Góc nhìn: “Lần đầu tiên” của Eximbank sau hai năm xáo trộn
Cuối cùng, Eximbank đã tổ chức xong phiên họp đại hội đồng cổ đông sau hai năm không thành
Đến khoảng 14h30 chiều 21/4, phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) kết thúc. Sau hai năm, đích đến đầu tiên đã có.
Đó có phải là phiên đại hội thành công hay không?
Với những ai chờ đợi một sự chộn rộn, hay lộn xộn như lần tổ chức không thành năm ngoái thì hẳn đã hụt hẫng. Đại hội diễn ra trong trật tự, không khí có phần chùng xuống.
Với một số cổ đông và nhà đầu tư, trên cơ sở lợi ích và yêu cầu của riêng họ, có thể chưa hài lòng và thỏa mãn về giải đáp một số điểm thắc mắc về tài chính, các dự án hay kế hoạch lớn, cũng như thất vọng với trước mắt tiếp tục không có cổ tức.
Nhưng, xét về lợi ích chung của ngân hàng và rộng hơn là cả hệ thống ngân hàng, đây là một đại hội thành công. Bởi lẽ, sau hai năm, Eximbank đã đạt đích đến đầu tiên của dự án “Eximbank Mới”: đó là sự đồng thuận.
Sau hai năm thất bại trong việc tổ chức đại hội đồng cổ đông, tất cả các cổ đông, các nhóm cổ đông Eximbank lần đầu tiên đã tìm được tiếng nói chung để cùng ngồi với nhau để nhìn về một hướng là thông qua kế hoạch, định hướng kinh doanh, dù quan điểm giữa các nhóm cổ đông có thể khác nhau.
Những năm gần đây, Eximbank có nhiều xáo trộn về cơ cấu thượng tầng, xuất phát từ đan xen giữa các nhóm cổ đông lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng khó ổn định để củng cố hoạt động kinh doanh, khó khăn càng thêm khó khăn.
Nay, như trên, tất cả đã tìm được tiếng nói chung để đồng thuận, thông qua kế hoạch, định hướng kinh doanh, tức là cùng vì lợi ích chung của ngân hàng. Và cập nhật tại đại hội, lượng tiền gửi vào Eximbank trong quý 1/2017 tăng rất mạnh đang là chỗ dựa cho sự đồng thuận đó.
Đặt ngược lại, nếu các nhóm cổ đông lớn tiếp tục không dung hòa được tiếng nói, tiếp tục có xáo trộn và đại hội tiếp tục bất thành, Eximbank sẽ càng mất uy tín với cổ đông và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh trên thị trường. Khó khăn càng thêm khó, và một thành viên có quy mô tổng tài sản khoảng 130.000 tỷ nếu càng lung lay sẽ càng ảnh hưởng đến hệ thống các ngân hàng nói chung.
Cùng với sự đồng thuận trên, điểm chốt lại qua đại hội là cơ cấu Hội đồng Quản trị tiếp tục giữ ổn định mà không có xáo trộn lớn, ngoài thay đổi người từ đối tác chiến lược nước ngoài. Ổn định này cần thiết cho một Eximbank đang tìm hướng trở lại, nhưng không có nghĩa loại trừ quyền lợi của những nhóm cổ đông nào đó, vì theo quy định và điều lệ họ hoàn toàn có thể đề xuất và ứng cử, qua đại hội bất thường, miễn là đảm bảo theo yêu cầu xét duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng có thể có cổ đông hụt hẫng và chưa hài lòng, vì các kế hoạch lớn bất ngờ bị rút tại đại hội. Eximbank rút tờ trình kế hoạch thoái vốn tại Sacombank, rút tờ trình xin chủ trương chuyển địa điểm trụ sở chính…
Đó là những kế hoạch lớn, nhưng lại linh hoạt được trong quy trình.
Kế hoạch thoái vốn tại Sacombank nằm trong sự chủ động của Eximbank, hoàn toàn có thể thông qua tại đại hội bất thường hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản… Và việc rút tờ trình này cũng không quá quan trọng, do kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, nhưng lại tùy thuộc vào yếu tố thị trường, tình hình hoạt động và giá cổ phiếu Sacombank, và đây là giao dịch lô lớn, nên thời điểm và quyết định càng phải cân nhắc.
Tương tự, dự án trụ sở chính có quy mô tổng đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, càng cần được đánh giá, chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng hơn, cũng như có thể nhanh chóng xin ý kiến cổ đông khi đã sẵn sàng.
Như trên, qua đại hội này, đích đến lớn nhất là các nhóm cổ đông đã ngồi lại với nhau, cùng đồng thuận và thông qua kế hoạch, định hướng hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu nhân sự trước mắt có sự ổn định thay vì tiếp tục những xáo trộn như những năm qua.
Con thuyền Eximbank theo đó bớt lộn xộn tay chèo, có đồng thuận như trên để bớt chòng chành, mà đây là lợi ích chung của ngân hàng - điều đã bị tổn thương rõ những năm gần đây.
Đó có phải là phiên đại hội thành công hay không?
Với những ai chờ đợi một sự chộn rộn, hay lộn xộn như lần tổ chức không thành năm ngoái thì hẳn đã hụt hẫng. Đại hội diễn ra trong trật tự, không khí có phần chùng xuống.
Với một số cổ đông và nhà đầu tư, trên cơ sở lợi ích và yêu cầu của riêng họ, có thể chưa hài lòng và thỏa mãn về giải đáp một số điểm thắc mắc về tài chính, các dự án hay kế hoạch lớn, cũng như thất vọng với trước mắt tiếp tục không có cổ tức.
Nhưng, xét về lợi ích chung của ngân hàng và rộng hơn là cả hệ thống ngân hàng, đây là một đại hội thành công. Bởi lẽ, sau hai năm, Eximbank đã đạt đích đến đầu tiên của dự án “Eximbank Mới”: đó là sự đồng thuận.
Sau hai năm thất bại trong việc tổ chức đại hội đồng cổ đông, tất cả các cổ đông, các nhóm cổ đông Eximbank lần đầu tiên đã tìm được tiếng nói chung để cùng ngồi với nhau để nhìn về một hướng là thông qua kế hoạch, định hướng kinh doanh, dù quan điểm giữa các nhóm cổ đông có thể khác nhau.
Những năm gần đây, Eximbank có nhiều xáo trộn về cơ cấu thượng tầng, xuất phát từ đan xen giữa các nhóm cổ đông lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng khó ổn định để củng cố hoạt động kinh doanh, khó khăn càng thêm khó khăn.
Nay, như trên, tất cả đã tìm được tiếng nói chung để đồng thuận, thông qua kế hoạch, định hướng kinh doanh, tức là cùng vì lợi ích chung của ngân hàng. Và cập nhật tại đại hội, lượng tiền gửi vào Eximbank trong quý 1/2017 tăng rất mạnh đang là chỗ dựa cho sự đồng thuận đó.
Đặt ngược lại, nếu các nhóm cổ đông lớn tiếp tục không dung hòa được tiếng nói, tiếp tục có xáo trộn và đại hội tiếp tục bất thành, Eximbank sẽ càng mất uy tín với cổ đông và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh trên thị trường. Khó khăn càng thêm khó, và một thành viên có quy mô tổng tài sản khoảng 130.000 tỷ nếu càng lung lay sẽ càng ảnh hưởng đến hệ thống các ngân hàng nói chung.
Cùng với sự đồng thuận trên, điểm chốt lại qua đại hội là cơ cấu Hội đồng Quản trị tiếp tục giữ ổn định mà không có xáo trộn lớn, ngoài thay đổi người từ đối tác chiến lược nước ngoài. Ổn định này cần thiết cho một Eximbank đang tìm hướng trở lại, nhưng không có nghĩa loại trừ quyền lợi của những nhóm cổ đông nào đó, vì theo quy định và điều lệ họ hoàn toàn có thể đề xuất và ứng cử, qua đại hội bất thường, miễn là đảm bảo theo yêu cầu xét duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng có thể có cổ đông hụt hẫng và chưa hài lòng, vì các kế hoạch lớn bất ngờ bị rút tại đại hội. Eximbank rút tờ trình kế hoạch thoái vốn tại Sacombank, rút tờ trình xin chủ trương chuyển địa điểm trụ sở chính…
Đó là những kế hoạch lớn, nhưng lại linh hoạt được trong quy trình.
Kế hoạch thoái vốn tại Sacombank nằm trong sự chủ động của Eximbank, hoàn toàn có thể thông qua tại đại hội bất thường hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản… Và việc rút tờ trình này cũng không quá quan trọng, do kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, nhưng lại tùy thuộc vào yếu tố thị trường, tình hình hoạt động và giá cổ phiếu Sacombank, và đây là giao dịch lô lớn, nên thời điểm và quyết định càng phải cân nhắc.
Tương tự, dự án trụ sở chính có quy mô tổng đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, càng cần được đánh giá, chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng hơn, cũng như có thể nhanh chóng xin ý kiến cổ đông khi đã sẵn sàng.
Như trên, qua đại hội này, đích đến lớn nhất là các nhóm cổ đông đã ngồi lại với nhau, cùng đồng thuận và thông qua kế hoạch, định hướng hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu nhân sự trước mắt có sự ổn định thay vì tiếp tục những xáo trộn như những năm qua.
Con thuyền Eximbank theo đó bớt lộn xộn tay chèo, có đồng thuận như trên để bớt chòng chành, mà đây là lợi ích chung của ngân hàng - điều đã bị tổn thương rõ những năm gần đây.