Giám sát chặt để quản trị rủi ro hiệu quả
Bài học quản trị rủi ro đối với hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam là gì?
Vì sao rủi ro lại xảy ra từ những trung tâm tài chính, tiền tệ với cơ chế quản trị rủi ro ngặt nghèo nhất thế giới và bài học quản trị rủi ro đối với hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam là gì?
Từ Hội nghị thường niên IMF/WB 2009, ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, đại biểu tham dự đã chia sẻ về vấn đề này.
Thưa ông, cộng đồng tài chính tiền tệ thế giới đánh giá hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam như thế nào trước diễn biến khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay?
Tại hội nghị thường niên IMF/WB năm 2008 tổ chức tại Washington, Hoa Kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên được toàn thể quốc gia thành viên bầu giữ chức chủ tịch Hội đồng thống đốc, đồng thời giữ vai trò điều hành hội nghị thường niên năm nay.
Điều này phản ánh sự tin tưởng và đánh gia cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc củng cố đẩy mạnh và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và hai tổ chức IMF/WB và các quốc gia hội viên của hai tổ chức này.
Đồng thời đây cũng là ghi nhận của cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế đối với kết quả tích cực trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung của Chính phủ Việt Nam và công tác hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nói riêng.
Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của IMF và WB đã đánh giá cao các giải pháp chính sách của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Cùng đó, các nhà lãnh đạo IMF và WB cũng khuyến nghị các giải pháp chính sách trong thời gian tới mà Việt Nam cần thận trọng để tránh rủi ro xảy ra tái lạm phát trong tương lai.
Thưa ông, hội nghị thường niên năm nay tập trung thảo luận những vấn đề gì?
Hội nghị lần này tập trung thảo luận hàng loạt vấn đề như khủng hoảng tài chính toàn cầu và phản ứng chính sách, chính sách tài khoá hậu khủng hoảng, khủng hoảng tài chính và người nghèo, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đến các đối tượng dễ bị tổn thương, kiểm soát khủng hoảng: Bài học từ các ngân hàng trung ương, tương lai của hệ thống tài chính toàn cầu, phục hồi và nắm bắt cơ hội...
Tại diễn đàn, các đại biểu đã giải thích như thế nào về câu hỏi: “Vì sao khủng hoảng tài chính lại được châm ngòi ở ngay trung tâm tài chính, tiền tệ của thế giới, vốn tập trung hệ thống quản trị rủi ro ngặt nghèo nhất”, thưa ông?
Những ngày này cả thế giới đang hành động để thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính càng sớm càng tốt và cùng với đó là việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tồi tệ nói trên.
Tại diễn đàn lần này, khá nhiều ý kiến đã mổ xẻ, phân tích và rút ra 4 nguyên nhân dẫn đến rủi ro xảy ra ở ngay trung tâm tài chính lớn và hiện đại.
Thứ nhất, xã hội và doanh nghiệp càng phát triển thì độ phức tạp càng cao.
Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến việc dễ bỏ qua các chuẩn mực tối thiểu để giành khách hàng và lợi nhuận.
Thứ ba, sản phẩm luôn luôn đi trước quản trị rủi ro.
Thứ tư, hiện đại là một nhu cầu cấp bách nhưng hiện đại cũng tạo ra sự chủ quan cho con người.
Với cương vị là tổng giám đốc một ngân hàng thương mại, ông rút ra những bài học gì trong quản trị điều hành, quản trị rủi ro từ IMF và WB?
Khi tham gia Hội nghị thường niên IMF/WB 2009 với tư cách là thành viên của đoàn Việt Nam, tôi nhận thấy thành viên hai tổ chức này đã coi đây là cơ hội để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và quốc gia ra toàn cầu.
Ngoài ra, cùng với vai trò và nhiệm vụ giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu; cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán; trợ giúp kỹ thuật, dịch vụ chủ yếu mà WB cung cấp là “thiết kế và tài trợ cho các chương trình dự án phát triển; hỗ trợ kỹ thuật tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; điều phối viện trợ... thì một điểm nổi bật trong bài học quản trị điều hành của IMF và WB chính là sự hỗ trợ đa phương, cùng “liên kết phát triển”, tạo nên sức mạnh tổng hợp để các thành viên hiểu nhau hơn, có hành động cụ thể hiệu quả hơn.
Đồng thuận là một yếu tố thành công. Đổi mới, giám sát chặt chẽ và hoạt động có nguyên tắc đồng thời có cơ chế dự phòng là một trong những bí quyết quản trị rủi ro hiệu quả.
Từ Hội nghị thường niên IMF/WB 2009, ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, đại biểu tham dự đã chia sẻ về vấn đề này.
Thưa ông, cộng đồng tài chính tiền tệ thế giới đánh giá hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam như thế nào trước diễn biến khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay?
Tại hội nghị thường niên IMF/WB năm 2008 tổ chức tại Washington, Hoa Kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên được toàn thể quốc gia thành viên bầu giữ chức chủ tịch Hội đồng thống đốc, đồng thời giữ vai trò điều hành hội nghị thường niên năm nay.
Điều này phản ánh sự tin tưởng và đánh gia cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc củng cố đẩy mạnh và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và hai tổ chức IMF/WB và các quốc gia hội viên của hai tổ chức này.
Đồng thời đây cũng là ghi nhận của cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế đối với kết quả tích cực trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung của Chính phủ Việt Nam và công tác hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nói riêng.
Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của IMF và WB đã đánh giá cao các giải pháp chính sách của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Cùng đó, các nhà lãnh đạo IMF và WB cũng khuyến nghị các giải pháp chính sách trong thời gian tới mà Việt Nam cần thận trọng để tránh rủi ro xảy ra tái lạm phát trong tương lai.
Thưa ông, hội nghị thường niên năm nay tập trung thảo luận những vấn đề gì?
Hội nghị lần này tập trung thảo luận hàng loạt vấn đề như khủng hoảng tài chính toàn cầu và phản ứng chính sách, chính sách tài khoá hậu khủng hoảng, khủng hoảng tài chính và người nghèo, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đến các đối tượng dễ bị tổn thương, kiểm soát khủng hoảng: Bài học từ các ngân hàng trung ương, tương lai của hệ thống tài chính toàn cầu, phục hồi và nắm bắt cơ hội...
Tại diễn đàn, các đại biểu đã giải thích như thế nào về câu hỏi: “Vì sao khủng hoảng tài chính lại được châm ngòi ở ngay trung tâm tài chính, tiền tệ của thế giới, vốn tập trung hệ thống quản trị rủi ro ngặt nghèo nhất”, thưa ông?
Những ngày này cả thế giới đang hành động để thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính càng sớm càng tốt và cùng với đó là việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tồi tệ nói trên.
Tại diễn đàn lần này, khá nhiều ý kiến đã mổ xẻ, phân tích và rút ra 4 nguyên nhân dẫn đến rủi ro xảy ra ở ngay trung tâm tài chính lớn và hiện đại.
Thứ nhất, xã hội và doanh nghiệp càng phát triển thì độ phức tạp càng cao.
Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến việc dễ bỏ qua các chuẩn mực tối thiểu để giành khách hàng và lợi nhuận.
Thứ ba, sản phẩm luôn luôn đi trước quản trị rủi ro.
Thứ tư, hiện đại là một nhu cầu cấp bách nhưng hiện đại cũng tạo ra sự chủ quan cho con người.
Với cương vị là tổng giám đốc một ngân hàng thương mại, ông rút ra những bài học gì trong quản trị điều hành, quản trị rủi ro từ IMF và WB?
Khi tham gia Hội nghị thường niên IMF/WB 2009 với tư cách là thành viên của đoàn Việt Nam, tôi nhận thấy thành viên hai tổ chức này đã coi đây là cơ hội để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và quốc gia ra toàn cầu.
Ngoài ra, cùng với vai trò và nhiệm vụ giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu; cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán; trợ giúp kỹ thuật, dịch vụ chủ yếu mà WB cung cấp là “thiết kế và tài trợ cho các chương trình dự án phát triển; hỗ trợ kỹ thuật tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; điều phối viện trợ... thì một điểm nổi bật trong bài học quản trị điều hành của IMF và WB chính là sự hỗ trợ đa phương, cùng “liên kết phát triển”, tạo nên sức mạnh tổng hợp để các thành viên hiểu nhau hơn, có hành động cụ thể hiệu quả hơn.
Đồng thuận là một yếu tố thành công. Đổi mới, giám sát chặt chẽ và hoạt động có nguyên tắc đồng thời có cơ chế dự phòng là một trong những bí quyết quản trị rủi ro hiệu quả.