Quốc hội họp riêng, nghe báo cáo tình hình biển Đông
Có nhiều lo lắng của cử tri và nhân dân, trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông
Cuối chiều 20/5, các vị đại biểu Quốc hội nhận được chương trình kỳ họp thứ 9 đã được Quốc hội xem xét thông qua tại phiên trù bị, sáng 20/5.
Tại đây, có một điểm mới so với dự kiến chương trình kỳ họp trước khi nhấn nút biểu quyết.
Đó là, từ 16h ngày 5/6/2015, Quốc hội họp riêng, nghe báo cáo về tình hình biển Đông.
Điều chỉnh này xuất phát từ ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Sơn, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, khi Quốc hội cho ý kiến về chương trình kỳ họp.
Theo đại biểu Sơn, cử tri rất bức xúc về việc Trung Quốc rầm rộ xây đảo trên biển Đông. Vì vậy tại kỳ họp này, Quốc hội rất cần nghe Chính phủ báo cáo về tỉnh hình biển Đông, và thể hiện thái độ về việc này.
Đây là vấn đề cử tri rất quan tâm rất bức xúc và đại biểu Quốc hội cần phải quan tâm, ông Sơn nhấn mạnh.
Tiếp thu ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội nói sẽ bố trí vào thời gian thích hợp. Và như mọi lần khác, Quốc hội cũng sẽ họp riêng trong khoảng một tiếng về tình hình biển Đông.
Trước thềm kỳ họp này của Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội cũng đã gửi đến đoàn đại biểu Quốc hội Thủ đô bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị chứa đựng nhiều lo lắng của cử tri và nhân dân, trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Như, xây dựng bãi đá ngầm, xây đường băng trên quần đảo Trường Sa và dự kiến tiếp tục xây đảo nhân tạo trên biển Đông… Cử tri và nhân dân Thủ đô mong muốn Đảng và Nhà nước có biện pháp ngăn chặn và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những vi phạm đó,
Cử tri quận Cầu Giấy bày tỏ, thời gian qua, việc Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên đảo Gạc Ma và biến các đảo chìm thành đảo nổi là việc làm nguy hiểm đối với Việt Nam. Nhân dân đề nghị Chính phủ cần có phản ứng mạnh hơn, để tránh tiếp tục diễn ra những tình huống bất lợi tiếp theo.
Cử tri quận Tây Hồ đề nghị Quốc hội nghiên cứu thành lập Bộ Hải sản vì tình hình biển Đông ngày càng phức tạp, cần đề xuất các chính sách đầu tư bảo đảm cho ngư dân đủ điều kiện bám biển, khai thác tài nguyên và bảo vệ biển đảo.
Cử tri mong muốn Nhà nước xây dựng những ngư đoàn mạnh với nhiều tàu lớn, hiện đại, đi biển dài ngày. Ba bộ phận hải quân, cảnh sát biển, ngư đoàn hiệp đồng khi cần, bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc.
Tại đây, có một điểm mới so với dự kiến chương trình kỳ họp trước khi nhấn nút biểu quyết.
Đó là, từ 16h ngày 5/6/2015, Quốc hội họp riêng, nghe báo cáo về tình hình biển Đông.
Điều chỉnh này xuất phát từ ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Sơn, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, khi Quốc hội cho ý kiến về chương trình kỳ họp.
Theo đại biểu Sơn, cử tri rất bức xúc về việc Trung Quốc rầm rộ xây đảo trên biển Đông. Vì vậy tại kỳ họp này, Quốc hội rất cần nghe Chính phủ báo cáo về tỉnh hình biển Đông, và thể hiện thái độ về việc này.
Đây là vấn đề cử tri rất quan tâm rất bức xúc và đại biểu Quốc hội cần phải quan tâm, ông Sơn nhấn mạnh.
Tiếp thu ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội nói sẽ bố trí vào thời gian thích hợp. Và như mọi lần khác, Quốc hội cũng sẽ họp riêng trong khoảng một tiếng về tình hình biển Đông.
Trước thềm kỳ họp này của Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội cũng đã gửi đến đoàn đại biểu Quốc hội Thủ đô bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị chứa đựng nhiều lo lắng của cử tri và nhân dân, trước việc Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Như, xây dựng bãi đá ngầm, xây đường băng trên quần đảo Trường Sa và dự kiến tiếp tục xây đảo nhân tạo trên biển Đông… Cử tri và nhân dân Thủ đô mong muốn Đảng và Nhà nước có biện pháp ngăn chặn và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những vi phạm đó,
Cử tri quận Cầu Giấy bày tỏ, thời gian qua, việc Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên đảo Gạc Ma và biến các đảo chìm thành đảo nổi là việc làm nguy hiểm đối với Việt Nam. Nhân dân đề nghị Chính phủ cần có phản ứng mạnh hơn, để tránh tiếp tục diễn ra những tình huống bất lợi tiếp theo.
Cử tri quận Tây Hồ đề nghị Quốc hội nghiên cứu thành lập Bộ Hải sản vì tình hình biển Đông ngày càng phức tạp, cần đề xuất các chính sách đầu tư bảo đảm cho ngư dân đủ điều kiện bám biển, khai thác tài nguyên và bảo vệ biển đảo.
Cử tri mong muốn Nhà nước xây dựng những ngư đoàn mạnh với nhiều tàu lớn, hiện đại, đi biển dài ngày. Ba bộ phận hải quân, cảnh sát biển, ngư đoàn hiệp đồng khi cần, bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc.