“Hà Nội chưa tạm dừng hoạt động karaoke”
Karaoke là hoạt động vui chơi giải trí cho cả khách du lịch và dân tại chỗ, “nhưng làm gì cũng phải an toàn”
Hôm 7/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung nói thành phố đang cân nhắc việc ra chỉ thị tạm dừng toàn bộ hoạt động karaoke đến hết năm 2016, để rà soát điều kiện hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ này.
Sáng 8/11, trao đổi với báo chí, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, Hà Nội vẫn chưa quyết định tạm dừng, mà chỉ mới có quyết định đi rà soát, kiểm tra.
Ông cũng thông tin thêm, sau vụ cháy quán karaoke gây chết 13 người vừa qua tại Hà Nội, rất nhiều quán karaoke cũng tự giác dừng hoạt động. Hà Nội không cấp phép mới cho các quán karaoke, đang rà soát tất cả các quận, huyện trên toàn thành phố, cơ sở nào vi phạm thì xử lý dừng.
Ông cũng nhấn mạnh, karaoke là hoạt động vui chơi giải trí cho cả khách du lịch và tại chỗ, “nhưng làm gì cũng phải an toàn”.
Vụ việc vừa qua, theo Bí thư, cho thấy rất nhiều cơ sở kinh doanh karaoke không đảm bảo yêu cầu. Việc rà soát kiểm tra rất cần thiết, bởi vì sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. “Lúc lặp lại thì thảm họa lớn lắm. Sự cố vừa rồi là bài học rất sâu sắc”, ông Hải nói.
“Trông thì rất bình thường, nhưng xảy ra sự cố không cách gì tiếp cận được. Nhà chỉ có một mặt thoáng, nhà ống như thế thì làm sao có thể chấp nhận được. Đến lúc bị một cái thì ân hận, thì xong rồi, nên phải cương quyết làm”, Bí thư Hà Nội nói thêm.
Theo ông thì thành phố càng đông dân càng rủi ro lớn, trước đây chúng ta không để ý lắm, giờ các hoạt động vui chơi ca nhạc cũng phải tính đến, rồi hầm để xe, siêu thị… Bất cứ chỗ tập trung đông người nào, quản lý đô thị đều phải ý thức chuyện này.
Luật sư Nguyễn Chiến - đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội - cũng đồng tình là sau một loạt vụ cháy nổ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại tới tính mạng và tài sản của người dân, thì cần thiết phải rà soát các cơ sở này, đảm bảo điều kiện kinh doanh đúng luật và an toàn tính mạng, tài sản người dân.
Nhưng theo luật sư, việc dừng thời gian nào, bao lâu cần phải cân nhắc.
Ông Chiến cho rằng việc xem xét, chấn chỉnh lại những cơ sở kinh doanh trong việc tuân thủ quy định của pháp luật không có gì trái luật. Việc này tuy có ảnh hưởng tạm thời trong thời gian nhất định, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, công ăn việc làm… nhưng không có nghĩa là vi phạm pháp luật.
Nếu để các cơ sở kinh doanh không đảm bảo các điều kiện thì sẽ tiếp tục xảy ra những hậu quả gây thiệt hại tính mạng, tài sản người dân. Theo ông thì các doanh nghiệp nên ủng hộ chủ trương này.
“Khi cơ sở kinh doanh có điều kiện nhận thức rồi nhưng chưa bảo đảm thì cần có quyết định tạm dừng để kiểm tra, rà soát. Còn việc dừng thời gian bao lâu, cần nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để bảo đảm quyền tự do hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, quyền làm việc của người lao động cũng như an toàn tính mạng, sức khoẻ của người dân”, ông Chiến nêu quan điểm.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) cho rằng, trong tình huống khẩn cấp thì chính quyền địa phương có thể áp dụng chế tài tạm ngưng hoạt động kinh doanh nào đó trên địa bàn, để kiểm tra, rà soát lại. Việc làm này cũng vì lợi ích, đảm bảo an toàn cho cộng đồng, người dân.
Ông Nghĩa nêu ví dụ, vừa rồi Hà Nội áp dụng mô hình phố đi bộ, hạn chế giờ kinh doanh của quán bar, nhà hàng… cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng sau một thời gian áp dụng thì người dân, dư luận lại ủng hộ.
Đề xuất tạm ngừng hoạt động kinh doanh karaoke tại Hà Nội lần này, theo đại biểu Nghĩa, là phải dựa trên nguyên tắc chung là đưa ra thời hạn cụ thể, không được kéo dài; không vi phạm quyền tự do kinh doanh đã được hiến định và không để cán bộ cấp dưới lợi dụng tình huống này gây nhũng nhiễu, tiêu cực với người đầu tư, kinh doanh lĩnh vực này.
Sáng 8/11, trao đổi với báo chí, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, Hà Nội vẫn chưa quyết định tạm dừng, mà chỉ mới có quyết định đi rà soát, kiểm tra.
Ông cũng thông tin thêm, sau vụ cháy quán karaoke gây chết 13 người vừa qua tại Hà Nội, rất nhiều quán karaoke cũng tự giác dừng hoạt động. Hà Nội không cấp phép mới cho các quán karaoke, đang rà soát tất cả các quận, huyện trên toàn thành phố, cơ sở nào vi phạm thì xử lý dừng.
Ông cũng nhấn mạnh, karaoke là hoạt động vui chơi giải trí cho cả khách du lịch và tại chỗ, “nhưng làm gì cũng phải an toàn”.
Vụ việc vừa qua, theo Bí thư, cho thấy rất nhiều cơ sở kinh doanh karaoke không đảm bảo yêu cầu. Việc rà soát kiểm tra rất cần thiết, bởi vì sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. “Lúc lặp lại thì thảm họa lớn lắm. Sự cố vừa rồi là bài học rất sâu sắc”, ông Hải nói.
“Trông thì rất bình thường, nhưng xảy ra sự cố không cách gì tiếp cận được. Nhà chỉ có một mặt thoáng, nhà ống như thế thì làm sao có thể chấp nhận được. Đến lúc bị một cái thì ân hận, thì xong rồi, nên phải cương quyết làm”, Bí thư Hà Nội nói thêm.
Theo ông thì thành phố càng đông dân càng rủi ro lớn, trước đây chúng ta không để ý lắm, giờ các hoạt động vui chơi ca nhạc cũng phải tính đến, rồi hầm để xe, siêu thị… Bất cứ chỗ tập trung đông người nào, quản lý đô thị đều phải ý thức chuyện này.
Luật sư Nguyễn Chiến - đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội - cũng đồng tình là sau một loạt vụ cháy nổ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại tới tính mạng và tài sản của người dân, thì cần thiết phải rà soát các cơ sở này, đảm bảo điều kiện kinh doanh đúng luật và an toàn tính mạng, tài sản người dân.
Nhưng theo luật sư, việc dừng thời gian nào, bao lâu cần phải cân nhắc.
Ông Chiến cho rằng việc xem xét, chấn chỉnh lại những cơ sở kinh doanh trong việc tuân thủ quy định của pháp luật không có gì trái luật. Việc này tuy có ảnh hưởng tạm thời trong thời gian nhất định, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, công ăn việc làm… nhưng không có nghĩa là vi phạm pháp luật.
Nếu để các cơ sở kinh doanh không đảm bảo các điều kiện thì sẽ tiếp tục xảy ra những hậu quả gây thiệt hại tính mạng, tài sản người dân. Theo ông thì các doanh nghiệp nên ủng hộ chủ trương này.
“Khi cơ sở kinh doanh có điều kiện nhận thức rồi nhưng chưa bảo đảm thì cần có quyết định tạm dừng để kiểm tra, rà soát. Còn việc dừng thời gian bao lâu, cần nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để bảo đảm quyền tự do hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, quyền làm việc của người lao động cũng như an toàn tính mạng, sức khoẻ của người dân”, ông Chiến nêu quan điểm.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) cho rằng, trong tình huống khẩn cấp thì chính quyền địa phương có thể áp dụng chế tài tạm ngưng hoạt động kinh doanh nào đó trên địa bàn, để kiểm tra, rà soát lại. Việc làm này cũng vì lợi ích, đảm bảo an toàn cho cộng đồng, người dân.
Ông Nghĩa nêu ví dụ, vừa rồi Hà Nội áp dụng mô hình phố đi bộ, hạn chế giờ kinh doanh của quán bar, nhà hàng… cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng sau một thời gian áp dụng thì người dân, dư luận lại ủng hộ.
Đề xuất tạm ngừng hoạt động kinh doanh karaoke tại Hà Nội lần này, theo đại biểu Nghĩa, là phải dựa trên nguyên tắc chung là đưa ra thời hạn cụ thể, không được kéo dài; không vi phạm quyền tự do kinh doanh đã được hiến định và không để cán bộ cấp dưới lợi dụng tình huống này gây nhũng nhiễu, tiêu cực với người đầu tư, kinh doanh lĩnh vực này.