Hà Nội đề xuất bỏ đồng xèng trong các “casino”
Các trò chơi điện tử đang kinh doanh đều là loại máy mới, không sử dụng đồng tiền quy ước (đồng xèng)
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội vừa có báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Theo đó, tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài với tổng số 355 máy, của các công ty gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (60 máy), Công ty Liên doanh khách sạn Hà Nội Fortuna (47 máy), Công ty TNHH SAS- CTAMAD (89 máy), Chi nhánh Câu lạc bộ Việt Kiều thuộc Công ty Giải trí Việt Hải Đăng (56 máy), Công ty liên doanh Khách sạn Hà Nội (65 máy) và Công ty Roxy Việt Nam (38 máy).
Theo cơ quan chức năng, qua báo cáo của các doanh nghiệp và thực tế quản lý, thẩm định cho thấy, các trò chơi điện tử đang kinh doanh đều là loại máy mới, hiện đại, không sử dụng đồng tiền quy ước (đồng xèng), mà được quản lý trả thưởng qua hệ thống máy tính.
Do đó, nếu đối chiếu theo quyết định 32/2003 của Thủ tướng thì kinh doanh trò chơi điện tử phải có đồng tiền quy ước, tức đồng xèng thì không còn phù hợp với thực tế.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát tại các tỉnh, thành phố lớn có hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, nắm tình hình thực tế, từ đó đưa ra ý kiến góp ý để sửa đổi, điều chỉnh văn bản và biện pháp quản lý phù hợp với thực tế của hoạt động này.
Liên quan đến hoạt động trò chơi điện tử có thưởng, mới đây, Tòa án Nhân dân quận 1 (Tp.HCM) đã xét xử và tuyên thắng kiện đối với nguyên đơn ông Ly Sam (Việt kiều Mỹ), yêu cầu Công ty Đại Dương phải trả 55,5 triệu USD cho ông Sam sau khi ông này được một máy “đánh bạc” của câu lạc bộ Palazzo, nằm trong khách sạn Sheraton thông báo ông này trúng thưởng số tiền nói trên.
Theo đó, tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài với tổng số 355 máy, của các công ty gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (60 máy), Công ty Liên doanh khách sạn Hà Nội Fortuna (47 máy), Công ty TNHH SAS- CTAMAD (89 máy), Chi nhánh Câu lạc bộ Việt Kiều thuộc Công ty Giải trí Việt Hải Đăng (56 máy), Công ty liên doanh Khách sạn Hà Nội (65 máy) và Công ty Roxy Việt Nam (38 máy).
Theo cơ quan chức năng, qua báo cáo của các doanh nghiệp và thực tế quản lý, thẩm định cho thấy, các trò chơi điện tử đang kinh doanh đều là loại máy mới, hiện đại, không sử dụng đồng tiền quy ước (đồng xèng), mà được quản lý trả thưởng qua hệ thống máy tính.
Do đó, nếu đối chiếu theo quyết định 32/2003 của Thủ tướng thì kinh doanh trò chơi điện tử phải có đồng tiền quy ước, tức đồng xèng thì không còn phù hợp với thực tế.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát tại các tỉnh, thành phố lớn có hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, nắm tình hình thực tế, từ đó đưa ra ý kiến góp ý để sửa đổi, điều chỉnh văn bản và biện pháp quản lý phù hợp với thực tế của hoạt động này.
Liên quan đến hoạt động trò chơi điện tử có thưởng, mới đây, Tòa án Nhân dân quận 1 (Tp.HCM) đã xét xử và tuyên thắng kiện đối với nguyên đơn ông Ly Sam (Việt kiều Mỹ), yêu cầu Công ty Đại Dương phải trả 55,5 triệu USD cho ông Sam sau khi ông này được một máy “đánh bạc” của câu lạc bộ Palazzo, nằm trong khách sạn Sheraton thông báo ông này trúng thưởng số tiền nói trên.