Hàng trăm nghìn người Catalonia biểu tình phản đối ly khai
Nguồn thạo tin cũng nói rằng kế hoạch ly khai của Catalonia sẽ bị tạm hoãn
Ít nhất 350.000 người đã tập trung ở Barcelona, thủ phủ của Catalonia, trong cuộc biểu tình phản đối nỗ lực tách xứ này khỏi Tây Ban Nha để trở thành một quốc gia độc lập. Nguồn thạo tin cũng nói rằng kế hoạch ly khai của Catalonia sẽ bị tạm hoãn.
Theo tin từ BBC, trong cuộc biểu tình diễn ra vào ngày Chủ nhật theo giờ địa phương, người biểu tình vẫy cờ Tây Ban Nha và cờ Catalonia, đồng thời giơ cao những tấm biểu ngữ viết “chúng ta mạnh hơn khi bên nhau” và “Catalonia là Tây Ban Nha”.
Đây được xem là cuộc biểu tình phản đối ly khai lớn nhất từ trước đến nay ở Catalonia và diễn ra trong bối cảnh vùng này mới có cuộc trưng cầu dân ý về độc lập gây tranh cãi cách đây hơn 1 tuần.
Trong cuộc trưng cầu dân ý đó, 90% cử tri đi bỏ phiếu ủng hộ việc Catalonia trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, số cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý chỉ vào khoảng 2,3 triệu người, chiếm khoảng 42% tổng số cử tri Catalonia.
Đã xuất hiện nhiều cáo buộc cho rằng có sai phạm trong cuộc bỏ phiếu. Ngoài ra, nhiều hòm phiếu đã bị cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha bắt giữ. Lực lượng cảnh sát cũng đã sử dụng vũ lực để trấn áp cuộc bỏ phiếu, khiến gần 900 người bị thương, dẫn tới không ít sự chỉ trích nhằm vào Chính phủ Tây Ban Nha.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã cảnh báo không loại trừ khả năng làm bất kỳ việc gì “mà pháp luật cho phép” để ngăn việc Catalonia ly khai.
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha tuần trước đã chặn cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày thứ Hai tuần này của Nghị viện Catalonia - cuộc họp mà xứ này dự định sẽ đưa ra tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, đại diện của Catalonia vào hôm thứ Sáu tuyên bố cuộc họp vẫn sẽ diễn ra, bất chấp sự ngăn cản của Madrid.
Cảnh sát Barcelona nói số người tham gia cuộc biểu tình phản đối ly khai hôm Chủ nhật là 350.000 người, trong khi các nhà tổ chức nói con số là 950.000 người. Các cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra trên khắp Tây Ban Nha vào hôm thứ Bảy, bao gồm ở Madrid.
Theo dự kiến, người đứng đầu Catalonia, ông Carles Puigdemont sẽ có bài phát biểu trước Nghị viện xứ này vào lúc 6h chiều ngày thứ Hai theo giờ địa phương.
Giới quan sát không loại trừ khả năng Catalonia sẽ tuyên bố độc lập trong cuộc họp Nghị viện này. Tuy nhiên, nghị sỹ Marta Pascal thuộc đảng của ông Puigdemont nói theo kế hoạch đến thời điểm hiện tại, Catalonia sẽ chưa đưa ra tuyên bố độc lập, mà thay vào đó, ông Puigdemont sẽ có một “tuyên bố mang tính biểu tượng”.
Theo ông Pascal, ông Puigdemont sẽ công nhận cuộc trưng cầu dân ý và nói rằng phần đông người Catalonia muốn độc lập, trước khi nói đến việc khởi đầu một quá trình dài dẫn đến độc lập.
Trả lời phỏng vấn tờ báo El Pais ngày thứ Bảy, Thủ tướng Rajoy tiếp tục giữ lập trường cứng rắn. “Chính phủ sẽ đảm bảo rằng bất kỳ sự tuyên bố độc lập nào cũng sẽ không dẫn tới điều gì”, ông Rajoy nói.
Ông cũng cho biết dự định sẽ duy trì lực lượng cảnh sát tăng cường mà Chính phủ đã điều động trước cuộc trưng cầu dân ý Catalonia tiếp tục ở lại vùng này cho tới khi cuộc khủng hoảng kết thúc.
Khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng kích hoạt Điều 155 Hiến pháp Tây Ban Nha, điều khoản cho phép Quốc hội can thiệp vào việc một xứ tự trị ly khai, ông Rajoy nói: “Tôi không loại trừ bất kỳ điều gì nằm trong sự quy định của pháp luật”.
Cùng ngày Chủ nhật, bà Nicola Sturgeon, Thủ hiến Scotland, người bị thua trong một cuộc trưng cầu dân ý về việc Scotland có nên tách khỏi Anh hay không vào năm 2014, nói rằng cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng là “hai bên cùng nhau tìm ra một giải pháp phù hợp với luật pháp, dân chủ và quyền được lựa chọn”.
Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng lớn lần lượt tuyên bố rời khỏi Catalonia do lo ngại bất ổn chính trị.
Theo tin từ BBC, trong cuộc biểu tình diễn ra vào ngày Chủ nhật theo giờ địa phương, người biểu tình vẫy cờ Tây Ban Nha và cờ Catalonia, đồng thời giơ cao những tấm biểu ngữ viết “chúng ta mạnh hơn khi bên nhau” và “Catalonia là Tây Ban Nha”.
Đây được xem là cuộc biểu tình phản đối ly khai lớn nhất từ trước đến nay ở Catalonia và diễn ra trong bối cảnh vùng này mới có cuộc trưng cầu dân ý về độc lập gây tranh cãi cách đây hơn 1 tuần.
Trong cuộc trưng cầu dân ý đó, 90% cử tri đi bỏ phiếu ủng hộ việc Catalonia trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, số cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý chỉ vào khoảng 2,3 triệu người, chiếm khoảng 42% tổng số cử tri Catalonia.
Đã xuất hiện nhiều cáo buộc cho rằng có sai phạm trong cuộc bỏ phiếu. Ngoài ra, nhiều hòm phiếu đã bị cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha bắt giữ. Lực lượng cảnh sát cũng đã sử dụng vũ lực để trấn áp cuộc bỏ phiếu, khiến gần 900 người bị thương, dẫn tới không ít sự chỉ trích nhằm vào Chính phủ Tây Ban Nha.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã cảnh báo không loại trừ khả năng làm bất kỳ việc gì “mà pháp luật cho phép” để ngăn việc Catalonia ly khai.
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha tuần trước đã chặn cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày thứ Hai tuần này của Nghị viện Catalonia - cuộc họp mà xứ này dự định sẽ đưa ra tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, đại diện của Catalonia vào hôm thứ Sáu tuyên bố cuộc họp vẫn sẽ diễn ra, bất chấp sự ngăn cản của Madrid.
Cảnh sát Barcelona nói số người tham gia cuộc biểu tình phản đối ly khai hôm Chủ nhật là 350.000 người, trong khi các nhà tổ chức nói con số là 950.000 người. Các cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra trên khắp Tây Ban Nha vào hôm thứ Bảy, bao gồm ở Madrid.
Theo dự kiến, người đứng đầu Catalonia, ông Carles Puigdemont sẽ có bài phát biểu trước Nghị viện xứ này vào lúc 6h chiều ngày thứ Hai theo giờ địa phương.
Giới quan sát không loại trừ khả năng Catalonia sẽ tuyên bố độc lập trong cuộc họp Nghị viện này. Tuy nhiên, nghị sỹ Marta Pascal thuộc đảng của ông Puigdemont nói theo kế hoạch đến thời điểm hiện tại, Catalonia sẽ chưa đưa ra tuyên bố độc lập, mà thay vào đó, ông Puigdemont sẽ có một “tuyên bố mang tính biểu tượng”.
Theo ông Pascal, ông Puigdemont sẽ công nhận cuộc trưng cầu dân ý và nói rằng phần đông người Catalonia muốn độc lập, trước khi nói đến việc khởi đầu một quá trình dài dẫn đến độc lập.
Trả lời phỏng vấn tờ báo El Pais ngày thứ Bảy, Thủ tướng Rajoy tiếp tục giữ lập trường cứng rắn. “Chính phủ sẽ đảm bảo rằng bất kỳ sự tuyên bố độc lập nào cũng sẽ không dẫn tới điều gì”, ông Rajoy nói.
Ông cũng cho biết dự định sẽ duy trì lực lượng cảnh sát tăng cường mà Chính phủ đã điều động trước cuộc trưng cầu dân ý Catalonia tiếp tục ở lại vùng này cho tới khi cuộc khủng hoảng kết thúc.
Khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng kích hoạt Điều 155 Hiến pháp Tây Ban Nha, điều khoản cho phép Quốc hội can thiệp vào việc một xứ tự trị ly khai, ông Rajoy nói: “Tôi không loại trừ bất kỳ điều gì nằm trong sự quy định của pháp luật”.
Cùng ngày Chủ nhật, bà Nicola Sturgeon, Thủ hiến Scotland, người bị thua trong một cuộc trưng cầu dân ý về việc Scotland có nên tách khỏi Anh hay không vào năm 2014, nói rằng cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng là “hai bên cùng nhau tìm ra một giải pháp phù hợp với luật pháp, dân chủ và quyền được lựa chọn”.
Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng lớn lần lượt tuyên bố rời khỏi Catalonia do lo ngại bất ổn chính trị.