Hàng loạt đồng tiền châu Á cùng mất giá mạnh
Khi Trung Quốc hạ giá Nhân dân tệ, các quốc gia trong khu vực không còn lựa chọn nào khác
Động thái hạ giá Nhân dân tệ đầy bất ngờ của Trung Quốc, khả năng Mỹ chuẩn bị nâng lãi suất cơ bản đồng USD và việc kinh tế suy yếu đã tạo ra một “cơn bão” cho các đồng tiền châu Á.
Phiên giao dịch hôm nay, so với đồng USD, đồng Rupiah của Indonesia hạ mạnh nhất so với các đồng tiền châu Á khác, rớt xuống mức thấp nhất trong 8 năm.
Đồng Ringgit của Malaysia cũng lập đáy mới trong 8 năm. Đô la Singapore, Đô la Đài Loan và đồng Peso của Philippin rơi xuống mức thấp kỷ lục trong 5 năm.
Theo Reuters, hôm nay Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đặt tỷ giá đồng nhân dân tệ trước khi thị trường mở cửa giao dịch ở mức 6,3306 Nhân dân tệ/USD, thấp hơn so với tỷ giá 6,2298 Nhân dân tệ/USD, mức tỷ giá đóng cửa của ngày thứ Ba, thấp nhất từ tháng 10/2012.
Ông Mitul Kotecha, trưởng bộ phận kinh doanh ngoại hối tại Barclays khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét: “Cách đặt tỷ giá đồng nhân dân tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã gây ra thêm nhiều bất ổn với thị trường tiền tệ châu Á. Người ta đặt câu hỏi, liệu họ có thực sự muốn điều chỉnh tỷ giá theo tín hiệu thị trường hay không?”.
Việc các đồng tiền châu Á bị bán mạnh trong phiên hôm nay, theo ông, chủ yếu có nguyên nhân từ việc Nhân dân tệ suy yếu đã tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa các nước châu Á khác.
Còn theo bà Emma Lawson, chuyên gia cao cấp về thị trường tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB), khi Trung Quốc hạ giá Nhân dân tệ, các quốc gia trong khu vực không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc làm suy yếu đồng nội tệ của họ để cạnh tranh.
Nếu thị trường dự báo nhiều hơn về khả năng đồng Nhân dân tệ tiếp tục hạ giá, xu thế trên sẽ còn tiếp diễn.
Người đứng đầu ngân hàng trung ương nhiều nước châu Á đã cố gắng trấn an giới đầu tư về việc đồng nội tệ của nước họ giảm giá. Đại diện Ngân hàng Trung ương Indonexia khẳng định việc đồng Rupiah hạ giá không phải là chỉ báo xấu về nền kinh tế mà đơn giản đồng tiền biến động theo tâm lý thị trường.
Còn Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ đưa ra phản ứng tức thì với các biến động trên thị trường tiền tệ.
Với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD lần đầu tiên trong một thập kỷ đang gần hơn và việc kinh tế khu vực suy yếu, áp lực sụt giá của các đồng tiền châu Á sẽ vẫn còn lớn, theo dự báo của nhiều chuyên gia.
Phiên giao dịch hôm nay, so với đồng USD, đồng Rupiah của Indonesia hạ mạnh nhất so với các đồng tiền châu Á khác, rớt xuống mức thấp nhất trong 8 năm.
Đồng Ringgit của Malaysia cũng lập đáy mới trong 8 năm. Đô la Singapore, Đô la Đài Loan và đồng Peso của Philippin rơi xuống mức thấp kỷ lục trong 5 năm.
Theo Reuters, hôm nay Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đặt tỷ giá đồng nhân dân tệ trước khi thị trường mở cửa giao dịch ở mức 6,3306 Nhân dân tệ/USD, thấp hơn so với tỷ giá 6,2298 Nhân dân tệ/USD, mức tỷ giá đóng cửa của ngày thứ Ba, thấp nhất từ tháng 10/2012.
Ông Mitul Kotecha, trưởng bộ phận kinh doanh ngoại hối tại Barclays khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét: “Cách đặt tỷ giá đồng nhân dân tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã gây ra thêm nhiều bất ổn với thị trường tiền tệ châu Á. Người ta đặt câu hỏi, liệu họ có thực sự muốn điều chỉnh tỷ giá theo tín hiệu thị trường hay không?”.
Việc các đồng tiền châu Á bị bán mạnh trong phiên hôm nay, theo ông, chủ yếu có nguyên nhân từ việc Nhân dân tệ suy yếu đã tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa các nước châu Á khác.
Còn theo bà Emma Lawson, chuyên gia cao cấp về thị trường tiền tệ tại Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB), khi Trung Quốc hạ giá Nhân dân tệ, các quốc gia trong khu vực không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc làm suy yếu đồng nội tệ của họ để cạnh tranh.
Nếu thị trường dự báo nhiều hơn về khả năng đồng Nhân dân tệ tiếp tục hạ giá, xu thế trên sẽ còn tiếp diễn.
Người đứng đầu ngân hàng trung ương nhiều nước châu Á đã cố gắng trấn an giới đầu tư về việc đồng nội tệ của nước họ giảm giá. Đại diện Ngân hàng Trung ương Indonexia khẳng định việc đồng Rupiah hạ giá không phải là chỉ báo xấu về nền kinh tế mà đơn giản đồng tiền biến động theo tâm lý thị trường.
Còn Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ đưa ra phản ứng tức thì với các biến động trên thị trường tiền tệ.
Với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD lần đầu tiên trong một thập kỷ đang gần hơn và việc kinh tế khu vực suy yếu, áp lực sụt giá của các đồng tiền châu Á sẽ vẫn còn lớn, theo dự báo của nhiều chuyên gia.