Gian lận về đo lường xăng dầu có thể bị phạt tối đa 30 triệu đồng
Theo dự thảo một nghị định mới, hành vi gian lận về đo lường tại các cây xăng có thể bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng
Theo dự thảo một nghị định mới, hành vi gian lận về đo lường tại các cây xăng có thể bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng.
Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo dự thảo nghị định về việc chống đầu cơ. Nghị định này sẽ là căn cứ để xử phạt các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức nhằm thu lợi bất chính, buôn lậu, gian lận thương mại, đưa tin thất thiệt gây tâm lý hoang mang trong xã hội.
Mức xử phạt trong nghị định này cao hơn so với các quy định tại Nghị định 95/2007 NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm - hàng hoá, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường cho biết.
Cụ thể, các hành vi như: có sự gian lận trong việc sử dụng dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định (tháo, dỡ, gắn lại niêm chì, sửa chữa, tẩy xoá nội dung trong chứng chỉ kiểm định); làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo (điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, lắp thêm, rút bớt các chi tiết, thiết bị của phương tiện đo để làm sai lệch kết quả đo) trong kinh doanh xăng dầu có thể bị phạt tới 30 triệu đồng.
Đối với các hành vi vi phạm về hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, hàng giả có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên sẽ bị chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát hình sự.
Một nét mới của nghị định này là chỉ cần căn cứ theo hóa đơn và thực tế, nếu phát hiện sai phạm người tiêu dùng sẽ được bồi thường, mà không cần chứng minh về mức độ thiệt hại.
Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo dự thảo nghị định về việc chống đầu cơ. Nghị định này sẽ là căn cứ để xử phạt các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức nhằm thu lợi bất chính, buôn lậu, gian lận thương mại, đưa tin thất thiệt gây tâm lý hoang mang trong xã hội.
Mức xử phạt trong nghị định này cao hơn so với các quy định tại Nghị định 95/2007 NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm - hàng hoá, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường cho biết.
Cụ thể, các hành vi như: có sự gian lận trong việc sử dụng dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định (tháo, dỡ, gắn lại niêm chì, sửa chữa, tẩy xoá nội dung trong chứng chỉ kiểm định); làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo (điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, lắp thêm, rút bớt các chi tiết, thiết bị của phương tiện đo để làm sai lệch kết quả đo) trong kinh doanh xăng dầu có thể bị phạt tới 30 triệu đồng.
Đối với các hành vi vi phạm về hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, hàng giả có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên sẽ bị chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát hình sự.
Một nét mới của nghị định này là chỉ cần căn cứ theo hóa đơn và thực tế, nếu phát hiện sai phạm người tiêu dùng sẽ được bồi thường, mà không cần chứng minh về mức độ thiệt hại.