06:00 18/05/2021

Hải Dương kết nối, đưa đặc sản vải thiều Thanh Hà vươn xa

Chương Phượng

Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hải Dương diễn ra vào sáng ngày 18/5, do UBND tỉnh Hải Dương phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam tổ chức...

Lãnh  đạo các  bộ ngành tại Hội nghị sáng  ngày 18/5. Ảnhh: Việt Tuấn.
Lãnh  đạo các  bộ ngành tại Hội nghị sáng  ngày 18/5. Ảnhh: Việt Tuấn.

Sự kiện diễn ra theo hình thức trực tiếp, kết nối với hàng trăm điểm cầu trong nước và hàng chục điểm cầu nước ngoài như Anh, Australia, Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Nhật, Pháp, Singapore và Trung Quốc.

Tại các điểm cầu trong nước sẽ có sự tham dự của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sản xuất, thu mua, kênh phân phối. Các điểm cầu nước ngoài sẽ có sự tham dự của các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam (Thương vụ) và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại, đặc biệt là tại các thị trường tiêu thụ nông sản quan trọng của Việt Nam.

Ngoài ra còn có nhiều nhà nhập khẩu, một số sàn thương mại điện tử lớn có quy mô hoạt động toàn cầu của nước ngoài, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, các cơ quan đại diện quốc tế, đại sứ quán và tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam cùng các cơ quan thông tấn, báo chí.

Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hải Dương đang diễn ra vào sáng ngày 18/5.
Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hải Dương đang diễn ra vào sáng ngày 18/5.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết Hội nghị nhằm đẩy mạnh liên kết, hợp tác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hải Dương tiếp xúc, trao đổi, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao thương và mở rộng liên doanh, liên kết trong tiêu thụ vải và các mặt hàng nông sản của tỉnh với doanh nghiệp trong nước và quốc tế; đặc biệt đối với vải thiều Thanh Hà, một đặc sản nổi tiếng của Hải Dương.

Trong xu hướng mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến trên quy mô toàn cầu, vải Thanh Hà và nông sản tiêu biểu cuả Hải Dương đã và đang được phát triển thị trường trên nhiều kênh trực tuyến. TTại hội nghị, đại diện các sàn thương mại điện tử lớn như Alibaba, Lazada, hệ thống siêu thị của Vincommerce, các doanh nghiệp đầu mối thu mua xuất khẩu, cơ sở sản xuất, chế biến vải và nông sản Hải Dương sẽ chia sẻ những cơ hội và triển vọng hợp tác, chung tay đưa vải thiều và nông sản Hải Dương đi xa tới nhiều phân khúc thị trường trong nước và quốc tế.

Một điểm nhấn của hội nghị dự kiến sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm là các lễ ký kết giao thương và các hoạt động xúc tiến hợp tác như: lễ khởi động “Chương trình đưa vải thiều và nông sản Hải Dương lên sàn thương mại điện tử” thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Lễ ký kết hợp tác hỗ trợ vải thiều và sản phẩm nông sản Hải Dương lên sàn thương mại điện tử giữa Cục Xúc tiến thương mại, Sở NN-PTNT, Sở Công Thương Hải Dương, cùng hai sàn thương mại điện tử Lazada và Sendo. Các hoạt động trao đổi hợp tác giữa các siêu thị, sàn thương mại điện tử Voso (Viettel Post) và Postmart (Vietnam Post) với các nhà cung ứng vải thiều Hải Dương, giữa các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu với các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản Hải Dương.

Trong khuôn khổ hội nghị, từ ngày 18-20/5, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) sẽ phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương (Sở Công Thương Hải Dương) tổ chức chương trình kết nối trực tuyến giữa doanh nghiệp cung ứng vải và nông sản Hải Dương với nhiều đầu mối nhập khẩu tiềm năng trên thế giới, bao gồm cả những đầu mối ở các thị trường xuất khẩu vải thiều truyền thống của Hải Dương và những thị trường tiềm năng mới.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho biết hiện nay vải thiều và một số loại nông sản của tỉnh Hải Dương sắp bước vào vụ thu hoạch.

Năm 2021, diện tích vải toàn tỉnh Hải Dương là 9.186 ha, trong đó vải sớm khoảng 30% diện tích, vải chính vụ 70% diện tích. Dự kiến sản lượng vải quả 55.000 tấn, tăng khoảng 15 nghìn tấn so với niên vụ năm 2020.

Trong đó, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và theo quy trình GlobalGAP là 450ha, sản lượng dự kiến 2.500tấn; diện tích sản xuất theo VietGAP đạt 6.300ha; Diện tích được cấp chứng nhận GAP đạt 1.000ha (trong đó, 50ha GlobalGAP cấp mới năm 2021; 500ha VietGAP cấp mới năm 2021 và 450ha duy trì những năm trước).

Diện tích được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu khoảng 10.000ha. Trong đó: 45 mã số vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ, Úc, Nhật Bản, diện tích 500ha; 9 mã số vùng trồng xuất khẩu đi Thái Lan, diện tích gần 100ha; 77 mã số vùng trồng xuất khẩu đi Trung Quốc, diện tích gần 1.000ha. Trên địa bàn tỉnh có 75 cơ sở đóng gói được cấp mã số (trong đó, một cơ sở đóng gói vải thiều xuất khẩu đi Mỹ, một cơ sở đóng gói xuất khẩu đi Úc; một cơ sở đóng gói xuất khẩu đi Thái Lan; ba cơ sở đóng gói xuất khẩu đi Nhật Bản và 70 cơ sở đóng gói xuất khẩu đi Trung Quốc); bốn buồng hun trùng vải xuất khẩu. Với cây nhãn, Hải Dương hiện có 2.136 ha, sản lượng quả 9.000 -10.000 tấn, tương đương năm 2020. Trong đó, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và theo quy trình GlobalGAP: 50ha, sản lượng dự kiến 250 tấn. Diện tích sản xuất theo VietGAP: 500ha.

Riêng huyện Thanh Hà, thủ phủ vải thiều của tỉnh Hải Dương, năm 2021 có 3.328 ha vải, trong đó có khoảng 1.600 ha vải sớm, còn lại là vải chính vụ. Tổng sản lượng vải quả toàn tỉnh ước đạt 50-55.000 tấn (trong đó, vải sớm khoảng 30-35.000 tấn; 20-25.000 tấn vải chính vụ), tăng khoảng 10.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Huyện đang duy trì 17 vùng, diện tích 155,2 ha đã được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu đến các nước: Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Singapore.