Giữ thương hiệu Bibica đến cùng!
"Sau khi hợp tác với Bibica, Lotte đã xây dựng được hệ thống phân phối khá tốt"
Cương trực, thẳng thắn nhưng cũng rất sâu sát là nhận xét của nhân viên và đối tác về ông Trương Phú Chiến, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bibica.
Đó cũng là lợi thế để người đàn ông đứng đầu công ty bánh kẹo lớn thứ hai Việt Nam đưa công ty đi lên dù phía trước vẫn còn nhiều thách thức!
Gắn bó lâu dài
Vào Bibica từ khi mới tốt nghiệp đại học, Trương Phú Chiến đã không ngừng học hỏi, phấn đấu để ngày càng hoàn thiện mình hơn. Những cố gắng, kiên trì của ông đã được lãnh đạo Công ty Đường Biên Hòa đánh giá cao và đề bạt lên cấp quản lý rồi trở thành lãnh đạo chủ chốt của Công ty.
Năm 1999, sau khi Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hòa, ông được bổ nhiệm vào Hội đồng Quản trị.
Sau hơn một năm đổi tên, ông Chiến chính thức ngồi vào vị trí Tổng giám đốc của Bibica. Ông bảo mình sẽ gắn bó với công ty cho đến khi nào còn có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, lợi ích cho cổ đông và quyền lợi cho nhân viên.
Được biết, ông có thời gian thâm niên làm việc ở Bibica. Điều gì đã gắn ông với công ty này lâu đến vậy?
Tôi làm việc ở Bibica đến nay đã 25 năm. Bắt đầu từ một nhân viên bình thường cho đến vị trí tổng giám đốc. Tính tôi thích gắn bó, không muốn thay đổi và khi làm một công việc gì đó mà cảm thấy thích thú, say mê thì sẽ gắn bó lâu dài với nó.
Hơn nữa, môi trường làm việc của Công ty quá tốt, có nhiều điều kiện thăng tiến thì không lý gì để tôi rời bỏ nó.
Nhân viên và đối tác của Bibica đều có chung nhận xét rằng ông là người cương trực, rõ ràng và rất sâu sát. Những đức tính này có giúp ông trong việc điều hành công ty?
Với tôi, tất cả nhân viên phải biết tư duy trong công việc, chủ động kiểm soát công việc và quản lý chính mình. Tôi nghĩ, quản lý chính mình khó hơn rất nhiều khi phải quản lý người khác.
Khi công việc có thời gian hơn một ngày và cần hai người trở lên thì phải có kế hoạch cụ thể để biết được mình có cần sự hỗ trợ không.
Trong kinh doanh, đơn vị tính thời gian của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Ngành chứng khoán, điện tử người ta tính bằng giây còn công ty tôi tính bằng giờ. Nếu tính theo tuần, theo tháng thì mỗi năm chỉ có thể làm được vài việc và như thế sẽ khó mà thành công.
Tôi yêu cầu tất cả nhân viên phải có bảng báo cáo công việc hằng ngày. Báo cáo này không phải để cho lãnh đạo đọc, mà cho chính bản thân người nhân viên đó để họ có thể hệ thống và kiểm soát công việc của mình.
Nhờ áp dụng những nguyên tắc quản lý này mà công việc của công ty thực hiện tốt.
Ông có phương châm kinh doanh rất hay là: công khai - minh bạch - mang đến chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng và lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư?
Tôi nghĩ, đó cũng là điều tất yếu mà các doanh nghiệp chân chính đều nghĩ đến. Kinh doanh thì phải tăng trưởng và có lãi nhưng nếu doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc gia tăng về thị trường, doanh số thì đến lúc nào đó mọi người sẽ cảm thấy không khí và hoạt động của doanh nghiệp rất khô cứng.
Với tôi, kinh doanh không chỉ mang đến lợi ích cho công ty, cho người tiêu dùng mà còn đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Chúng tôi đặt mục tiêu trong 5 năm (2011-2015) sẽ đóng góp cho xã hội 100 phòng học và 1.000 suất học bổng cho các em học sinh nghèo ở những nơi khó khăn.
Bên cạnh việc xây trường, chúng tôi cũng tham gia chương trình xã hội mang đến nụ cười cho các bé bị sứt môi, hở hàm ếch. Năm 2010, Công ty đã tài trợ cho 10 em được phẫu thuật, trong năm nay, chúng tôi quyết tâm phải mang đến nụ cười cho 200 em.
Tôi tâm niệm rằng, mặc dù công ty tuân thủ các vấn đề về môi trường, chất thải nhưng trong sản xuất kinh doanh, chúng ta đã khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách gián tiếp thì doanh nghiệp cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống.
Khai thác và sử dụng tài nguyên của đất nước, của xã hội thì mình phải có trách nhiệm bù đắp lại bằng những hoạt động có ý nghĩa.
Ông quan niệm: cái gì người khác làm được thì mình làm được, ai cũng có khả năng, quan trọng là sử dụng khả năng đó cho đúng?
Theo tôi, mọi người ai cũng có năng lực cả. Khi ở giảng đường, họ được đào tạo như nhau, nên một ai đó làm được công việc này thì người khác cũng có thể làm được.
Vấn đề là anh có chịu tư duy, chịu suy nghĩ và cố gắng làm hay không mà thôi. Với tôi, tất cả nhân viên phải biết tự thể hiện mình, dám nghĩ, dám làm và không được thụ động chờ cấp trên giao công việc.
Ở công ty chúng tôi, mỗi đầu giờ sáng thứ Hai đều tổ chức lễ chào cờ. Sau đó, lãnh đạo sẽ dành 20 phút nói chuyện với nhân viên về công việc, về các vấn đề xã hội, về mối quan hệ trong công ty, về văn hóa doanh nghiệp...
Với những nhân viên không tuân thủ quy định của công ty, chúng tôi sẽ nói chuyện riêng. Đây là những trao đổi thẳng thắn, chân tình, hết sức cởi mở để họ rút kinh nghiệm chứ không phải áp đặt.
Vững tin vượt khó
Năm 2009, với mong muốn học hỏi kinh nghiệm, tận dụng công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn trên thế giới để mở rộng hoạt động và phát triển công ty, Bibica đã hợp tác với Lotte.
Thế nhưng, hiệu quả của sự hợp tác này chưa làm hài lòng những người gắn bó với Công ty. Ngược lại, tham vọng của Lotte muốn biến Bibica thành công ty con đã tạo ra những áp lực nặng nề cho lãnh đạo của Bibica.
Bằng những chính sách linh hoạt và mềm dẻo, ông Trương Phú Chiến và lãnh đạo phía Việt Nam đã không để ý định của đối tác trở thành hiện thực.
Năm 2009, việc Lotte đầu tư vào Bibica là một sự kiện lớn trong ngành bánh kẹo cả nước. Sau khi hợp tác với Lotte, Bibica đã có những thay đổi như thế nào, thưa ông?
Lotte là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn, có nhà máy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Họ có trung tâm nghiên cứu phát triển khá mạnh và bề dày kinh nghiệm về sản xuất bánh kẹo.
Trong khi đó, Bibica tuy chỉ tham gia lĩnh vực này từ năm 1994 nhưng đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng trong cả nước. Chúng tôi muốn học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất của đối tác và ngược lại họ cũng muốn dựa vào hệ thống phân phối của chúng tôi để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam.
Thật sự là trong gần bốn năm qua, sự hợp tác giữa hai bên vẫn chưa tốt. Mới chỉ có một dây chuyền sản xuất bánh Lotte Pie hoạt động và hiệu quả của dây chuyền này mang lại chưa cao.
Từ năm 2008 đến nay, tuy doanh số tăng cao (năm 2008 đạt 579 tỷ đồng, năm 2011 lên 1.020 tỷ đồng) nhưng chủ yếu là do nội lực của Bibica. Thành công của Bibica thực chất là đến từ ban điều hành của chúng tôi hơn là từ việc hợp tác với đối tác nước ngoài.
Vào Việt Nam khá lâu nhưng thị trường của Lotte không có gì, nhưng sau khi hợp tác với Bibica họ đã xây dựng được hệ thống phân phối khá tốt.
Trên thực tế, rất nhiều sự hợp tác đã tan rã vì mâu thuẫn về quyền lợi. Còn tại Bibica, đã có lúc phía đối tác muốn đổi tên công ty để biến Bibica thành công ty con của họ. Trước tình thế này, ông có lo lắng cho tương lai của Bibica?
Trong hợp tác thì phải đảm bảo quyền lợi và sự tôn trọng giữa hai bên. Tuy nhiên, phía Lotte lại muốn đặt quyền lợi của họ lên trên và muốn biến Bibica trở thành công ty con để họ có quyền kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động của Công ty.
Lotte chỉ là cổ đông lớn của Bibica, muốn hợp tác bền vững, lâu dài thì phải chú trọng đến quyền lợi của hai bên và một khi quyền lợi không ngang bằng thì chắc chắn sẽ không bền.
Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ cổ phần phía Việt Nam vẫn cao hơn đối tác Hàn Quốc nên tôi nghĩ không dễ để Lotte thực hiện được mục tiêu của mình.
Trước tham vọng của đối tác, là người điều hành công ty, ông đã làm gì để Lotte không đạt được mục đích?
Chúng tôi kêu gọi các cổ đông Việt Nam hợp lực lại để bảo vệ thương hiệu Bibica. Muốn vậy, Công ty phải hoạt động kinh doanh hiệu quả để các cổ đông Việt Nam tín nhiệm và ủng hộ để có tỷ lệ cổ phần đảm bảo sự cân bằng giữa Bibica và Lotte thì hợp tác mới bền vững.
Nếu đối tác đặt lợi ích của mình lên trên và hai bên không có định hướng chung thì công ty rất khó phát triển, sẽ bất lợi cho cả hai bên. Nguyên tắc đầu tiên trong Hội đồng Quản trị của Bibica là sự đồng thuận.
Khi không có sự đồng thuận từ các thành viên của Hội đồng Quản trị, chúng tôi sẽ thuyết phục, giải thích để họ hiểu và chấp nhận. Chỉ khi nào việc thuyết phục vẫn bất thành thì chúng tôi mới áp dụng nguyên tắc đa số.
Mục tiêu phát triển
Dù đang phải đối mặt với áp lực từ đối tác và những khó khăn của nền kinh tế, nhưng 4 năm nay, Bibica vẫn liên tục mở rộng đầu tư.
Từ việc xây dựng dây chuyền sản xuất bánh Choco Pie tại nhà máy Bibica miền Đông cho đến việc xây dựng nhà máy mới ở Hưng Yên. Tất cả đều nhằm mục đích đưa Bibica trở thành thương hiệu bánh kẹo dẫn đầu thị trường.
Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là đóng cửa nhưng ông lại cho rằng đây là cơ hội để phát triển. Bibica đã tận dụng cơ hội này như thế nào, thưa ông?
Khi kinh tế phát triển thì điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp đều giống nhau. Trong thời điểm khó khăn, nếu doanh nghiệp phát triển được thì đó là cơ hội để vượt lên và chúng tôi chọn cách này để đầu tư.
Định hướng như thế nên năm 2008, Bibica dù rất khó khăn về tài chính nhưng vẫn xúc tiến đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Lotte Pie. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm, chúng tôi đều đầu tư từ 1-2 dây chuyền mới.
Thông thường khi gặp khó khăn, các doanh nghiệp đều co cụm, không đầu tư và cắt giảm các hoạt động để bảo toàn vốn. Nếu tất cả doanh nghiệp đều làm như vậy thì kinh tế Việt Nam sẽ đi xuống và khi phục hồi chắc chắn sẽ thiếu hụt nguồn cung khiến thị trường biến động, giá cả tăng.
Năm nay, Bibica đầu tư 2 dây chuyền sản xuất mới. Dự kiến, năm 2013, 2 dây chuyền này mang về cho Công ty thêm 150 tỷ đồng và thị phần của Công ty tăng lên 15%. Nếu khai thác hết 100% công suất, thị phần của Bibica sẽ tăng lên 30% thị phần.
Ông từng đặt mục tiêu đưa Bibica trở thành công ty dẫn đầu trong ngành bánh kẹo Việt Nam. Vậy là ông đã vạch ra một chiến lược phát triển, một lộ trình đi lên khá chắc chắn cho Bibica?
Tầm nhìn của Công ty đến năm 2018 sẽ trở thành đơn vị dẫn đầu ngành bánh kẹo Việt Nam. Để đạt được điều đó, chúng tôi phải tăng quy mô, tăng điểm bán hàng và độ phủ.
Và trước đó thì các nhà máy mới đã được đầu tư xây dựng. Khi nhà máy ở Hưng Yên đi vào hoạt động, sản lượng của Bibica có thể tăng gấp đôi. Ngoài ra, nếu Bibica đạt khoảng 250.000 điểm bán hàng, mục tiêu đứng đầu thị trường có thể thành hiện thực.
Bên cạnh nhà máy sản xuất, chúng tôi đầu tư vào các công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại mà cụ thể là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Cách đây 7 năm, Bibica xây dựng thành công hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp Oracle, hiện nay, đang nâng cấp phiên bản R12.
Việc ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp như văn phòng điện tử COS, nay đã chuyển sang sử dụng MOF có sử dụng chữ ký điện tử, hệ thống phần mềm quản lý bán hàng toàn quốc... đã giúp Bibca linh động và hiệu quả hơn trong việc quản lý con người, thời gian và nơi làm việc.
Nghe nói không chỉ sản xuất bánh kẹo, Bibica đang hướng đến các sản phẩm mang đến sức khỏe cho người tiêu dùng?
Đúng vậy, không chỉ sản xuất bánh kẹo, Bibica đang tạo ra nhóm sản phẩm dinh dưỡng cho những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, máu nhiễm mỡ...
Những bệnh đó thực chất không phải do người ta tạo ra mà do phát triển của xã hội. Hiện chúng tôi có nhiều dòng sản phẩm gồm ngũ cốc, sữa, bánh cho trẻ ăn dặm...
Nói đến Bibica thì người ta chỉ nghĩ đến bánh kẹo chứ không biết có bánh dinh dưỡng, vậy trong thời gian tới, Bibica có chính sách gì để quảng bá nhóm sản phẩm này?
Trước đây, nhóm sản phẩm này được bán chung với nhóm sản phẩm bánh kẹo bình thường. Hiện nay, doanh số của nhóm sản phẩm này chỉ chiếm 10% trong tổng doanh thu của Công ty.
Tuy nhiên, xác định đây là nhóm sản phẩm quan trọng trong tương lai nên chúng tôi xây dựng hệ thống bán hàng riêng. Trước mắt, chúng tôi sẽ mở những cửa hàng riêng cho nhóm hàng dinh dưỡng ở Tp.HCM, Hà Nội và mở rộng ra 6 thành phố lớn khác.
Sản phẩm của Bibica được nghiên cứu trên thể trạng của người Việt Nam nên phù hợp với người Việt Nam và có tác dụng thực sự. Trong qúy 4 này, những cửa hàng bánh dinh dưỡng của Bibica sẽ chính thức có mặt trên thị trường.
(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn)
Đó cũng là lợi thế để người đàn ông đứng đầu công ty bánh kẹo lớn thứ hai Việt Nam đưa công ty đi lên dù phía trước vẫn còn nhiều thách thức!
Gắn bó lâu dài
Vào Bibica từ khi mới tốt nghiệp đại học, Trương Phú Chiến đã không ngừng học hỏi, phấn đấu để ngày càng hoàn thiện mình hơn. Những cố gắng, kiên trì của ông đã được lãnh đạo Công ty Đường Biên Hòa đánh giá cao và đề bạt lên cấp quản lý rồi trở thành lãnh đạo chủ chốt của Công ty.
Năm 1999, sau khi Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hòa, ông được bổ nhiệm vào Hội đồng Quản trị.
Sau hơn một năm đổi tên, ông Chiến chính thức ngồi vào vị trí Tổng giám đốc của Bibica. Ông bảo mình sẽ gắn bó với công ty cho đến khi nào còn có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, lợi ích cho cổ đông và quyền lợi cho nhân viên.
Được biết, ông có thời gian thâm niên làm việc ở Bibica. Điều gì đã gắn ông với công ty này lâu đến vậy?
Tôi làm việc ở Bibica đến nay đã 25 năm. Bắt đầu từ một nhân viên bình thường cho đến vị trí tổng giám đốc. Tính tôi thích gắn bó, không muốn thay đổi và khi làm một công việc gì đó mà cảm thấy thích thú, say mê thì sẽ gắn bó lâu dài với nó.
Hơn nữa, môi trường làm việc của Công ty quá tốt, có nhiều điều kiện thăng tiến thì không lý gì để tôi rời bỏ nó.
Nhân viên và đối tác của Bibica đều có chung nhận xét rằng ông là người cương trực, rõ ràng và rất sâu sát. Những đức tính này có giúp ông trong việc điều hành công ty?
Với tôi, tất cả nhân viên phải biết tư duy trong công việc, chủ động kiểm soát công việc và quản lý chính mình. Tôi nghĩ, quản lý chính mình khó hơn rất nhiều khi phải quản lý người khác.
Khi công việc có thời gian hơn một ngày và cần hai người trở lên thì phải có kế hoạch cụ thể để biết được mình có cần sự hỗ trợ không.
Trong kinh doanh, đơn vị tính thời gian của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Ngành chứng khoán, điện tử người ta tính bằng giây còn công ty tôi tính bằng giờ. Nếu tính theo tuần, theo tháng thì mỗi năm chỉ có thể làm được vài việc và như thế sẽ khó mà thành công.
Tôi yêu cầu tất cả nhân viên phải có bảng báo cáo công việc hằng ngày. Báo cáo này không phải để cho lãnh đạo đọc, mà cho chính bản thân người nhân viên đó để họ có thể hệ thống và kiểm soát công việc của mình.
Nhờ áp dụng những nguyên tắc quản lý này mà công việc của công ty thực hiện tốt.
Ông có phương châm kinh doanh rất hay là: công khai - minh bạch - mang đến chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng và lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư?
Tôi nghĩ, đó cũng là điều tất yếu mà các doanh nghiệp chân chính đều nghĩ đến. Kinh doanh thì phải tăng trưởng và có lãi nhưng nếu doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc gia tăng về thị trường, doanh số thì đến lúc nào đó mọi người sẽ cảm thấy không khí và hoạt động của doanh nghiệp rất khô cứng.
Với tôi, kinh doanh không chỉ mang đến lợi ích cho công ty, cho người tiêu dùng mà còn đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Chúng tôi đặt mục tiêu trong 5 năm (2011-2015) sẽ đóng góp cho xã hội 100 phòng học và 1.000 suất học bổng cho các em học sinh nghèo ở những nơi khó khăn.
Bên cạnh việc xây trường, chúng tôi cũng tham gia chương trình xã hội mang đến nụ cười cho các bé bị sứt môi, hở hàm ếch. Năm 2010, Công ty đã tài trợ cho 10 em được phẫu thuật, trong năm nay, chúng tôi quyết tâm phải mang đến nụ cười cho 200 em.
Tôi tâm niệm rằng, mặc dù công ty tuân thủ các vấn đề về môi trường, chất thải nhưng trong sản xuất kinh doanh, chúng ta đã khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách gián tiếp thì doanh nghiệp cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống.
Khai thác và sử dụng tài nguyên của đất nước, của xã hội thì mình phải có trách nhiệm bù đắp lại bằng những hoạt động có ý nghĩa.
Ông quan niệm: cái gì người khác làm được thì mình làm được, ai cũng có khả năng, quan trọng là sử dụng khả năng đó cho đúng?
Theo tôi, mọi người ai cũng có năng lực cả. Khi ở giảng đường, họ được đào tạo như nhau, nên một ai đó làm được công việc này thì người khác cũng có thể làm được.
Vấn đề là anh có chịu tư duy, chịu suy nghĩ và cố gắng làm hay không mà thôi. Với tôi, tất cả nhân viên phải biết tự thể hiện mình, dám nghĩ, dám làm và không được thụ động chờ cấp trên giao công việc.
Ở công ty chúng tôi, mỗi đầu giờ sáng thứ Hai đều tổ chức lễ chào cờ. Sau đó, lãnh đạo sẽ dành 20 phút nói chuyện với nhân viên về công việc, về các vấn đề xã hội, về mối quan hệ trong công ty, về văn hóa doanh nghiệp...
Với những nhân viên không tuân thủ quy định của công ty, chúng tôi sẽ nói chuyện riêng. Đây là những trao đổi thẳng thắn, chân tình, hết sức cởi mở để họ rút kinh nghiệm chứ không phải áp đặt.
Vững tin vượt khó
Năm 2009, với mong muốn học hỏi kinh nghiệm, tận dụng công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn trên thế giới để mở rộng hoạt động và phát triển công ty, Bibica đã hợp tác với Lotte.
Thế nhưng, hiệu quả của sự hợp tác này chưa làm hài lòng những người gắn bó với Công ty. Ngược lại, tham vọng của Lotte muốn biến Bibica thành công ty con đã tạo ra những áp lực nặng nề cho lãnh đạo của Bibica.
Bằng những chính sách linh hoạt và mềm dẻo, ông Trương Phú Chiến và lãnh đạo phía Việt Nam đã không để ý định của đối tác trở thành hiện thực.
Năm 2009, việc Lotte đầu tư vào Bibica là một sự kiện lớn trong ngành bánh kẹo cả nước. Sau khi hợp tác với Lotte, Bibica đã có những thay đổi như thế nào, thưa ông?
Lotte là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn, có nhà máy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Họ có trung tâm nghiên cứu phát triển khá mạnh và bề dày kinh nghiệm về sản xuất bánh kẹo.
Trong khi đó, Bibica tuy chỉ tham gia lĩnh vực này từ năm 1994 nhưng đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng trong cả nước. Chúng tôi muốn học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất của đối tác và ngược lại họ cũng muốn dựa vào hệ thống phân phối của chúng tôi để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam.
Thật sự là trong gần bốn năm qua, sự hợp tác giữa hai bên vẫn chưa tốt. Mới chỉ có một dây chuyền sản xuất bánh Lotte Pie hoạt động và hiệu quả của dây chuyền này mang lại chưa cao.
Từ năm 2008 đến nay, tuy doanh số tăng cao (năm 2008 đạt 579 tỷ đồng, năm 2011 lên 1.020 tỷ đồng) nhưng chủ yếu là do nội lực của Bibica. Thành công của Bibica thực chất là đến từ ban điều hành của chúng tôi hơn là từ việc hợp tác với đối tác nước ngoài.
Vào Việt Nam khá lâu nhưng thị trường của Lotte không có gì, nhưng sau khi hợp tác với Bibica họ đã xây dựng được hệ thống phân phối khá tốt.
Trên thực tế, rất nhiều sự hợp tác đã tan rã vì mâu thuẫn về quyền lợi. Còn tại Bibica, đã có lúc phía đối tác muốn đổi tên công ty để biến Bibica thành công ty con của họ. Trước tình thế này, ông có lo lắng cho tương lai của Bibica?
Trong hợp tác thì phải đảm bảo quyền lợi và sự tôn trọng giữa hai bên. Tuy nhiên, phía Lotte lại muốn đặt quyền lợi của họ lên trên và muốn biến Bibica trở thành công ty con để họ có quyền kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động của Công ty.
Lotte chỉ là cổ đông lớn của Bibica, muốn hợp tác bền vững, lâu dài thì phải chú trọng đến quyền lợi của hai bên và một khi quyền lợi không ngang bằng thì chắc chắn sẽ không bền.
Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ cổ phần phía Việt Nam vẫn cao hơn đối tác Hàn Quốc nên tôi nghĩ không dễ để Lotte thực hiện được mục tiêu của mình.
Trước tham vọng của đối tác, là người điều hành công ty, ông đã làm gì để Lotte không đạt được mục đích?
Chúng tôi kêu gọi các cổ đông Việt Nam hợp lực lại để bảo vệ thương hiệu Bibica. Muốn vậy, Công ty phải hoạt động kinh doanh hiệu quả để các cổ đông Việt Nam tín nhiệm và ủng hộ để có tỷ lệ cổ phần đảm bảo sự cân bằng giữa Bibica và Lotte thì hợp tác mới bền vững.
Nếu đối tác đặt lợi ích của mình lên trên và hai bên không có định hướng chung thì công ty rất khó phát triển, sẽ bất lợi cho cả hai bên. Nguyên tắc đầu tiên trong Hội đồng Quản trị của Bibica là sự đồng thuận.
Khi không có sự đồng thuận từ các thành viên của Hội đồng Quản trị, chúng tôi sẽ thuyết phục, giải thích để họ hiểu và chấp nhận. Chỉ khi nào việc thuyết phục vẫn bất thành thì chúng tôi mới áp dụng nguyên tắc đa số.
Mục tiêu phát triển
Dù đang phải đối mặt với áp lực từ đối tác và những khó khăn của nền kinh tế, nhưng 4 năm nay, Bibica vẫn liên tục mở rộng đầu tư.
Từ việc xây dựng dây chuyền sản xuất bánh Choco Pie tại nhà máy Bibica miền Đông cho đến việc xây dựng nhà máy mới ở Hưng Yên. Tất cả đều nhằm mục đích đưa Bibica trở thành thương hiệu bánh kẹo dẫn đầu thị trường.
Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là đóng cửa nhưng ông lại cho rằng đây là cơ hội để phát triển. Bibica đã tận dụng cơ hội này như thế nào, thưa ông?
Khi kinh tế phát triển thì điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp đều giống nhau. Trong thời điểm khó khăn, nếu doanh nghiệp phát triển được thì đó là cơ hội để vượt lên và chúng tôi chọn cách này để đầu tư.
Định hướng như thế nên năm 2008, Bibica dù rất khó khăn về tài chính nhưng vẫn xúc tiến đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Lotte Pie. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm, chúng tôi đều đầu tư từ 1-2 dây chuyền mới.
Thông thường khi gặp khó khăn, các doanh nghiệp đều co cụm, không đầu tư và cắt giảm các hoạt động để bảo toàn vốn. Nếu tất cả doanh nghiệp đều làm như vậy thì kinh tế Việt Nam sẽ đi xuống và khi phục hồi chắc chắn sẽ thiếu hụt nguồn cung khiến thị trường biến động, giá cả tăng.
Năm nay, Bibica đầu tư 2 dây chuyền sản xuất mới. Dự kiến, năm 2013, 2 dây chuyền này mang về cho Công ty thêm 150 tỷ đồng và thị phần của Công ty tăng lên 15%. Nếu khai thác hết 100% công suất, thị phần của Bibica sẽ tăng lên 30% thị phần.
Ông từng đặt mục tiêu đưa Bibica trở thành công ty dẫn đầu trong ngành bánh kẹo Việt Nam. Vậy là ông đã vạch ra một chiến lược phát triển, một lộ trình đi lên khá chắc chắn cho Bibica?
Tầm nhìn của Công ty đến năm 2018 sẽ trở thành đơn vị dẫn đầu ngành bánh kẹo Việt Nam. Để đạt được điều đó, chúng tôi phải tăng quy mô, tăng điểm bán hàng và độ phủ.
Và trước đó thì các nhà máy mới đã được đầu tư xây dựng. Khi nhà máy ở Hưng Yên đi vào hoạt động, sản lượng của Bibica có thể tăng gấp đôi. Ngoài ra, nếu Bibica đạt khoảng 250.000 điểm bán hàng, mục tiêu đứng đầu thị trường có thể thành hiện thực.
Bên cạnh nhà máy sản xuất, chúng tôi đầu tư vào các công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại mà cụ thể là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Cách đây 7 năm, Bibica xây dựng thành công hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp Oracle, hiện nay, đang nâng cấp phiên bản R12.
Việc ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp như văn phòng điện tử COS, nay đã chuyển sang sử dụng MOF có sử dụng chữ ký điện tử, hệ thống phần mềm quản lý bán hàng toàn quốc... đã giúp Bibca linh động và hiệu quả hơn trong việc quản lý con người, thời gian và nơi làm việc.
Nghe nói không chỉ sản xuất bánh kẹo, Bibica đang hướng đến các sản phẩm mang đến sức khỏe cho người tiêu dùng?
Đúng vậy, không chỉ sản xuất bánh kẹo, Bibica đang tạo ra nhóm sản phẩm dinh dưỡng cho những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, máu nhiễm mỡ...
Những bệnh đó thực chất không phải do người ta tạo ra mà do phát triển của xã hội. Hiện chúng tôi có nhiều dòng sản phẩm gồm ngũ cốc, sữa, bánh cho trẻ ăn dặm...
Nói đến Bibica thì người ta chỉ nghĩ đến bánh kẹo chứ không biết có bánh dinh dưỡng, vậy trong thời gian tới, Bibica có chính sách gì để quảng bá nhóm sản phẩm này?
Trước đây, nhóm sản phẩm này được bán chung với nhóm sản phẩm bánh kẹo bình thường. Hiện nay, doanh số của nhóm sản phẩm này chỉ chiếm 10% trong tổng doanh thu của Công ty.
Tuy nhiên, xác định đây là nhóm sản phẩm quan trọng trong tương lai nên chúng tôi xây dựng hệ thống bán hàng riêng. Trước mắt, chúng tôi sẽ mở những cửa hàng riêng cho nhóm hàng dinh dưỡng ở Tp.HCM, Hà Nội và mở rộng ra 6 thành phố lớn khác.
Sản phẩm của Bibica được nghiên cứu trên thể trạng của người Việt Nam nên phù hợp với người Việt Nam và có tác dụng thực sự. Trong qúy 4 này, những cửa hàng bánh dinh dưỡng của Bibica sẽ chính thức có mặt trên thị trường.
(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn)