Hải quan bàn chuyện giảm phiền hà cho doanh nghiệp
Kiến nghị của doanh nghiệp, bất hợp lý giữa chính sách và thực tế... đang được ngành hải quan cân nhắc xử lý
Đôi tàu du lịch quốc tế Hà Nội - Nam Ninh mới khởi động từ đầu năm 2009, như một giải pháp kéo dài hơn lợi thế vận chuyển đường dài của ngành đường sắt. Nhưng đi đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), khách đi tàu lại phải lục tục xách hành lý xuống làm thủ tục hải quan, gây không ít phiền toái.
“Việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp, Tổng công ty Đường sắt nói rõ, đây là nguyên nhân khiến kinh doanh không hiệu quả và đề nghị hải quan xem xét”, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, ông Nguyễn Công Trưởng, không nói nhiều về thành tích của đơn vị, mà dành thời gian truyền đạt những bức xúc của doanh nghiệp.
Trong bài phát biểu của 6 cục hải quan địa phương tại hội nghị ngành này, tổ chức ngày 8/12, những khó khăn trong công việc, những kiến nghị của doanh nghiệp, những bất hợp lý giữa chính sách và thực tế là nội dung chính, được chuyển đến lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
Giảm “soi”, vẫn còn phiền hà
“Năm 2009 là năm đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp. Chúng tôi đã cố gắng giảm thiểu tối đa những thủ tục rườm rà không đáng có, rút ngắn được thời gian thông quan, giảm tỷ lệ miễn kiểm tra của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp…”, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn khái quát những việc đã làm một năm qua.
Trong gần 3 triệu tờ khai hải quan đã làm thủ tục, tính đến hết tháng 11/2009, hệ thống quản lý rủi ro phân luồng vàng và đỏ (bắt buộc kiểm tra hồ sơ, hoặc cả hồ sơ và hàng hóa) còn 37%, giảm được 11% so với cùng kỳ. Phần cắt giảm này được chuyển sang luồng xanh (miễn kiểm tra và thông quan ngay), đẩy tỷ lệ tờ khai diện thông quan sớm tăng lên 63%.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hoàng Anh Tuấn vẫn tỏ ra chưa hài lòng với kết quả này. Vì, các thị trường chủ yếu của hàng xuất khẩu Việt Nam, tỷ lệ luồng đỏ trung bình chỉ có 5,2%.
Dù giảm được 5% trong năm vừa rồi, nhưng việc đặt ra mức giảm tiếp, để đưa về con số 12% trong năm tới, ông Tuấn cho rằng không dễ: “Giảm 22% xuống 17% thì dễ. Cứ giảm tiếp, vào phần lõi càng khó”.
Trước hơn 300 cán bộ ngành hải quan, Thứ trưởng Tuấn buồn buồn: “Khi tôi tham gia các đoàn Nhà nước, 80% các nước họ kêu chúng ta về thủ tục phiền hà, trong đó, 100% số này kêu thủ tục hải quan. Mà họ kêu đúng…”
Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM Lê Kiên Trung nói thêm: “Rõ ràng, chúng ta chưa cải thiện được bao nhiêu, vẫn thủ công, manh mún và gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp”.
Chuyện trù trừ, kéo dài thời gian để làm việc ngoài giờ, thêm bồi dưỡng; hay đưa khách hàng vào thế khó, nếu không làm thủ tục nhanh thì lỡ thời gian xếp hàng… không thể nói đã hết. “Số ít chi cục, việc nhiều, khả năng kiểm soát khó đã xuất hiện nhũng nhiễu”, Thứ trưởng Tuấn chỉ rõ.
Hay có những việc, Thứ trưởng biết và nói thẳng: “Đề nghị không bắt doanh nghiệp dịch tài liệu vì nhiệm vụ này của chúng ta. Khi tuyển cán bộ, khả năng ngoại ngữ là bắt buộc rồi. Tôi đi đến chi cục, thấy doanh nghiệp dịch cả tập tài liệu, như thế là không được”.
Hiện đại hóa hải quan chưa dễ
Quyết tâm cải thiện hình ảnh hải quan trước các doanh nghiệp của các lãnh đạo hải quan địa phương nằm hết ở “khát vọng” hiện đại hóa.
Mong muốn là toàn bộ khâu điền tờ khai, kiểm tra, trả lời kết quả sẽ chuyển sang hải quan điện tử; kiểm tra hàng hóa sẽ xây dựng khu tập trung, có camera giám sát; quyết định kiểm tra tỷ lệ bao nhiều của lô hàng, kiểm tra đầu, cuối, hay giữa container đi từ cấp cục chứ không do cán bộ kiểm hóa quyết định; sẽ đầu tư khoảng 6-7 máy soi siêu âm container cố định, khoảng 10 máy soi di động để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp…
Trước mắt, từ tháng 1/2010, hải quan điện tử sẽ được triển khai thí điểm tại 10 cục địa phương, nhưng nhiều nơi đã “tính cua trong lỗ”.
“Chống tham nhũng, phiền nhiễu có 4 mức độ là không cần - không muốn - không dám - không thể. Cái không thể, ngành ta làm được, vì giảm tiếp xúc trực tiếp, số liệu kiểm soát về cục hết thì anh không tác động vào được. Hy vọng sau này phần mềm cho phép”, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Hàn Anh Vũ nói.
Thế nhưng, không phải đơn vị nào cũng lạc quan được như Bình Dương. Đi trước các bộ ngành khác, nhiều lần điều chỉnh, thay đổi kế hoạch, ngành hải quan còn đang định hình hiện đại hóa. “Chúng ta vẫn còn đang mò mẫm, nếu không muốn nói là dò dẫm, chưa rõ hải quan điện tử trong 10 hay 15 năm tới nó là cái gì”, người đồng cấp tại Cục Hải quan Tp.HCM băn khoăn.
Thời gian chẳng còn nhiều, máy móc, thiết bị nhiều nơi chưa đâu vào đâu. Với Lạng Sơn, một trong những cục hải quan địa phương nằm trong số thử nghiệm đợt này, máy tính vẫn còn đang phải đi thuê. Hay với Hải quan Quảng Ninh, máy chủ còn chưa đáp ứng nhu cầu, thiết bị đầu tư nhiều đợt không đồng bộ. Việc xây dựng khu kiểm tra tập trung cũng gặp khó khăn ở khâu quy hoạch. Cho nên, vẫn còn những băn khoăn rằng nếu đầu tư hiện đại ngay, liệu có lãng phí khi chuyển đổi…
Thậm chí, những vấn đề mang tính cơ bản cũng vần còn ngổn ngang. Ví dụ như cán bộ an ninh mạng, chuyên trách tin học làm việc 24/24 giờ chế độ ra sao? Hay phần mềm hải quan điện từ trang bị cho doanh nghiệp thì đào tạo, hướng dẫn thế nào? Đại lý hải quan không thể thiếu trong quy trình hiện đại hóa, nhưng hiện nay chưa phát triển đầy đủ…
Thử nghiệm hải quan điện tử trong đợt đầu tiên của ngành, Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM chia sẻ thêm: “Kinh nghiệm cho thấy, hải quan điện tử thành công là do chính sách đơn giản”.
Bộ thủ tục hành chính ngành hải quan công bố mới đây có tới 239 thủ tục, trong đó 195 ở cấp chi cục, cấp liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp. Qua rà soát, 50,2% thủ tục được phát hiện phải bỏ, sửa đổi, hoặc kết hợp với văn bản khác. Như vậy, việc cắt giảm được 30-40% thủ tục là khả thi, Thứ trưởng Tuấn lạc quan.
Ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn cũng khẳng định, Bộ sẽ cố gắng đẩy nhanh khâu mua sắm, nhưng toàn ngành cũng cần nỗ lực chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiến hành hải quan điện tử thành công, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu.
Cục trưởng Lê Kiên Trung chia sẻ quyết tâm đơn giản hóa thủ tục hải quan: “Cải cách hải quan, chúng ta đã tổ chức nhiều hội nghị, nhưng chưa có khi nào có sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội, báo chí… Như thế tức là ta chưa nghe được ý kiến từ bên ngoài, xem họ nghĩ gì về chúng ta, ý kiến với ta như thế nào. Cuối tuần này, chúng tôi sẽ thử nghiệm mô hình ấy”.
“Việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp, Tổng công ty Đường sắt nói rõ, đây là nguyên nhân khiến kinh doanh không hiệu quả và đề nghị hải quan xem xét”, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, ông Nguyễn Công Trưởng, không nói nhiều về thành tích của đơn vị, mà dành thời gian truyền đạt những bức xúc của doanh nghiệp.
Trong bài phát biểu của 6 cục hải quan địa phương tại hội nghị ngành này, tổ chức ngày 8/12, những khó khăn trong công việc, những kiến nghị của doanh nghiệp, những bất hợp lý giữa chính sách và thực tế là nội dung chính, được chuyển đến lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
Giảm “soi”, vẫn còn phiền hà
“Năm 2009 là năm đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp. Chúng tôi đã cố gắng giảm thiểu tối đa những thủ tục rườm rà không đáng có, rút ngắn được thời gian thông quan, giảm tỷ lệ miễn kiểm tra của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp…”, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn khái quát những việc đã làm một năm qua.
Trong gần 3 triệu tờ khai hải quan đã làm thủ tục, tính đến hết tháng 11/2009, hệ thống quản lý rủi ro phân luồng vàng và đỏ (bắt buộc kiểm tra hồ sơ, hoặc cả hồ sơ và hàng hóa) còn 37%, giảm được 11% so với cùng kỳ. Phần cắt giảm này được chuyển sang luồng xanh (miễn kiểm tra và thông quan ngay), đẩy tỷ lệ tờ khai diện thông quan sớm tăng lên 63%.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hoàng Anh Tuấn vẫn tỏ ra chưa hài lòng với kết quả này. Vì, các thị trường chủ yếu của hàng xuất khẩu Việt Nam, tỷ lệ luồng đỏ trung bình chỉ có 5,2%.
Dù giảm được 5% trong năm vừa rồi, nhưng việc đặt ra mức giảm tiếp, để đưa về con số 12% trong năm tới, ông Tuấn cho rằng không dễ: “Giảm 22% xuống 17% thì dễ. Cứ giảm tiếp, vào phần lõi càng khó”.
Trước hơn 300 cán bộ ngành hải quan, Thứ trưởng Tuấn buồn buồn: “Khi tôi tham gia các đoàn Nhà nước, 80% các nước họ kêu chúng ta về thủ tục phiền hà, trong đó, 100% số này kêu thủ tục hải quan. Mà họ kêu đúng…”
Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM Lê Kiên Trung nói thêm: “Rõ ràng, chúng ta chưa cải thiện được bao nhiêu, vẫn thủ công, manh mún và gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp”.
Chuyện trù trừ, kéo dài thời gian để làm việc ngoài giờ, thêm bồi dưỡng; hay đưa khách hàng vào thế khó, nếu không làm thủ tục nhanh thì lỡ thời gian xếp hàng… không thể nói đã hết. “Số ít chi cục, việc nhiều, khả năng kiểm soát khó đã xuất hiện nhũng nhiễu”, Thứ trưởng Tuấn chỉ rõ.
Hay có những việc, Thứ trưởng biết và nói thẳng: “Đề nghị không bắt doanh nghiệp dịch tài liệu vì nhiệm vụ này của chúng ta. Khi tuyển cán bộ, khả năng ngoại ngữ là bắt buộc rồi. Tôi đi đến chi cục, thấy doanh nghiệp dịch cả tập tài liệu, như thế là không được”.
Hiện đại hóa hải quan chưa dễ
Quyết tâm cải thiện hình ảnh hải quan trước các doanh nghiệp của các lãnh đạo hải quan địa phương nằm hết ở “khát vọng” hiện đại hóa.
Mong muốn là toàn bộ khâu điền tờ khai, kiểm tra, trả lời kết quả sẽ chuyển sang hải quan điện tử; kiểm tra hàng hóa sẽ xây dựng khu tập trung, có camera giám sát; quyết định kiểm tra tỷ lệ bao nhiều của lô hàng, kiểm tra đầu, cuối, hay giữa container đi từ cấp cục chứ không do cán bộ kiểm hóa quyết định; sẽ đầu tư khoảng 6-7 máy soi siêu âm container cố định, khoảng 10 máy soi di động để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp…
Trước mắt, từ tháng 1/2010, hải quan điện tử sẽ được triển khai thí điểm tại 10 cục địa phương, nhưng nhiều nơi đã “tính cua trong lỗ”.
“Chống tham nhũng, phiền nhiễu có 4 mức độ là không cần - không muốn - không dám - không thể. Cái không thể, ngành ta làm được, vì giảm tiếp xúc trực tiếp, số liệu kiểm soát về cục hết thì anh không tác động vào được. Hy vọng sau này phần mềm cho phép”, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Hàn Anh Vũ nói.
Thế nhưng, không phải đơn vị nào cũng lạc quan được như Bình Dương. Đi trước các bộ ngành khác, nhiều lần điều chỉnh, thay đổi kế hoạch, ngành hải quan còn đang định hình hiện đại hóa. “Chúng ta vẫn còn đang mò mẫm, nếu không muốn nói là dò dẫm, chưa rõ hải quan điện tử trong 10 hay 15 năm tới nó là cái gì”, người đồng cấp tại Cục Hải quan Tp.HCM băn khoăn.
Thời gian chẳng còn nhiều, máy móc, thiết bị nhiều nơi chưa đâu vào đâu. Với Lạng Sơn, một trong những cục hải quan địa phương nằm trong số thử nghiệm đợt này, máy tính vẫn còn đang phải đi thuê. Hay với Hải quan Quảng Ninh, máy chủ còn chưa đáp ứng nhu cầu, thiết bị đầu tư nhiều đợt không đồng bộ. Việc xây dựng khu kiểm tra tập trung cũng gặp khó khăn ở khâu quy hoạch. Cho nên, vẫn còn những băn khoăn rằng nếu đầu tư hiện đại ngay, liệu có lãng phí khi chuyển đổi…
Thậm chí, những vấn đề mang tính cơ bản cũng vần còn ngổn ngang. Ví dụ như cán bộ an ninh mạng, chuyên trách tin học làm việc 24/24 giờ chế độ ra sao? Hay phần mềm hải quan điện từ trang bị cho doanh nghiệp thì đào tạo, hướng dẫn thế nào? Đại lý hải quan không thể thiếu trong quy trình hiện đại hóa, nhưng hiện nay chưa phát triển đầy đủ…
Thử nghiệm hải quan điện tử trong đợt đầu tiên của ngành, Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM chia sẻ thêm: “Kinh nghiệm cho thấy, hải quan điện tử thành công là do chính sách đơn giản”.
Bộ thủ tục hành chính ngành hải quan công bố mới đây có tới 239 thủ tục, trong đó 195 ở cấp chi cục, cấp liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp. Qua rà soát, 50,2% thủ tục được phát hiện phải bỏ, sửa đổi, hoặc kết hợp với văn bản khác. Như vậy, việc cắt giảm được 30-40% thủ tục là khả thi, Thứ trưởng Tuấn lạc quan.
Ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn cũng khẳng định, Bộ sẽ cố gắng đẩy nhanh khâu mua sắm, nhưng toàn ngành cũng cần nỗ lực chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiến hành hải quan điện tử thành công, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu.
Cục trưởng Lê Kiên Trung chia sẻ quyết tâm đơn giản hóa thủ tục hải quan: “Cải cách hải quan, chúng ta đã tổ chức nhiều hội nghị, nhưng chưa có khi nào có sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội, báo chí… Như thế tức là ta chưa nghe được ý kiến từ bên ngoài, xem họ nghĩ gì về chúng ta, ý kiến với ta như thế nào. Cuối tuần này, chúng tôi sẽ thử nghiệm mô hình ấy”.