Giáo dục đại học: "Để thị trường chi phối là thất bại"?
Còn nhiều quan điểm khác nhau tại phiên thảo luận về kết quả giám sát giáo dục đại học của Quốc hội
Giáo dục là việc của Nhà nước, vì thế không thể khuyến khích kinh doanh, nếu để thị trường chi phối là thất bại…
Đại biểu Trần Du Lịch phát biểu sau khi đã nghe 35 ý kiến khác và phát biểu của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tại phiên giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học của Quốc hội, trọn ngày hôm nay (7/6)
Không khuyến khích kinh doanh
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giáo dục đại học Việt Nam đang tồn tại không ít hạn chế, bất cập. Như, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chậm, thiếu đồng bộ, cụ thể, khả thi và chưa hoàn chỉnh.
Cạnh đó, việc thành lập, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng và mở ngành đào tạo còn dễ dãi. Hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế. Chất lượng giáo dục, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu…
Phần kết quả, báo cáo có nêu chính sách xã hội hóa đã huy động được nguồn lực lớn và đa dạng ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học.
Tuy nhiên, với một số vị đại biểu, đây chưa hẳn là điều đáng mừng. Theo đại biểu Lịch, giáo dục là việc của Nhà nước, không phải việc của thị trường, nếu để thị trường chi phối là thất bại.
Ông Lịch phân tích các trường tư thành công của Mỹ đều theo "định chế công phi lợi nhuận", tuy tổ chức thu học phí cao theo kiểu kinh doanh sinh lợi, nhà nước cũng không lấy thuế như một hình thức gián tiếp hỗ trợ, nhưng các thành viên hội đồng quản trị không bao giờ lấy cổ tức, toàn bộ lãi được tái đầu tư cho nhà trường.
“Chúng ta thiếu định chế công phi lợi nhuận, cần nghiên cứu đạo luật về định chế công cho giáo dục”, đại biểu Lịch đề nghị.
Trước đó, tại phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Huỳnh Nghĩa phân tích: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đại học dân lập do các cá nhân, tập thể đầu tư xây dựng với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi.
Nhưng trong thực tế “việc đầu tư mở trường đại học không hơn và không khác việc mở một công ty mà vấn đề lợi nhuận là động lực duy nhất và mạnh mẽ nhất”.
Lên án hình thức trục lợi từ hoạt động này, ông Nghĩa đề nghị có biện pháp cụ thể hạn chế việc đầu tư mở trường đại học như một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận.
Đại biểu Phạm Phương Thảo là người sau cùng nhấn nút phát biểu của ngày hôm nay. Nêu dẫn chứng nhiều trường đại học có học phí rất cao nhưng xã hội vẫn chấp nhận, theo bà, phải tính lại khung học phí, không nên bình quân và không thể bao cấp cho toàn xã hội được.
Xác định rõ trách nhiệm
Trả lời câu hỏi của VnEconomy vào giờ giải lao của phiên họp sáng nay, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, qua giám sát và nhận thức của ngành thì “hoàn toàn không bi quan về giáo dục đại học”.
Tuy nhiên, không phải vị đại biểu nào cũng có cái nhìn lạc quan như vậy.
Theo đại biểu Lê Văn Cuông thì yếu kém, tiêu cực trong ngành giáo dục, đào tạo nói chung, đào tạo đại học, trên đại học nói riêng rất ít được quan tâm xem xét, giải quyết.
“Báo cáo không hề đề cập đến phần trách nhiệm thuộc về ai, một nội dung rất quan trọng mà trong bất kỳ báo cáo giám sát nào cũng phải có. Không có nội dung này nên cuối cùng không ai chịu trách nhiệm và tất cả đều vui vẻ, hòa cả làng".
Đại biểu Cuông đề nghị Quốc hội cần xác định rõ trách nhiệm Bộ trưởng trong việc “không tập trung đầu tư vào nhiệm vụ chính mà lại can thiệp quá sâu vào công việc của các trường, cho thành lập tràn lan các trường đại học, cao đẳng. Quá say sưa với dự án đào tạo 20.000 tiến sỹ, 4 trường đại học quốc tế, loay hoay phát động hết phong trào này đến phong trào khác".
Đại biểu Y Ngọc đánh giá “chúng ta đã phát triển giáo dục đại học bằng mọi giá, điều đó dẫn đến chúng ta càng phát triển thì càng mất cân đối”.
Thống nhất với nhiều nhận định chung của báo cáo giám sát, song không ít ý kiến đã nêu những ví dụ rất cụ thể để minh chứng cho những hạn chế cần khắc phục.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh nêu kết quả giám sát của đoàn về dự án Đại học quốc gia cho thấy mục tiêu là đến năm 2010 đào tạo 35 ngàn học sinh, nhưng đến tháng 1/2010 thì quy hoạch xây dựng đại học Quốc gia mới được phê chuẩn sau nhiều lần điều chỉnh.
Tổng số vốn đầu tư cho đại học Quốc gia cho đến nay là 880 tỷ đồng/tổng vốn dự toán là 29000 tỷ đồng. Hạng mục duy nhất đã đưa vào sử dụng là khối nhà công vụ nhưng cũng chưa hoàn chỉnh, chưa có một phân khu tái định cư nào được hoàn thành khi số hộ dân cần tái định cư là hơn 700 hộ, bà Thanh cho biết.
Các ý kiến phát biểu đều đề nghị nên ra nghị quyết sau giám sát đối với giáo dục đại học. Một số vị đại biểu đề xuất cụ thể là nghị quyết cần nêu rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp cũng như chế tài nhằm khắc phục những yếu kém tồn tại mà báo cáo giám sát Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nêu.
Cuối ngày thảo luận, sau 35 ý kiến, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cái gốc vẫn là phải sửa vấn đề quản lý. Chất lượng giáo dục và phát triển hệ thống giáo dục không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật sư phạm mà còn của quy luật quản lý hệ thống, quy luật về kinh tế, quy luật về lợi ích của xã hội và quy luật phát triển hoạt động khoa học công nghệ.
"Cho nên, việc sửa các yếu kém của giáo dục không phải chỉ sửa yếu kém trong hoạt động sư phạm mà hàng đầu chính là sửa các hoạt động quản lý để phù hợp với các quy luật đó".
"Bộ sẽ tập trung đổi mới trong khâu quản lý - quản lý Nhà nước cũng như quản lý trường - trong 3 năm từ giờ đến 2012, giáo dục đại học sẽ tốt lên", Phó thủ tướng khẳng định.
Đại biểu Trần Du Lịch phát biểu sau khi đã nghe 35 ý kiến khác và phát biểu của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tại phiên giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học của Quốc hội, trọn ngày hôm nay (7/6)
Không khuyến khích kinh doanh
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giáo dục đại học Việt Nam đang tồn tại không ít hạn chế, bất cập. Như, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chậm, thiếu đồng bộ, cụ thể, khả thi và chưa hoàn chỉnh.
Cạnh đó, việc thành lập, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng và mở ngành đào tạo còn dễ dãi. Hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế. Chất lượng giáo dục, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu…
Phần kết quả, báo cáo có nêu chính sách xã hội hóa đã huy động được nguồn lực lớn và đa dạng ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học.
Tuy nhiên, với một số vị đại biểu, đây chưa hẳn là điều đáng mừng. Theo đại biểu Lịch, giáo dục là việc của Nhà nước, không phải việc của thị trường, nếu để thị trường chi phối là thất bại.
Ông Lịch phân tích các trường tư thành công của Mỹ đều theo "định chế công phi lợi nhuận", tuy tổ chức thu học phí cao theo kiểu kinh doanh sinh lợi, nhà nước cũng không lấy thuế như một hình thức gián tiếp hỗ trợ, nhưng các thành viên hội đồng quản trị không bao giờ lấy cổ tức, toàn bộ lãi được tái đầu tư cho nhà trường.
“Chúng ta thiếu định chế công phi lợi nhuận, cần nghiên cứu đạo luật về định chế công cho giáo dục”, đại biểu Lịch đề nghị.
Trước đó, tại phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu Huỳnh Nghĩa phân tích: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đại học dân lập do các cá nhân, tập thể đầu tư xây dựng với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi.
Nhưng trong thực tế “việc đầu tư mở trường đại học không hơn và không khác việc mở một công ty mà vấn đề lợi nhuận là động lực duy nhất và mạnh mẽ nhất”.
Lên án hình thức trục lợi từ hoạt động này, ông Nghĩa đề nghị có biện pháp cụ thể hạn chế việc đầu tư mở trường đại học như một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận.
Đại biểu Phạm Phương Thảo là người sau cùng nhấn nút phát biểu của ngày hôm nay. Nêu dẫn chứng nhiều trường đại học có học phí rất cao nhưng xã hội vẫn chấp nhận, theo bà, phải tính lại khung học phí, không nên bình quân và không thể bao cấp cho toàn xã hội được.
Xác định rõ trách nhiệm
Trả lời câu hỏi của VnEconomy vào giờ giải lao của phiên họp sáng nay, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, qua giám sát và nhận thức của ngành thì “hoàn toàn không bi quan về giáo dục đại học”.
Tuy nhiên, không phải vị đại biểu nào cũng có cái nhìn lạc quan như vậy.
Theo đại biểu Lê Văn Cuông thì yếu kém, tiêu cực trong ngành giáo dục, đào tạo nói chung, đào tạo đại học, trên đại học nói riêng rất ít được quan tâm xem xét, giải quyết.
“Báo cáo không hề đề cập đến phần trách nhiệm thuộc về ai, một nội dung rất quan trọng mà trong bất kỳ báo cáo giám sát nào cũng phải có. Không có nội dung này nên cuối cùng không ai chịu trách nhiệm và tất cả đều vui vẻ, hòa cả làng".
Đại biểu Cuông đề nghị Quốc hội cần xác định rõ trách nhiệm Bộ trưởng trong việc “không tập trung đầu tư vào nhiệm vụ chính mà lại can thiệp quá sâu vào công việc của các trường, cho thành lập tràn lan các trường đại học, cao đẳng. Quá say sưa với dự án đào tạo 20.000 tiến sỹ, 4 trường đại học quốc tế, loay hoay phát động hết phong trào này đến phong trào khác".
Đại biểu Y Ngọc đánh giá “chúng ta đã phát triển giáo dục đại học bằng mọi giá, điều đó dẫn đến chúng ta càng phát triển thì càng mất cân đối”.
Thống nhất với nhiều nhận định chung của báo cáo giám sát, song không ít ý kiến đã nêu những ví dụ rất cụ thể để minh chứng cho những hạn chế cần khắc phục.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh nêu kết quả giám sát của đoàn về dự án Đại học quốc gia cho thấy mục tiêu là đến năm 2010 đào tạo 35 ngàn học sinh, nhưng đến tháng 1/2010 thì quy hoạch xây dựng đại học Quốc gia mới được phê chuẩn sau nhiều lần điều chỉnh.
Tổng số vốn đầu tư cho đại học Quốc gia cho đến nay là 880 tỷ đồng/tổng vốn dự toán là 29000 tỷ đồng. Hạng mục duy nhất đã đưa vào sử dụng là khối nhà công vụ nhưng cũng chưa hoàn chỉnh, chưa có một phân khu tái định cư nào được hoàn thành khi số hộ dân cần tái định cư là hơn 700 hộ, bà Thanh cho biết.
Các ý kiến phát biểu đều đề nghị nên ra nghị quyết sau giám sát đối với giáo dục đại học. Một số vị đại biểu đề xuất cụ thể là nghị quyết cần nêu rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp cũng như chế tài nhằm khắc phục những yếu kém tồn tại mà báo cáo giám sát Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nêu.
Cuối ngày thảo luận, sau 35 ý kiến, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cái gốc vẫn là phải sửa vấn đề quản lý. Chất lượng giáo dục và phát triển hệ thống giáo dục không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật sư phạm mà còn của quy luật quản lý hệ thống, quy luật về kinh tế, quy luật về lợi ích của xã hội và quy luật phát triển hoạt động khoa học công nghệ.
"Cho nên, việc sửa các yếu kém của giáo dục không phải chỉ sửa yếu kém trong hoạt động sư phạm mà hàng đầu chính là sửa các hoạt động quản lý để phù hợp với các quy luật đó".
"Bộ sẽ tập trung đổi mới trong khâu quản lý - quản lý Nhà nước cũng như quản lý trường - trong 3 năm từ giờ đến 2012, giáo dục đại học sẽ tốt lên", Phó thủ tướng khẳng định.