Giới chức Hy Lạp liên tiếp phát ngôn “gây sốc”
Liên tiếp vài ngày qua, giới chức Hy Lạp đã đưa ra những tuyên bố gây sốc về tình hình nợ nần của nước này
Liên tiếp vài ngày qua, giới chức Hy Lạp đã đưa ra những tuyên bố gây sốc về tình hình nợ nần của nước này. Tuy nhiên, thị trường có vẻ như đã quá quen với những phát biểu như vậy, nên mức độ phản ứng sau đó không quá lớn.
Ngay trong thông điệp đầu năm 2012, Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos đã cảnh báo một năm khó khăn phía trước đối với nước này. Phát biểu trên truyền hình, ông Papademos tuyên bố người dân Hy Lạp phải tiếp tục các nỗ lực với sự quyết tâm "để những hy sinh của cả nước không trở thành vô ích".
“Một năm đầy khó khăn đang ở phía trước. Hy Lạp phải tiếp tục những nỗ lực với sự quyết đoán để ở lại Khu vực đồng tiền chung, để đảm bảo không lãng phí sự hy sinh và không khiến cho cuộc khủng hoảng trở thành một sự phá sản thảm hại và mất kiểm soát, để trở lại với sự phát triển và giảm tỷ lệ thất nghiệp”, ông nói.
“Những quyết định đưa ra sẽ quyết định con đường của Hy Lạp trong những năm tới. Hy Lạp phải làm việc một cách cẩn trọng với các kế hoạch chi tiết và các mục tiêu rõ ràng. Với trách nhiệm và sự hợp tác, chúng ta có thể biến năm 2012 thành một năm của hy vọng”, Thủ tướng Papademos tuyên bố.
Theo ông Papademos, Chính phủ Hy Lạp đã áp đặt các biện pháp khắc khổ để đảm bảo rằng Hy Lạp tiếp tục được nhận cứu trợ quốc tế. Các biện pháp này đã dẫn đến các cuộc biểu tình và bạo loạn của người dân Hy Lạp trong bối cảnh thất nghiệp cao, thuế tăng, lương giảm và các dịch vụ chính phủ bị cắt giảm.
Tiếp đó, hôm 3/1, người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp, Pantelis Kapsis, lại tuyên bố rằng, nếu thỏa thuận cứu trợ mới không được ký, nước này có thể sẽ rời bỏ khỏi thị trường chung và chấm dứt sử dụng đồng Euro. Ông nói thêm rằng các cuộc thương thuyết trong vài tháng tới sẽ đóng vai trò quyết định.
Và mới nhất, hôm qua (4/1), Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos lại lên tiếng cảnh báo nước này đang đối mặt với nguy cơ "vỡ nợ không thể kiểm soát" vào tháng 3 tới, nếu các nghiệp đoàn và chủ lao động không thể nhanh chóng thống nhất về những biện pháp cắt giảm chi phí lao động để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tại một loạt cuộc họp với các đối tác trong phe xã hội, ông Papademos cho rằng vấn đề về lao động sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đối với nền kinh tế Hy Lạp vào cuối tháng này, vốn sẽ quyết định đến việc ký thỏa thuận cho gói cứu trợ tiếp theo.
"Nếu không có thỏa thuận này và nguồn tiền liên quan đến nó, Hy Lạp sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ không thể kiểm soát ngay trong tháng 3. Các đối tác phe xã hội phải hết sức nỗ lực trong quá trình thương lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy tỷ lệ việc làm”, ông Papademos tuyên bố.
Theo kế hoạch, các quan sát viên của nhóm bộ 3 gồm Ngân hàng Trung ương châu ÂU (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ủy ban châu Âu (EC) sẽ trở lại Athen vào giữa tháng này để kiểm tra tiến trình thực hiện cải cách, cũng như việc thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp.
Bên cạnh vấn đề nợ nần, tháng 4 năm nay, Hy Lạp sẽ tổ chức bầu cử sớm. Theo phát biểu hôm 27/12 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Evangelos Venizelos, “bầu cử sẽ được tổ chức vào cuối tháng 4”. Tuy nhiên, “tương lai đất nước sẽ được định đoạt từ ngày 16/1/2012 và khoảng 2, 3 tuần sau đó, thời gian diễn ra các cuộc đàm phán về chương trình mới."
Như vậy, tương lai của đất nước này sẽ được định đoạt trong một kế hoạch tái cơ cấu nợ dự kiến được công bố vào giữa tháng 1. Và chính phủ của Thủ tướng Papademos có nhiệm vụ đàm phán các phương thức trong thỏa thuận cứu trợ tài chính của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi tháng 10 và nhận được sự phê chuẩn của quốc hội.
Ngay trong thông điệp đầu năm 2012, Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos đã cảnh báo một năm khó khăn phía trước đối với nước này. Phát biểu trên truyền hình, ông Papademos tuyên bố người dân Hy Lạp phải tiếp tục các nỗ lực với sự quyết tâm "để những hy sinh của cả nước không trở thành vô ích".
“Một năm đầy khó khăn đang ở phía trước. Hy Lạp phải tiếp tục những nỗ lực với sự quyết đoán để ở lại Khu vực đồng tiền chung, để đảm bảo không lãng phí sự hy sinh và không khiến cho cuộc khủng hoảng trở thành một sự phá sản thảm hại và mất kiểm soát, để trở lại với sự phát triển và giảm tỷ lệ thất nghiệp”, ông nói.
“Những quyết định đưa ra sẽ quyết định con đường của Hy Lạp trong những năm tới. Hy Lạp phải làm việc một cách cẩn trọng với các kế hoạch chi tiết và các mục tiêu rõ ràng. Với trách nhiệm và sự hợp tác, chúng ta có thể biến năm 2012 thành một năm của hy vọng”, Thủ tướng Papademos tuyên bố.
Theo ông Papademos, Chính phủ Hy Lạp đã áp đặt các biện pháp khắc khổ để đảm bảo rằng Hy Lạp tiếp tục được nhận cứu trợ quốc tế. Các biện pháp này đã dẫn đến các cuộc biểu tình và bạo loạn của người dân Hy Lạp trong bối cảnh thất nghiệp cao, thuế tăng, lương giảm và các dịch vụ chính phủ bị cắt giảm.
Tiếp đó, hôm 3/1, người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp, Pantelis Kapsis, lại tuyên bố rằng, nếu thỏa thuận cứu trợ mới không được ký, nước này có thể sẽ rời bỏ khỏi thị trường chung và chấm dứt sử dụng đồng Euro. Ông nói thêm rằng các cuộc thương thuyết trong vài tháng tới sẽ đóng vai trò quyết định.
Và mới nhất, hôm qua (4/1), Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos lại lên tiếng cảnh báo nước này đang đối mặt với nguy cơ "vỡ nợ không thể kiểm soát" vào tháng 3 tới, nếu các nghiệp đoàn và chủ lao động không thể nhanh chóng thống nhất về những biện pháp cắt giảm chi phí lao động để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tại một loạt cuộc họp với các đối tác trong phe xã hội, ông Papademos cho rằng vấn đề về lao động sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đối với nền kinh tế Hy Lạp vào cuối tháng này, vốn sẽ quyết định đến việc ký thỏa thuận cho gói cứu trợ tiếp theo.
"Nếu không có thỏa thuận này và nguồn tiền liên quan đến nó, Hy Lạp sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ không thể kiểm soát ngay trong tháng 3. Các đối tác phe xã hội phải hết sức nỗ lực trong quá trình thương lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy tỷ lệ việc làm”, ông Papademos tuyên bố.
Theo kế hoạch, các quan sát viên của nhóm bộ 3 gồm Ngân hàng Trung ương châu ÂU (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ủy ban châu Âu (EC) sẽ trở lại Athen vào giữa tháng này để kiểm tra tiến trình thực hiện cải cách, cũng như việc thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp.
Bên cạnh vấn đề nợ nần, tháng 4 năm nay, Hy Lạp sẽ tổ chức bầu cử sớm. Theo phát biểu hôm 27/12 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Evangelos Venizelos, “bầu cử sẽ được tổ chức vào cuối tháng 4”. Tuy nhiên, “tương lai đất nước sẽ được định đoạt từ ngày 16/1/2012 và khoảng 2, 3 tuần sau đó, thời gian diễn ra các cuộc đàm phán về chương trình mới."
Như vậy, tương lai của đất nước này sẽ được định đoạt trong một kế hoạch tái cơ cấu nợ dự kiến được công bố vào giữa tháng 1. Và chính phủ của Thủ tướng Papademos có nhiệm vụ đàm phán các phương thức trong thỏa thuận cứu trợ tài chính của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi tháng 10 và nhận được sự phê chuẩn của quốc hội.