Hai phương pháp tiếp cận đầu tư chứng khoán
Mỗi nhà đầu tư chứng khoán nên xác định cho mình một chiến lược và có biện pháp thực hiện chiến lược đó
Theo các nhà đầu tư tài chính có kinh nghiệm thì không nên chăm chăm vào mua bán giao dịch, mỗi người phải xác định cho mình một chiến lược và có biện pháp thực hiện chiến lược đó.
Lấy ví dụ đơn giản, một người xác định đầu tư một khoản tiền và chỉ cần thu lợi ở mức 20%/năm. Đạt được mức kỳ vọng đó, anh ta có thể bán chứng khoán để hiện thực hoá lợi nhuận và chờ đợi cơ hội đầu tư tiếp theo. Thời điểm thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư bắt đầu để tâm dành thời gian nghiên cứu các kiến thức về chứng khoán và đầu tư để tìm cơ hội đầu tư mới.
Phương pháp tiếp cận từ trên xuống
Với phương pháp này, nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có sự phân tích vĩ mô từ bức tranh kinh tế tổng thể của thế giới, khu vực và lựa chọn những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, chính trị ổn định... Sau đó đánh giá xu thế của thị trường chứng khoán thông qua các chỉ số tiêu biểu trên biểu đồ dài hạn, như ở Việt Nam là VN-Index... Xu thế thị trường tăng giá sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn cả.
Tiếp theo là phân tích sâu về nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp... Trong đó, việc tìm ra những ngành có tốc độ phát triển cao của nền kinh tế giúp nhà đầu tư tập trung thời gian và công sức vào mục tiêu hơn. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, một số ngành được coi là có nhiều tiềm năng phát triển cao hơn như tài chính ngân hàng (45%/năm), bất động sản, thủy sản, dầu khí, dược...
Bước cuối cùng, chính là việc giới hạn sự quan tâm vào ngành đã chọn, tìm kiếm những công ty hoạt động tốt trong ngành và tiến hành những phân tích cơ bản. Những tiêu chí vẫn được các nhà đầu tư quan tâm nhiều là tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và một số chỉ tiêu đặc thù tuỳ theo ngành.
Cần phải lưu ý rằng giữa điều kiện kinh tế và các chỉ số chứng khoán không phải bao giờ cũng trùng khớp với nhau, theo kinh nghiệm thì thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế, tức là nó mang tính dự báo. Do đó việc phân tích các hệ số giá/thu nhập (P/E), hệ số giá/doanh thu (P/S), cổ tức/giá (Dividend Yield) so với quá khứ giúp nhà đầu tư đánh giá được phần nào thị trường đang mua hay bán quá mức.
Nếu đánh giá tổng quan về thị trường cổ phiếu là tốt thì nhà đầu tư nên dành phần lớn tài sản của mình cho thị trường này, nếu không thì có chiến lược phân bổ tài sản hợp lý vào những công cụ có thu nhập ổn định (trái phiếu) hay thị trường tiền tệ.
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên
Phương pháp này, ngược lại, gần như bỏ qua các điều kiện kinh tế vĩ mô và ngành, chỉ chú trọng tới việc tìm kiếm doanh nghiệp hoạt động tốt. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng bất kỳ ngành nào, kể cả đang trong chu kỳ suy thoái hay kém hoạt động đều có những doanh nghiệp tốt nhất. Các nhà đầu tư sẽ tiến hành so sánh các chỉ tiêu cơ bản của các công ty dựa trên những báo cáo tài chính để lựa chọn một công ty tốt.
Những chỉ tiêu cần đánh giá:
1) Quy mô thị trường tiềm năng - là chỉ tiêu khó đánh giá và hiện còn thiếu thông tin thống kê, tuy nhiên cố gắng nắm bắt được thị trường tiềm năng cho sản phẩm dịch vụ sẽ giúp chúng ta có ước tính được về lợi nhuận của công ty.
2) Doanh thu và lợi nhuận cao-hiện tại và tiềm năng.
3) Bảng cân đối kế toán "sạch"- thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng vốn một cách đáng tin cậy, những công ty nợ nần chồng chất và quản lý dòng tiền kém sẽ bị loại ra.
4) Dòng tiền - dòng tiền tự do nhiều thể hiện khả năng tự tài trợ cho các hoạt động của mình mà không phải tăng nợ hay cũng chính là tiền đề tăng cổ tức chi trả trong tương lai.
5) Thị phần - những công ty tốt liên tục tăng thị phần và mở rộng sang cả những thị trường mới với tốc độ tăng trưởng vững chắc.
Lấy ngành thủy sản làm ví dụ, cụ thể với 3 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE là AGF, ABT và TS4. Trong điều kiện hiện nay thì nhu cầu và sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thủy hải sản ngày càng lớn, thị trường tiềm năng cho mặt hàng này khẳng định là rất lớn. Năm 2006 doanh thu và lợi nhuận của 3 doanh nghiệp này tăng mạnh.
Một điểm cần lưu ý, AGF trong năm 2006 đầu tư mở rộng sản xuất lớn khoảng 150 tỉ đồng cùng với việc chú trọng khâu nguyên liệu là một trong những lý do khiến cho chi phí sản xuất của AGF chiếm tỉ trọng cao trong doanh thu, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không tăng mạnh bằng ABT. Là doanh nghiệp lớn hơn so với 2 doanh nghiệp còn lại, lại đang liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, với ưu thế sẵn có của mình - doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa lớn thứ 2 Việt Nam, AGF có nhiều khả năng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Đây chỉ là những phân tích sơ lược về 2 cách tiếp cận đầu tư, thực tế việc tiến hành còn đòi hỏi nhiều kiến thức và tính linh hoạt cao. Phương pháp tiếp cận từ trên xuống có ưu điểm là nắm bắt được tình hình chung của thị trường, do đó không đầu tư thái quá vào cổ phiếu cho dù cổ phiếu đó tốt (độ chênh lệch giữa điều kiện kinh tế và thị trường chứng khoán).
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên nhiều khi đem lại cho nhà đầu tư cơ hội bình thường khó thấy, dễ bị bỏ qua có thể bởi doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong ngành kém "hấp dẫn". Mặc dù phương pháp tiếp cận này dường như khó hơn, nhưng nếu nhà đầu tư có hiểu biết chuyên môn về một lĩnh vực, ngành nào đó thì biết tận dụng kiến thức và kinh nghiệm này có thể đem lại cơ hội đầu tư tốt.
Lấy ví dụ đơn giản, một người xác định đầu tư một khoản tiền và chỉ cần thu lợi ở mức 20%/năm. Đạt được mức kỳ vọng đó, anh ta có thể bán chứng khoán để hiện thực hoá lợi nhuận và chờ đợi cơ hội đầu tư tiếp theo. Thời điểm thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư bắt đầu để tâm dành thời gian nghiên cứu các kiến thức về chứng khoán và đầu tư để tìm cơ hội đầu tư mới.
Phương pháp tiếp cận từ trên xuống
Với phương pháp này, nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có sự phân tích vĩ mô từ bức tranh kinh tế tổng thể của thế giới, khu vực và lựa chọn những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, chính trị ổn định... Sau đó đánh giá xu thế của thị trường chứng khoán thông qua các chỉ số tiêu biểu trên biểu đồ dài hạn, như ở Việt Nam là VN-Index... Xu thế thị trường tăng giá sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn cả.
Tiếp theo là phân tích sâu về nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp... Trong đó, việc tìm ra những ngành có tốc độ phát triển cao của nền kinh tế giúp nhà đầu tư tập trung thời gian và công sức vào mục tiêu hơn. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, một số ngành được coi là có nhiều tiềm năng phát triển cao hơn như tài chính ngân hàng (45%/năm), bất động sản, thủy sản, dầu khí, dược...
Bước cuối cùng, chính là việc giới hạn sự quan tâm vào ngành đã chọn, tìm kiếm những công ty hoạt động tốt trong ngành và tiến hành những phân tích cơ bản. Những tiêu chí vẫn được các nhà đầu tư quan tâm nhiều là tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và một số chỉ tiêu đặc thù tuỳ theo ngành.
Cần phải lưu ý rằng giữa điều kiện kinh tế và các chỉ số chứng khoán không phải bao giờ cũng trùng khớp với nhau, theo kinh nghiệm thì thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế, tức là nó mang tính dự báo. Do đó việc phân tích các hệ số giá/thu nhập (P/E), hệ số giá/doanh thu (P/S), cổ tức/giá (Dividend Yield) so với quá khứ giúp nhà đầu tư đánh giá được phần nào thị trường đang mua hay bán quá mức.
Nếu đánh giá tổng quan về thị trường cổ phiếu là tốt thì nhà đầu tư nên dành phần lớn tài sản của mình cho thị trường này, nếu không thì có chiến lược phân bổ tài sản hợp lý vào những công cụ có thu nhập ổn định (trái phiếu) hay thị trường tiền tệ.
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên
Phương pháp này, ngược lại, gần như bỏ qua các điều kiện kinh tế vĩ mô và ngành, chỉ chú trọng tới việc tìm kiếm doanh nghiệp hoạt động tốt. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng bất kỳ ngành nào, kể cả đang trong chu kỳ suy thoái hay kém hoạt động đều có những doanh nghiệp tốt nhất. Các nhà đầu tư sẽ tiến hành so sánh các chỉ tiêu cơ bản của các công ty dựa trên những báo cáo tài chính để lựa chọn một công ty tốt.
Những chỉ tiêu cần đánh giá:
1) Quy mô thị trường tiềm năng - là chỉ tiêu khó đánh giá và hiện còn thiếu thông tin thống kê, tuy nhiên cố gắng nắm bắt được thị trường tiềm năng cho sản phẩm dịch vụ sẽ giúp chúng ta có ước tính được về lợi nhuận của công ty.
2) Doanh thu và lợi nhuận cao-hiện tại và tiềm năng.
3) Bảng cân đối kế toán "sạch"- thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng vốn một cách đáng tin cậy, những công ty nợ nần chồng chất và quản lý dòng tiền kém sẽ bị loại ra.
4) Dòng tiền - dòng tiền tự do nhiều thể hiện khả năng tự tài trợ cho các hoạt động của mình mà không phải tăng nợ hay cũng chính là tiền đề tăng cổ tức chi trả trong tương lai.
5) Thị phần - những công ty tốt liên tục tăng thị phần và mở rộng sang cả những thị trường mới với tốc độ tăng trưởng vững chắc.
Lấy ngành thủy sản làm ví dụ, cụ thể với 3 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE là AGF, ABT và TS4. Trong điều kiện hiện nay thì nhu cầu và sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thủy hải sản ngày càng lớn, thị trường tiềm năng cho mặt hàng này khẳng định là rất lớn. Năm 2006 doanh thu và lợi nhuận của 3 doanh nghiệp này tăng mạnh.
Một điểm cần lưu ý, AGF trong năm 2006 đầu tư mở rộng sản xuất lớn khoảng 150 tỉ đồng cùng với việc chú trọng khâu nguyên liệu là một trong những lý do khiến cho chi phí sản xuất của AGF chiếm tỉ trọng cao trong doanh thu, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không tăng mạnh bằng ABT. Là doanh nghiệp lớn hơn so với 2 doanh nghiệp còn lại, lại đang liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, với ưu thế sẵn có của mình - doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa lớn thứ 2 Việt Nam, AGF có nhiều khả năng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Đây chỉ là những phân tích sơ lược về 2 cách tiếp cận đầu tư, thực tế việc tiến hành còn đòi hỏi nhiều kiến thức và tính linh hoạt cao. Phương pháp tiếp cận từ trên xuống có ưu điểm là nắm bắt được tình hình chung của thị trường, do đó không đầu tư thái quá vào cổ phiếu cho dù cổ phiếu đó tốt (độ chênh lệch giữa điều kiện kinh tế và thị trường chứng khoán).
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên nhiều khi đem lại cho nhà đầu tư cơ hội bình thường khó thấy, dễ bị bỏ qua có thể bởi doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong ngành kém "hấp dẫn". Mặc dù phương pháp tiếp cận này dường như khó hơn, nhưng nếu nhà đầu tư có hiểu biết chuyên môn về một lĩnh vực, ngành nào đó thì biết tận dụng kiến thức và kinh nghiệm này có thể đem lại cơ hội đầu tư tốt.