Gỗ huỳnh đàn sẽ hạ sốt vì... sắp khai mạc Olympic Bắc Kinh!
Giữa lúc nhiều người bị xoay trong cơn lốc giá đua nhau trồng cây huỳnh đàn thì thị trường loại gỗ quý hiếm này lại diễn tiến khó hiểu
Giữa lúc người dân miệt rừng vùng duyên hải Nam Trung Bộ bị xoay trong cơn lốc giá đua nhau trồng cây huỳnh đàn thì thị trường loại gỗ quý hiếm này lại diễn tiến khó hiểu.
Từ đầu tháng 9 đến nay, giới lùng sục mua gom không còn chịu thu các loại gỗ huỳnh đàn vụn như lan can chân kệ tủ bàn nữa mà chỉ mua loại gỗ tấm như cửa, tủ, giường, phản... Phải chăng gỗ huỳnh đàn đang trong chiều hướng hạ sốt?
Sự cố trên đây gắn liền với sự bí ẩn về giá trị sử dụng của loại gỗ hiện tại rất quý hiếm này. Gỗ huỳnh đàn tự thân có mùi thơm quý phái, nếu đốt lên hương liệu càng thoảng lâu. Giải thích về nguyên nhân sốt giá, nhiều dư luận phỏng đoán nó được dùng để xay thành bột sử dụng trong việc ướp xác hoặc gắn với các nghi thức tôn giáo khi tẩm liệu.
Từ lúc xảy ra cơn sốt đầu năm 2006, giới thu gom mua cả rễ cây, gốc vụn... với giá thu mua có khi đã lên đến 500.000 đ/kg. Còn nay, thương lái không thu nữa, dù là 100.000 đ/kg đối với chân kệ, thanh lan can...
Phải chăng hương liệu không còn đóng yếu tố quyết định? Nhiều dân thu gom cũng nói rằng từ những năm 90, khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ thì các loại gỗ nhóm 1 như hương, trắc, gụ... vẫn được giá nhất. Nhiều nhà đặt làm tủ bàn bằng gỗ hương, tiệm mộc vẫn ăn gian bằng cách tráo vào đó loại gỗ huỳnh đàn. Lúc này giá trị huỳnh đàn so với gỗ hương cũng chỉ một tám một mười, như trọng lượng 2 loại.
Vậy mà về sau, giá huỳnh đàn bỗng nhiên tăng vọt, có lúc ngang với báu vật. Có những thương lái dám mua giường, sập gỗ huỳnh đàn với giá lên đến 3-5 triệu đồng/kg, tức khoảng 3-5 tỷ đồng/m3.
Kỳ hạn Olympic quốc tế?
Một chuyên gia trong làng kinh doanh tủ bàn ghế gỗ "bật mí": Trung Quốc là nơi duy nhất cần mua gỗ huỳnh đàn với giá "ngất trời" như vậy. Mục đích là để phục chế, tu bổ các lăng tẩm xưa vốn làm bằng gỗ huỳnh đàn (vì gỗ này ẩn hương liệu quý). Nay, các loại phù điêu, hình khối chạm trổ đã đủ nên nhu cầu gỗ vụn không còn nữa mà chủ hàng chỉ cần mua gỗ tấm. Nhưng mục đích của việc mua này để làm gì?
Lời giải thích của nhà kinh doanh này khiến nhiều bậc thức giả phải "giật mình": "Năm 2008 tại Trung Quốc sẽ diễn ra Olympic quốc tế. Các đền đài lăng tẩm vốn làm bằng gỗ huỳnh đàn cần được tu bổ để thu hút khách du lịch (?!)".
Nếu đúng như vậy, nhu cầu gỗ huỳnh đàn tấm cũng sẽ không còn sốt nữa khi việc tu bổ được hoàn tất (trước khi Olympic 2008 khai mạc). Đó là lẽ đương nhiên của quy luật thị trường.
Cơ hội cho ngành lâm nghiệp?
Cây huỳnh đàn thuộc họ đậu, là cây gỗ đa mục tiêu, được dùng làm cây che bóng vườn chè, cà phê, vừa để lấy gỗ, khai thác hương liệu, và có nơi như ở thủ đô Hà Nội, Yên Bái... nó còn được "vô tình" trồng làm cây đường phố. Cho dù cơn sốt giá có thể đi qua, nhưng loài cây đa lợi ích như vậy rất đáng nên nhân giống và trồng. Cây huỳnh đàn có thể tạo giống từ hạt, từ dăm cành.
Tại Quảng Ngãi, Phú Yên, hiện nay có nhà kinh doanh mua giống cây huỳnh đàn từ Gia Lai, Kon Tum đem về dưỡng, bán cây giống cao 30-40 cm với giá đến 25.000-30.000 đồng/cây, trong khi giá cây giống tại các Công ty giống lâm nghiệp ở Bình Định chỉ 6.000 đồng.
Người có đất rừng bị cuốn trong cơn lốc nên cứ mua mà không thẩm định. Kết quả gỗ hàng chục năm sau như thế nào chưa ai biết. Huỳnh đàn cũng như cây giáng hương có tới 4-5 loài, từ hương mật, bài, mía, đến hương bã. Chất và hình dáng vân gỗ có giá trị khác nhau.
Nhưng nhân cơn biến động giá gỗ huỳnh đàn như hiện nay, thiết nghĩ ngành lâm nghiệp rất nên quan tâm, vừa kinh doanh, vừa giải thích giá trị từng loại cây gỗ quý và hướng dẫn người dân trồng các loại cây gỗ đa mục tiêu.
Từ đầu tháng 9 đến nay, giới lùng sục mua gom không còn chịu thu các loại gỗ huỳnh đàn vụn như lan can chân kệ tủ bàn nữa mà chỉ mua loại gỗ tấm như cửa, tủ, giường, phản... Phải chăng gỗ huỳnh đàn đang trong chiều hướng hạ sốt?
Sự cố trên đây gắn liền với sự bí ẩn về giá trị sử dụng của loại gỗ hiện tại rất quý hiếm này. Gỗ huỳnh đàn tự thân có mùi thơm quý phái, nếu đốt lên hương liệu càng thoảng lâu. Giải thích về nguyên nhân sốt giá, nhiều dư luận phỏng đoán nó được dùng để xay thành bột sử dụng trong việc ướp xác hoặc gắn với các nghi thức tôn giáo khi tẩm liệu.
Từ lúc xảy ra cơn sốt đầu năm 2006, giới thu gom mua cả rễ cây, gốc vụn... với giá thu mua có khi đã lên đến 500.000 đ/kg. Còn nay, thương lái không thu nữa, dù là 100.000 đ/kg đối với chân kệ, thanh lan can...
Phải chăng hương liệu không còn đóng yếu tố quyết định? Nhiều dân thu gom cũng nói rằng từ những năm 90, khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ thì các loại gỗ nhóm 1 như hương, trắc, gụ... vẫn được giá nhất. Nhiều nhà đặt làm tủ bàn bằng gỗ hương, tiệm mộc vẫn ăn gian bằng cách tráo vào đó loại gỗ huỳnh đàn. Lúc này giá trị huỳnh đàn so với gỗ hương cũng chỉ một tám một mười, như trọng lượng 2 loại.
Vậy mà về sau, giá huỳnh đàn bỗng nhiên tăng vọt, có lúc ngang với báu vật. Có những thương lái dám mua giường, sập gỗ huỳnh đàn với giá lên đến 3-5 triệu đồng/kg, tức khoảng 3-5 tỷ đồng/m3.
Kỳ hạn Olympic quốc tế?
Một chuyên gia trong làng kinh doanh tủ bàn ghế gỗ "bật mí": Trung Quốc là nơi duy nhất cần mua gỗ huỳnh đàn với giá "ngất trời" như vậy. Mục đích là để phục chế, tu bổ các lăng tẩm xưa vốn làm bằng gỗ huỳnh đàn (vì gỗ này ẩn hương liệu quý). Nay, các loại phù điêu, hình khối chạm trổ đã đủ nên nhu cầu gỗ vụn không còn nữa mà chủ hàng chỉ cần mua gỗ tấm. Nhưng mục đích của việc mua này để làm gì?
Lời giải thích của nhà kinh doanh này khiến nhiều bậc thức giả phải "giật mình": "Năm 2008 tại Trung Quốc sẽ diễn ra Olympic quốc tế. Các đền đài lăng tẩm vốn làm bằng gỗ huỳnh đàn cần được tu bổ để thu hút khách du lịch (?!)".
Nếu đúng như vậy, nhu cầu gỗ huỳnh đàn tấm cũng sẽ không còn sốt nữa khi việc tu bổ được hoàn tất (trước khi Olympic 2008 khai mạc). Đó là lẽ đương nhiên của quy luật thị trường.
Cơ hội cho ngành lâm nghiệp?
Cây huỳnh đàn thuộc họ đậu, là cây gỗ đa mục tiêu, được dùng làm cây che bóng vườn chè, cà phê, vừa để lấy gỗ, khai thác hương liệu, và có nơi như ở thủ đô Hà Nội, Yên Bái... nó còn được "vô tình" trồng làm cây đường phố. Cho dù cơn sốt giá có thể đi qua, nhưng loài cây đa lợi ích như vậy rất đáng nên nhân giống và trồng. Cây huỳnh đàn có thể tạo giống từ hạt, từ dăm cành.
Tại Quảng Ngãi, Phú Yên, hiện nay có nhà kinh doanh mua giống cây huỳnh đàn từ Gia Lai, Kon Tum đem về dưỡng, bán cây giống cao 30-40 cm với giá đến 25.000-30.000 đồng/cây, trong khi giá cây giống tại các Công ty giống lâm nghiệp ở Bình Định chỉ 6.000 đồng.
Người có đất rừng bị cuốn trong cơn lốc nên cứ mua mà không thẩm định. Kết quả gỗ hàng chục năm sau như thế nào chưa ai biết. Huỳnh đàn cũng như cây giáng hương có tới 4-5 loài, từ hương mật, bài, mía, đến hương bã. Chất và hình dáng vân gỗ có giá trị khác nhau.
Nhưng nhân cơn biến động giá gỗ huỳnh đàn như hiện nay, thiết nghĩ ngành lâm nghiệp rất nên quan tâm, vừa kinh doanh, vừa giải thích giá trị từng loại cây gỗ quý và hướng dẫn người dân trồng các loại cây gỗ đa mục tiêu.