Hà Nội sắp có sàn giao dịch điện tử thông tin lao động
Ngày 12/5 tới đây, Hà Nội sẽ chính thức khai trương Sàn giao dịch điện tử thông tin lao động
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 677 doanh nghiệp được Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng dịch vụ việc làm.
Tuy nhiên chỉ có 8% số này hoạt động giới thiệu việc làm, còn lại chưa có hoạt động hoặc có hoạt động nhưng không báo cáo cho cơ quan quản lý.
Hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố trong những năm qua được đánh giá là một kênh không nhỏ hỗ trợ giảm tỷ lệ thất nghiệp. Một số trung tâm hoạt động rất hiệu quả, có trụ sở làm việc, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Ngoài các hoạt động thông thường, các trung tâm như Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm 20/10 đã tổ chức nắm bắt thông tin thị trường lao động với các hình thức như tổ chức chợ phiên về việc làm, ngày tuyển dụng trực tiếp... và đã chú ý nhiều đến việc đào tạo nghề ngắn hạn, hướng tới các địa chỉ cụ thể, đặc biệt là vùng đang đô thị hoá, có những chính sách hỗ trợ để thu hút học sinh học nghề là các đối tượng chính sách...
Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực này còn quá nhiều bất cập. Theo bà Đỗ Xuân Phương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, hiện thành phố đang tồn tại 2 hệ thống giới thiệu việc làm, đó là hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, đoàn thể thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu và hệ thống dịch vụ việc làm tư nhân do Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp phép.
Mặc dù bộ máy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm hùng hậu như vậy, nhưng qua kiểm tra cho thấy, nhiều trung tâm đã đăng ký kinh doanh nhưng không tìm thấy trụ sở, thực chất đây là những trung tâm “ma”, làm ăn theo kiểu thời vụ.
Chính vì thế, thành phố đã có quyết định quy hoạch lại. Theo đó, ngày 30/1/2007 là hạn cuối cùng để các trung tâm giới thiệu việc làm nộp hồ sơ trình thành phố để ra quyết định thành lập lại. Nhưng đến nay, đã gần hết tháng 4, mới chỉ có số ít các trung tâm nộp hồ sơ, đặc biệt là các trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay trong số 10 trung tâm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức đoàn thể thành lập, chỉ có 6 trung tâm nộp hồ sơ thẩm định và đạt yêu cầu là Trung tâm Giới thiệu việc làm 20/10, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung tâm Giới thiệu việc làm Công đoàn Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất.
Bốn trung tâm còn lại như Trung tâm Giới thiệu việc làm Mặt trận Tổ quốc, Trung tâm Giới thiệu việc làm Cựu chiến binh, Trung tâm Giới thiệu việc làm Liên minh hợp tác xã, Trung tâm Giới thiệu việc làm Trung ương Đoàn thanh niên vẫn chưa nộp hồ sơ thẩm định.
Với các trung tâm giới thiệu việc làm thành lập theo Luật doanh nghiệp chỉ có 23 doanh nghiệp hoạt động chức năng này. Nhưng đến nay, cũng chỉ có 3 trung tâm thuộc Công ty TNHH Quốc tế Thái Minh, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hanel, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thắng Hoàng Trung là nộp hồ sơ và đạt yêu cầu.
Theo Luật lao động, muốn thành lập lại phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ hoạt động có hiệu quả. Các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc các doanh nghiệp để được phép hoạt động phải có trụ sở làm việc ổn định trong thời hạn tối thiểu 36 tháng, nhân viên có trình độ và chuyên môn về giới thiệu việc làm, có giấy chứng nhận đã ký quỹ tại ngân hàng ít nhất 300 triệu đồng.
Mục tiêu thành phố Hà Nội đặt ra khi tiến hành sắp xếp, thành lập lại các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm hỗ trợ đắc lực cho người lao động và người sử dụng lao động. Mỗi năm, các trung tâm giới thiệu việc làm cần tư vấn cho khoảng 55.500 người, đào tạo nghề ngắn hạn cho 14.000 người và cung ứng, giới thiệu việc làm cho 26.000 người.
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, trong thời gian tới, thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức thanh tra, đối với các trung tâm không đủ điều kiện thành lập lại, thành phố sẽ đề nghị cơ quan chủ quản chuyển hướng hoạt động sang các lĩnh vực khác phù hợp hơn. Đối với các doanh nghiệp, thành phố sẽ rút chức năng giới thiệu việc làm ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp trước đây cho doanh nghiệp.
Tới đây thành phố sẽ thiết lập hệ thống thông tin thống nhất ở tất cả các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thông qua trung tâm giao dịch lao động và hệ thống quản lý thông tin thị trường lao động từ thành phố xuống quận, huyện và các trung tâm giới thiệu việc làm để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động tham gia vào thị trường lao động.
Ngày 12/5, thành phố sẽ chính thức khai trương Sàn giao dịch điện tử thông tin lao động tại số 285, phố Trung Kính, phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy). Những thông tin về việc làm truyền tải trên sàn giao dịch được tập hợp thông qua việc điều tra, khảo sát nhu cầu tuyển dụng tại hơn 1.000 doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên chỉ có 8% số này hoạt động giới thiệu việc làm, còn lại chưa có hoạt động hoặc có hoạt động nhưng không báo cáo cho cơ quan quản lý.
Hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố trong những năm qua được đánh giá là một kênh không nhỏ hỗ trợ giảm tỷ lệ thất nghiệp. Một số trung tâm hoạt động rất hiệu quả, có trụ sở làm việc, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Ngoài các hoạt động thông thường, các trung tâm như Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm 20/10 đã tổ chức nắm bắt thông tin thị trường lao động với các hình thức như tổ chức chợ phiên về việc làm, ngày tuyển dụng trực tiếp... và đã chú ý nhiều đến việc đào tạo nghề ngắn hạn, hướng tới các địa chỉ cụ thể, đặc biệt là vùng đang đô thị hoá, có những chính sách hỗ trợ để thu hút học sinh học nghề là các đối tượng chính sách...
Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực này còn quá nhiều bất cập. Theo bà Đỗ Xuân Phương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, hiện thành phố đang tồn tại 2 hệ thống giới thiệu việc làm, đó là hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, đoàn thể thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu và hệ thống dịch vụ việc làm tư nhân do Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp phép.
Mặc dù bộ máy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm hùng hậu như vậy, nhưng qua kiểm tra cho thấy, nhiều trung tâm đã đăng ký kinh doanh nhưng không tìm thấy trụ sở, thực chất đây là những trung tâm “ma”, làm ăn theo kiểu thời vụ.
Chính vì thế, thành phố đã có quyết định quy hoạch lại. Theo đó, ngày 30/1/2007 là hạn cuối cùng để các trung tâm giới thiệu việc làm nộp hồ sơ trình thành phố để ra quyết định thành lập lại. Nhưng đến nay, đã gần hết tháng 4, mới chỉ có số ít các trung tâm nộp hồ sơ, đặc biệt là các trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay trong số 10 trung tâm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức đoàn thể thành lập, chỉ có 6 trung tâm nộp hồ sơ thẩm định và đạt yêu cầu là Trung tâm Giới thiệu việc làm 20/10, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung tâm Giới thiệu việc làm Công đoàn Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất.
Bốn trung tâm còn lại như Trung tâm Giới thiệu việc làm Mặt trận Tổ quốc, Trung tâm Giới thiệu việc làm Cựu chiến binh, Trung tâm Giới thiệu việc làm Liên minh hợp tác xã, Trung tâm Giới thiệu việc làm Trung ương Đoàn thanh niên vẫn chưa nộp hồ sơ thẩm định.
Với các trung tâm giới thiệu việc làm thành lập theo Luật doanh nghiệp chỉ có 23 doanh nghiệp hoạt động chức năng này. Nhưng đến nay, cũng chỉ có 3 trung tâm thuộc Công ty TNHH Quốc tế Thái Minh, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hanel, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thắng Hoàng Trung là nộp hồ sơ và đạt yêu cầu.
Theo Luật lao động, muốn thành lập lại phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ hoạt động có hiệu quả. Các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc các doanh nghiệp để được phép hoạt động phải có trụ sở làm việc ổn định trong thời hạn tối thiểu 36 tháng, nhân viên có trình độ và chuyên môn về giới thiệu việc làm, có giấy chứng nhận đã ký quỹ tại ngân hàng ít nhất 300 triệu đồng.
Mục tiêu thành phố Hà Nội đặt ra khi tiến hành sắp xếp, thành lập lại các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm hỗ trợ đắc lực cho người lao động và người sử dụng lao động. Mỗi năm, các trung tâm giới thiệu việc làm cần tư vấn cho khoảng 55.500 người, đào tạo nghề ngắn hạn cho 14.000 người và cung ứng, giới thiệu việc làm cho 26.000 người.
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, trong thời gian tới, thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức thanh tra, đối với các trung tâm không đủ điều kiện thành lập lại, thành phố sẽ đề nghị cơ quan chủ quản chuyển hướng hoạt động sang các lĩnh vực khác phù hợp hơn. Đối với các doanh nghiệp, thành phố sẽ rút chức năng giới thiệu việc làm ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp trước đây cho doanh nghiệp.
Tới đây thành phố sẽ thiết lập hệ thống thông tin thống nhất ở tất cả các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thông qua trung tâm giao dịch lao động và hệ thống quản lý thông tin thị trường lao động từ thành phố xuống quận, huyện và các trung tâm giới thiệu việc làm để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động tham gia vào thị trường lao động.
Ngày 12/5, thành phố sẽ chính thức khai trương Sàn giao dịch điện tử thông tin lao động tại số 285, phố Trung Kính, phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy). Những thông tin về việc làm truyền tải trên sàn giao dịch được tập hợp thông qua việc điều tra, khảo sát nhu cầu tuyển dụng tại hơn 1.000 doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố.