọt, thơm nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Trong dứa có chất serotonin có khả năng gây co thắt huyết quản mạnh, làm huyết áp tăng cao. Ăn quá nhiều một lúc có thể bị đau đầu, choáng váng. Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến chúng ta cảm thấy tê bì ở lưỡi, cổ họng. Do đó, với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.Nước trái ép cây không chỉ dứa mà bất cứ loại nào tốt nhất nên được làm với quả tươi và dùng ngay, bởi các loại nước ép trái cây đã qua xử lý thường làm giảm hàm lượng dinh dưỡng. Lượng dùng hợp lý cho người muốn giảm cân thông thường sẽ là: bữa sáng ăn 2 – 3 lát dứa và món ăn khác; bữa trưa uống một cốc nước ép dứa và món ăn khác; bữa tối ăn một đĩa salad dứa ra xanh và món ăn khác.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý những điều sau nếu muốn ăn dứa thường xuyên:- Ăn dứa cả miếng sẽ tốt hơn xay nhỏ bởi khi nhai nước bọt tiết ra nhiều hơn và dạ dày bạn thu được nhiều dịch hơn. Do đó cảm giác no giả sẽ nhiều hơn.
- Chú ý đến liều lượng, mặc dù dứa chứa các vitamin và khoáng chất, nhưng cũng có nhiều carbohydrate và đường. Nước dứa có hương vị tự nhiên nhưng khá ngọt. Tốt nhất là hãy dùng nước dứa mà không thêm đường.- Một số người có thể cảm thấy rát hoặc khó chịu trong miệng, môi hoặc lưỡi sau khi uống nước dứa. Đây là tác dụng phụ do enzyme bromelain gây nên. Sự phơi nhiễm rất cao với bromelain có thể gây phát ban, nôn mửa, và tiêu chảy. Vì thế nên dùng nước ép dứa với liều vừa phải, theo dõi phản ứng của cơ thể.- Bromelain cũng có thể gây trở ngại cho việc hấp thu một số thuốc vì thế ăn dứa cùng với uống thuốc có thể gây ra tương tác bất lợi cho người bệnh.
- Người có tiền sử đau dạ dày thì không nên ăn bởi axit tự nhiên trong dứa có thể làm tăng tình trạng đau, làm tăng nguy cơ loét dạ dày.- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh chỉ nên ăn một lượng dứa thích hợp. Việc dùng quá nhiều dứa để giảm cân sẽ có thể gây nguy cơ chuyển dạ sớm.- Nên ăn trước bữa ăn chừng 30 phút. Tuy nhiên, khi bụng trống rỗng thì tuyệt đối không nên ăn.