Hàn-Triều đấu pháo, căng thẳng gia tăng mạnh
Đây là diễn biến leo thang đáng lo ngại nhất trong căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ năm 2010
Đã xảy ra một cuộc đấu pháo giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vào sáng nay (31/3) tại khu vực tranh chấp trên biển giữa biên giới hai nước. Seoul đã huy động máy bay chiến đấu và cư dân trên hai hòn đảo của Hàn Quốc đã phải rút vào các hầm tránh bom.
Hãng tin Reuters cho biết, đây là diễn biến leo thang đáng lo ngại nhất trong căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ năm 2010.
Hãng tin này dẫn lời ông Wi Yong Seob, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, xác nhận trong một cuộc họp báo rằng, một quả đạn pháo do Triều Tiên bắn đã rơi xuống vùng biển của Hàn Quốc. Tuy nhiên, chưa có quả đạn nào từ phía Triều Tiên chạm tới lãnh thổ của Hàn Quốc giống như vụ bắn hồi năm 2010 khiến hai binh sỹ và hai dân thường thiệt mạng.
Reuters dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc tập trận bắn đạn thật của Triều Tiên đã khiến lực lượng thủy quân lục chiến của Hàn Quốc tại một hòn đảo gần đó bắn trả xuống biển. Theo báo chí Hàn Quốc, Seoul đã cử một loạt máy bay chiến đấu F-15 để tuần tra dọc biên giới.
Hiện chưa rõ mỗi bên đã bắn bao nhiêu quả đạn pháo về phía nhau. Trận đấu pháo này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, sau khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lên tiếng chỉ trích Bình Nhưỡng vì vụ bắn tên lửa tầm trung hồi tuần trước. Vụ bắn tên lửa tầm trung được Triều Tiên thực hiện ngay khi các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ có cuộc gặp tại châu Âu để bàn về chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng. Hôm qua, Triều Tiên tuyên bố có thể tiến hành thử hạt nhân dưới “dạng mới” .
Vụ đấu pháo sáng nay diễn ra tại khu vực được gọi là Đường giới hạn phía Bắc được vạch ra sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 mà Triều Tiên từ chối công nhận. Những cuộc đụng độ từng diễn ra giữa lực lượng hải quân hai nước ở khu vực này đã khiến hàng chục thủy thủ của cả hai bên thiệt mạng.
Theo một quan chức địa phương, sáng nay, ít nhất 3.000 cư dân trên đảo Baengnyeong của Hàn Quốc đã sơ tán xuống các hầm tránh bom vì lo đạn pháo của phía Triều Tiên có thể bắn tới đây. Nhiều người khác đang tiến hành sơ tán. Hãng tin Yonhap cho biết, việc sơ tán cũng đang diễn ra trên đảo Yeonpyeong.
Nơi xảy ra vụ đấu pháo sáng nay cũng chính là khu vực mà một tàu Hải quân Hàn Quốc bị đắm cách đây 4 năm. Các nhà điều tra quốc tế nói rằng, con tàu này bị dính ngư lôi của phía Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng phủ nhận cáo buộc này.
Trong một bài phát biểu tuần trước ở Đức, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đề xuất thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên nhằm đẩy nhanh tiến trình thống nhất hai miền.
“Triều Tiên đang từ chối tham gia vào các kế hoạch mà Hàn Quốc khởi xướng, và đang nói gián tiếp rằng, các kế hoạch của bà Park sẽ không dễ được thực hiện”, giáo sư Kim Yong Hyun thuộc Đại học Dongguk của Hàn Quốc nhận định với hãng tin Bloomberg. “Bắn đạn về phía biên giới và tạo ra một tình huống khủng hoảng không phải là một động thái lạ của Triều Tiên, đó là một phần trong chính sách ‘bên miệng hố chiến tranh’ của họ”.
Một quan chức an ninh thuộc Chính phủ Hàn Quốc cho biết, các biện pháp đáp trả cuộc tập trận của Triều Tiên đã được báo cáo lên Tổng thống Park Geun Hye và Hội đồng An ninh Quốc gia của nước này sẽ có cuộc họp về vấn đề này.
Trước đó, trong sáng nay, Triều Tiên đã báo tin cho phía Hàn Quốc về cuộc tập trận bắn đạn thật của mình. Phản ứng trước thông báo này, phát ngôn viên Wi Yong Seob của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã nói rằng, đây là một hành động thù địch nhằm vào Seoul và làm gia tăng căng thẳng dọc biên giới trên biển giữa hai nước. Ông Wi cũng nói, quân đội Hàn Quốc đã sẵn sàng đáp trả bất kỳ hành động gây hấn nào của Triều Tiên.
Trước cuộc tập trận hôm nay, Triều Tiên đã bắn ít nhất 86 tên lửa kể từ hôm 27/2, trong đó có một số tên lửa đạn đạo bị cấm theo nghị quyết của Liên hiệp quốc. Trong một tuyên bố do hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đăng tải ngày 30/3, Bình Nhưỡng nói rằng, việc bắn tên lửa như vậy là nhằm phản ứng trước cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Theo tuyên bố này, chính quyền Kim Jong Un “đã sẵn sàng cho những bước tiếp theo mà kẻ thù không thể tưởng tượng được… không loại trừ khả năng một dạng thử hạt nhân mới”.
Hãng tin Reuters cho biết, đây là diễn biến leo thang đáng lo ngại nhất trong căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ năm 2010.
Hãng tin này dẫn lời ông Wi Yong Seob, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, xác nhận trong một cuộc họp báo rằng, một quả đạn pháo do Triều Tiên bắn đã rơi xuống vùng biển của Hàn Quốc. Tuy nhiên, chưa có quả đạn nào từ phía Triều Tiên chạm tới lãnh thổ của Hàn Quốc giống như vụ bắn hồi năm 2010 khiến hai binh sỹ và hai dân thường thiệt mạng.
Reuters dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc tập trận bắn đạn thật của Triều Tiên đã khiến lực lượng thủy quân lục chiến của Hàn Quốc tại một hòn đảo gần đó bắn trả xuống biển. Theo báo chí Hàn Quốc, Seoul đã cử một loạt máy bay chiến đấu F-15 để tuần tra dọc biên giới.
Hiện chưa rõ mỗi bên đã bắn bao nhiêu quả đạn pháo về phía nhau. Trận đấu pháo này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, sau khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lên tiếng chỉ trích Bình Nhưỡng vì vụ bắn tên lửa tầm trung hồi tuần trước. Vụ bắn tên lửa tầm trung được Triều Tiên thực hiện ngay khi các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ có cuộc gặp tại châu Âu để bàn về chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng. Hôm qua, Triều Tiên tuyên bố có thể tiến hành thử hạt nhân dưới “dạng mới” .
Vụ đấu pháo sáng nay diễn ra tại khu vực được gọi là Đường giới hạn phía Bắc được vạch ra sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 mà Triều Tiên từ chối công nhận. Những cuộc đụng độ từng diễn ra giữa lực lượng hải quân hai nước ở khu vực này đã khiến hàng chục thủy thủ của cả hai bên thiệt mạng.
Theo một quan chức địa phương, sáng nay, ít nhất 3.000 cư dân trên đảo Baengnyeong của Hàn Quốc đã sơ tán xuống các hầm tránh bom vì lo đạn pháo của phía Triều Tiên có thể bắn tới đây. Nhiều người khác đang tiến hành sơ tán. Hãng tin Yonhap cho biết, việc sơ tán cũng đang diễn ra trên đảo Yeonpyeong.
Nơi xảy ra vụ đấu pháo sáng nay cũng chính là khu vực mà một tàu Hải quân Hàn Quốc bị đắm cách đây 4 năm. Các nhà điều tra quốc tế nói rằng, con tàu này bị dính ngư lôi của phía Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng phủ nhận cáo buộc này.
Trong một bài phát biểu tuần trước ở Đức, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đề xuất thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên nhằm đẩy nhanh tiến trình thống nhất hai miền.
“Triều Tiên đang từ chối tham gia vào các kế hoạch mà Hàn Quốc khởi xướng, và đang nói gián tiếp rằng, các kế hoạch của bà Park sẽ không dễ được thực hiện”, giáo sư Kim Yong Hyun thuộc Đại học Dongguk của Hàn Quốc nhận định với hãng tin Bloomberg. “Bắn đạn về phía biên giới và tạo ra một tình huống khủng hoảng không phải là một động thái lạ của Triều Tiên, đó là một phần trong chính sách ‘bên miệng hố chiến tranh’ của họ”.
Một quan chức an ninh thuộc Chính phủ Hàn Quốc cho biết, các biện pháp đáp trả cuộc tập trận của Triều Tiên đã được báo cáo lên Tổng thống Park Geun Hye và Hội đồng An ninh Quốc gia của nước này sẽ có cuộc họp về vấn đề này.
Trước đó, trong sáng nay, Triều Tiên đã báo tin cho phía Hàn Quốc về cuộc tập trận bắn đạn thật của mình. Phản ứng trước thông báo này, phát ngôn viên Wi Yong Seob của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã nói rằng, đây là một hành động thù địch nhằm vào Seoul và làm gia tăng căng thẳng dọc biên giới trên biển giữa hai nước. Ông Wi cũng nói, quân đội Hàn Quốc đã sẵn sàng đáp trả bất kỳ hành động gây hấn nào của Triều Tiên.
Trước cuộc tập trận hôm nay, Triều Tiên đã bắn ít nhất 86 tên lửa kể từ hôm 27/2, trong đó có một số tên lửa đạn đạo bị cấm theo nghị quyết của Liên hiệp quốc. Trong một tuyên bố do hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đăng tải ngày 30/3, Bình Nhưỡng nói rằng, việc bắn tên lửa như vậy là nhằm phản ứng trước cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Theo tuyên bố này, chính quyền Kim Jong Un “đã sẵn sàng cho những bước tiếp theo mà kẻ thù không thể tưởng tượng được… không loại trừ khả năng một dạng thử hạt nhân mới”.