Goldman Sachs: “Giá hàng hóa cơ bản sẽ sớm giảm trở lại”
Ngân hàng Goldman Sachs dự báo đợt phục hồi đang diễn ra đối với nhiều loại hàng hóa cơ bản sẽ sớm đảo chiều
Ngân hàng Goldman Sachs dự báo đợt phục hồi đang diễn ra đối với nhiều loại hàng hóa cơ bản từ quặng sắt tới vàng sẽ sớm đảo chiều, đồng thời cho rằng giá đồng và nhôm sẽ giảm tới 20% trong vòng 1 năm tới.
Theo hãng tin Bloomberg, trong một báo cáo ra ngày 8/3, các chuyên gia của Goldman Sachs nói rằng bất kỳ sự tăng giá hàng hóa cơ bản nào sẽ nhanh chóng đẩy nguồn cung các mặt hàng này gia tăng. Goldman Sachs tiếp tục giữ quan điểm bi quan về giá vàng, nói việc giá quặng sắt tăng vọt chỉ là nhất thời, và tái khẳng định dự báo giá dầu sẽ dao động trong khoảng 20-40 USD/thùng.
Báo cáo cũng cho rằng đây là thời điểm tốt để đặt cược vào sự giảm giá của đồng và nhôm.
“Mức giá cao hơn khó có thể được duy trì trên một thị trường đang chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố nguồn cung, bởi nguồn cung có xu hướng gia tăng khi giá tăng”, báo cáo của Goldman Sachs có đoạn viết.
Quặng sắt là loại hàng hóa cơ bản mới nhất có sự phục hồi giá ấn tượng. Trong phiên giao dịch ngày 7/3, giá quặng sắt tăng gần 20%, mạnh chưa từng có trong lịch sử, sau khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phát tín hiệu sẵn sàng có biện pháp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá đồng thế giới tái lập mốc 5.000 USD/oz, trong khi giá dầu đạt mức cao nhất trong 2 tháng.
Giá vàng đang ở mức cao nhất trong hơn 1 năm. Giá platinum cũng vượt mốc 1.000 USD/oz sau khi tăng 2,2% trong phiên ngày 7/3.
Theo Goldman Sachs, việc giá quặng sắt tăng vọt là kết quả của việc giá sắt tăng trước khi Trung Quốc bước vào mùa xây dựng cao điểm.
“Sự thiếu hụt nguồn cung sắt có thể được lấp đầy một cách dễ dàng, và giá quặng sắt lại chịu áp lực giảm mới”, theo báo cáo. “Các yếu tố cơ bản trên thị trường không hề thay đổi và đợt tăng giá gần đây chỉ là nhất thời trước khi các mỏ quặng có chi phí sản xuất cao phải giảm sản lượng để nhường chỗ cho các mỏ có chi phí sản xuất thấp”.
Báo cáo cho rằng các yếu tố dẫn tới sự sụt giảm của giá kim loại trên toàn cầu trong 5 năm qua vẫn còn đó. “Với giá kim loại đang tăng mạnh và các yếu tố nền tảng vẫn còn rất yếu, chúng tôi khuyến nghị các nhà sản xuất và đầu tư nên thực thi các biện pháp phòng hộ và xem xét bán khống đồng và nhôm trong tháng tới”, báo cáo có đoạn viết.
Giá đồng tại Sở Giao dịch kim loại London hiện đã tăng khoảng 14% so với mức đáy thiết lập vào giữa tháng 1, lên mức gần 4.950 USD/tấn. Giá nhôm cũng tăng khoảng 10% kể từ ngày 12/1, lên hơn 1.590 USD/tấn.
Theo Goldman Sachs, trong 12 tháng tới, giá đồng có thể giảm về mức 4.000 USD/tấn, và giá nhôm có thể giảm về 1.350 USD/tấn.
Giá quặng sắt được ngân hàng này dự báo sẽ về mức 35 USD/tấn, từ mức gần 64 USD/tấn hiện nay.
“Nhìn chung, chúng tôi cho rằng khả năng phục hồi bền vững nhu cầu của Trung Quốc trong năm 2016-2017 là thấp”, báo cáo của Goldman Sachs viết.
Về dầu thô, báo cáo cho rằng thị trường vẫn đang dư cung và giá cần phải ở mức thấp để nguồn cung giảm đáng kể và thị trường đạt được sự tái cân bằng. “Chỉ sự thiếu hụt nguồn cung dầu vật chất thực sự mới có thể tạo ra được một đợt phục hồi bền vững kéo dài nhiều tháng”, báo cáo nhận định.
Goldman Sachs cũng giữ nguyên khuyến nghị bán khống vàng và nói rằng các dữ liệu kinh tế của Mỹ nhiều khả năng sẽ củng cố sức mạnh cho đồng USD, theo đó kéo giá vàng xuống mức 1.100 USD/oz mà ngân hàng này dự báo giá vàng trong ngắn hạn, từ mức khoảng 1.270 USD/oz hiện nay.
Theo hãng tin Bloomberg, trong một báo cáo ra ngày 8/3, các chuyên gia của Goldman Sachs nói rằng bất kỳ sự tăng giá hàng hóa cơ bản nào sẽ nhanh chóng đẩy nguồn cung các mặt hàng này gia tăng. Goldman Sachs tiếp tục giữ quan điểm bi quan về giá vàng, nói việc giá quặng sắt tăng vọt chỉ là nhất thời, và tái khẳng định dự báo giá dầu sẽ dao động trong khoảng 20-40 USD/thùng.
Báo cáo cũng cho rằng đây là thời điểm tốt để đặt cược vào sự giảm giá của đồng và nhôm.
“Mức giá cao hơn khó có thể được duy trì trên một thị trường đang chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố nguồn cung, bởi nguồn cung có xu hướng gia tăng khi giá tăng”, báo cáo của Goldman Sachs có đoạn viết.
Quặng sắt là loại hàng hóa cơ bản mới nhất có sự phục hồi giá ấn tượng. Trong phiên giao dịch ngày 7/3, giá quặng sắt tăng gần 20%, mạnh chưa từng có trong lịch sử, sau khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phát tín hiệu sẵn sàng có biện pháp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá đồng thế giới tái lập mốc 5.000 USD/oz, trong khi giá dầu đạt mức cao nhất trong 2 tháng.
Giá vàng đang ở mức cao nhất trong hơn 1 năm. Giá platinum cũng vượt mốc 1.000 USD/oz sau khi tăng 2,2% trong phiên ngày 7/3.
Theo Goldman Sachs, việc giá quặng sắt tăng vọt là kết quả của việc giá sắt tăng trước khi Trung Quốc bước vào mùa xây dựng cao điểm.
“Sự thiếu hụt nguồn cung sắt có thể được lấp đầy một cách dễ dàng, và giá quặng sắt lại chịu áp lực giảm mới”, theo báo cáo. “Các yếu tố cơ bản trên thị trường không hề thay đổi và đợt tăng giá gần đây chỉ là nhất thời trước khi các mỏ quặng có chi phí sản xuất cao phải giảm sản lượng để nhường chỗ cho các mỏ có chi phí sản xuất thấp”.
Báo cáo cho rằng các yếu tố dẫn tới sự sụt giảm của giá kim loại trên toàn cầu trong 5 năm qua vẫn còn đó. “Với giá kim loại đang tăng mạnh và các yếu tố nền tảng vẫn còn rất yếu, chúng tôi khuyến nghị các nhà sản xuất và đầu tư nên thực thi các biện pháp phòng hộ và xem xét bán khống đồng và nhôm trong tháng tới”, báo cáo có đoạn viết.
Giá đồng tại Sở Giao dịch kim loại London hiện đã tăng khoảng 14% so với mức đáy thiết lập vào giữa tháng 1, lên mức gần 4.950 USD/tấn. Giá nhôm cũng tăng khoảng 10% kể từ ngày 12/1, lên hơn 1.590 USD/tấn.
Theo Goldman Sachs, trong 12 tháng tới, giá đồng có thể giảm về mức 4.000 USD/tấn, và giá nhôm có thể giảm về 1.350 USD/tấn.
Giá quặng sắt được ngân hàng này dự báo sẽ về mức 35 USD/tấn, từ mức gần 64 USD/tấn hiện nay.
“Nhìn chung, chúng tôi cho rằng khả năng phục hồi bền vững nhu cầu của Trung Quốc trong năm 2016-2017 là thấp”, báo cáo của Goldman Sachs viết.
Về dầu thô, báo cáo cho rằng thị trường vẫn đang dư cung và giá cần phải ở mức thấp để nguồn cung giảm đáng kể và thị trường đạt được sự tái cân bằng. “Chỉ sự thiếu hụt nguồn cung dầu vật chất thực sự mới có thể tạo ra được một đợt phục hồi bền vững kéo dài nhiều tháng”, báo cáo nhận định.
Goldman Sachs cũng giữ nguyên khuyến nghị bán khống vàng và nói rằng các dữ liệu kinh tế của Mỹ nhiều khả năng sẽ củng cố sức mạnh cho đồng USD, theo đó kéo giá vàng xuống mức 1.100 USD/oz mà ngân hàng này dự báo giá vàng trong ngắn hạn, từ mức khoảng 1.270 USD/oz hiện nay.