Hai trọng tâm trong quan hệ kinh tế Việt - Trung
Hai vấn đề kinh tế chính trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã tới thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ ngày 15 đến 18/5.
Đây cũng là chuyến công du đầu tiên đến một đối tác kinh tế lớn, dự kiến được nối tiếp bởi chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng 6 và Nhật Bản vào tháng 11, sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO đầu năm nay.
Ngày 15/5, ngay khi tới sân bay Côn Minh, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã đi thăm Công ty Lưới điện Vân Nam thuộc Tập đoàn Lưới điện Phương Nam. Công ty lưới điện Vân Nam đang bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam, cung cấp điện cho 6 tỉnh biên giới Việt-Trung. Kể từ tháng 9/2004, Công ty Lưới điện Vân Nam bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam gần 2 tỷ kWh điện.
Phát biểu trước lãnh đạo và nhân viên Công ty Lưới điện Vân Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mong rằng trong thời gian tới, Công ty tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy điện tại Việt Nam, giúp Tập đoàn Điện lực Việt Nam đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực quản lý và vận hành lưới điện.
Được biết trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, việc triển khai Chương trình "Hai hành lang-Một vành đai" sẽ là một trong hai trọng tâm kinh tế trong cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ quốc gia tại Bắc Kinh.
Trọng tâm kinh tế thứ hai dự kiến sẽ được đưa ra bàn thảo là tìm cách giảm nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2006, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 10,42 tỷ USD. Ba tháng đầu năm, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 2,99 tỷ USD, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt-Trung chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc trong khi chiếm hơn 12% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam; đáng chú ý là từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với mức độ tăng rõ rệt, từ mức 211 triệu USD năm 2001, sau 5 năm mức này đã lên tới 3,5 tỷ USD.
Lãnh đạo hai bên đã trao đổi các biện pháp tăng kim ngạch song phương đi đôi với giảm dần mức nhập siêu của Việt Nam. Phía Trung Quốc nhấn mạnh hết sức coi trọng vấn đề mất cân bằng mậu dịch, hứa sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho sản phẩm Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, mở rộng đầu tư ở Việt Nam để tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thời gian gần đây, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam liên tục tăng. Tính đến 20/10/2006, Trung Quốc đứng thứ 15 trong tổng số 74 nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam, với 399 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký gần 835 triệu USD.
Đây cũng là chuyến công du đầu tiên đến một đối tác kinh tế lớn, dự kiến được nối tiếp bởi chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng 6 và Nhật Bản vào tháng 11, sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO đầu năm nay.
Ngày 15/5, ngay khi tới sân bay Côn Minh, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã đi thăm Công ty Lưới điện Vân Nam thuộc Tập đoàn Lưới điện Phương Nam. Công ty lưới điện Vân Nam đang bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam, cung cấp điện cho 6 tỉnh biên giới Việt-Trung. Kể từ tháng 9/2004, Công ty Lưới điện Vân Nam bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam gần 2 tỷ kWh điện.
Phát biểu trước lãnh đạo và nhân viên Công ty Lưới điện Vân Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mong rằng trong thời gian tới, Công ty tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy điện tại Việt Nam, giúp Tập đoàn Điện lực Việt Nam đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực quản lý và vận hành lưới điện.
Được biết trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, việc triển khai Chương trình "Hai hành lang-Một vành đai" sẽ là một trong hai trọng tâm kinh tế trong cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ quốc gia tại Bắc Kinh.
Trọng tâm kinh tế thứ hai dự kiến sẽ được đưa ra bàn thảo là tìm cách giảm nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2006, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 10,42 tỷ USD. Ba tháng đầu năm, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 2,99 tỷ USD, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt-Trung chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc trong khi chiếm hơn 12% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam; đáng chú ý là từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với mức độ tăng rõ rệt, từ mức 211 triệu USD năm 2001, sau 5 năm mức này đã lên tới 3,5 tỷ USD.
Lãnh đạo hai bên đã trao đổi các biện pháp tăng kim ngạch song phương đi đôi với giảm dần mức nhập siêu của Việt Nam. Phía Trung Quốc nhấn mạnh hết sức coi trọng vấn đề mất cân bằng mậu dịch, hứa sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho sản phẩm Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, mở rộng đầu tư ở Việt Nam để tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thời gian gần đây, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam liên tục tăng. Tính đến 20/10/2006, Trung Quốc đứng thứ 15 trong tổng số 74 nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam, với 399 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký gần 835 triệu USD.