“Hàng trăm nhà đầu tư muốn vào Nghi Sơn"
Theo ông Lê Đình Thọ, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, lợi thế lớn của Nghi Sơn là có hệ thống cảng biển lớn như một cửa khẩu
Theo ông Lê Đình Thọ, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, lợi thế lớn của Nghi Sơn là có hệ thống cảng biển lớn như một cửa khẩu.
Xin ông cho biết vài nét khái quát về Khu kinh tế Nghi Sơn?
Tháng 5/2006, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn tại phía nam Thanh Hóa và bắc Nghệ An với tổng diện tích 18.611ha.
Khu kinh tế Nghi Sơn ra đời nhằm mục đích biến nơi đây thành khu vực phát triển năng động, là động lực phát triển kinh tế của bắc miền Trung Việt Nam và là trọng điểm phía nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Khu kinh tế Nghi Sơn cũng đóng vai trò là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và cơ bản như: lọc hóa dầu, công nghiệp thép cao cấp, vật liệu xây dựng, nhiệt điện, chế tạo và lắp ráp ô tô, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu...
Nghi Sơn sẽ trở thành trung tâm đầu mối về cảng biển, kho vận và vận chuyển hàng hóa quốc tế. Gắn với công nghiệp dịch vụ, Nghi Sơn sẽ là một khu đô thị hiện đại, trung tâm du lịch biển và vui chơi giải trí chất lượng cao.
Như vậy đây sẽ là một trong những khu kinh tế lớn về quy mô cũng như có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở miền Trung. So với nhiều khu kinh tế khác trong cả nước Nghi Sơn có được những lợi thế gì?
Nghi Sơn có hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn giữa các vùng miền trong tỉnh và khu vực, có ga đường sắt nằm trong khu kinh tế, có tỉnh lộ nối cảng Nghi Sơn với quốc lộ 1A, cảng nước sâu với đường Hồ Chí Minh...
Lợi thế lớn của Nghi Sơn là có hệ thống cảng biển lớn như một cửa khẩu, thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa. Hiện nay, bến số 1 và bến số 2 có thể tiếp nhận tàu có tải trọng từ 1 vạn đến 3 vạn DWT với tổng công suất xếp dỡ hàng hóa từ 1,5 đến 2,5 triệu tấn/năm.
Từ nay đến năm 2010 sẽ đầu tư xây dựng từ 1 đến 3 bến cho tàu tải trọng 5 vạn DWT, nâng công suất xếp dỡ hàng hóa lên từ 7 đến 10 triệu tấn/năm.
Hiện Nghi Sơn đang sử dụng mạng điện lưới quốc gia từ đường dây 500KV Bắc Nam, đường 220KV và 110KV Thanh Hóa - Nghệ An. Tương lai, Nghi Sơn sẽ là trung tâm nhiệt điện lớn nhất nước với tổng công suất 3.000MW...
Ngoài ra, ở đây có trên 80.000 dân sinh sống, đó là một nguồn lực lao động dồi dào mà các nhà đầu tư có thể tận dụng được.
Hiện nay đã có những dự án lớn nào đầu tư vào Nghi Sơn?
Hiện Nghi Sơn đã sử dụng 20% diện tích đất cho các dự án Công nghiệp đóng tàu trên 50.000 tấn, sửa chữa tàu trên 100.000 tấn, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn với công suất 4,3 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Công Thanh với công suất 750.000 tấn clanhke/năm.
Chúng tôi đang có một dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 600MW giai đoạn 1 và giai đoạn 2 sẽ là 1.800MW. Dự án nhà máy ống sợi thủy tinh, lắp ráp ôtô của VINAXUKI, tổng kho xăng dầu và các một số cảng biển cũng đang được xây dựng và đưa vào sử dụng. Ngoài ra còn có nhà máy chế biến nguyên liệu giấy của Công ty Inovgreen trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào ở Thanh Hóa...
Để lấp đầy 80% diện tích còn lại, Nghi Sơn đã đưa ra chính sách thu hút đầu tư như thế nào, thưa ông?
Trước hết, tôi khẳng định tốc độ đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn rất lớn, ngoài những dự án đã đầu tư còn có hàng trăm nhà đầu tư khác đang muốn đầu tư vào đây. Chúng tôi sẽ phối hợp với tỉnh Thanh Hóa mở hai trường dạy nghề cho người lao động vào làm việc tại các dự án trong khu kinh tế.
Như vậy các nhà đầu tư sẽ giảm bớt được khâu đào tạo nghề cho người lao động. Các nhà đầu tư sẽ được giải quyết các thủ tục hành chính nhanh nhất, thông thoáng nhất theo cơ chế một cửa tại Ban quản lý Khu kinh tế.
Thời hạn thuê đất trong Khu kinh tế là 70 năm, hết thời hạn có thể được gia hạn tiếp. Một số dự án sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian nhất định.
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn được miễn, giảm nhiều loại thuế theo quy định và theo chính sách ưu đãi thu hút đầu tư...
Khi nhà đầu tư vào điều quan trọng trước nhất là khâu giải phóng mặt bằng, đây là điều mà các Khu kinh tế, khu công nghiệp... hay vướng phải. Ở Nghi Sơn, chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc đó, trong thời gian tới chúng tôi sẽ di dời hơn 3.000 hộ dân.
Chúng tôi đang tham mưu cho tỉnh thực hiện các cơ chế chính sách, xây dựng các khu tái định cư, xen cư với các khu vực lân cận, hỗ trợ cho địa phương nơi người dân chuyển đến xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho những hộ di dân tự do... Tổng số vốn cho di dời dân trong giai đoạn tới khoảng 2.000 tỷ đồng.
Trong tháng 7 này, chúng tôi sẽ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ bản quy hoạch chung về phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn. Theo đó quy mô sẽ lớn hơn rất nhiều với những dự án đầu tư công nghiệp mang tính chiến lược.
Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư đến với Nghi Sơn, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Xin ông cho biết vài nét khái quát về Khu kinh tế Nghi Sơn?
Tháng 5/2006, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn tại phía nam Thanh Hóa và bắc Nghệ An với tổng diện tích 18.611ha.
Khu kinh tế Nghi Sơn ra đời nhằm mục đích biến nơi đây thành khu vực phát triển năng động, là động lực phát triển kinh tế của bắc miền Trung Việt Nam và là trọng điểm phía nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Khu kinh tế Nghi Sơn cũng đóng vai trò là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và cơ bản như: lọc hóa dầu, công nghiệp thép cao cấp, vật liệu xây dựng, nhiệt điện, chế tạo và lắp ráp ô tô, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu...
Nghi Sơn sẽ trở thành trung tâm đầu mối về cảng biển, kho vận và vận chuyển hàng hóa quốc tế. Gắn với công nghiệp dịch vụ, Nghi Sơn sẽ là một khu đô thị hiện đại, trung tâm du lịch biển và vui chơi giải trí chất lượng cao.
Như vậy đây sẽ là một trong những khu kinh tế lớn về quy mô cũng như có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở miền Trung. So với nhiều khu kinh tế khác trong cả nước Nghi Sơn có được những lợi thế gì?
Nghi Sơn có hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn giữa các vùng miền trong tỉnh và khu vực, có ga đường sắt nằm trong khu kinh tế, có tỉnh lộ nối cảng Nghi Sơn với quốc lộ 1A, cảng nước sâu với đường Hồ Chí Minh...
Lợi thế lớn của Nghi Sơn là có hệ thống cảng biển lớn như một cửa khẩu, thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa. Hiện nay, bến số 1 và bến số 2 có thể tiếp nhận tàu có tải trọng từ 1 vạn đến 3 vạn DWT với tổng công suất xếp dỡ hàng hóa từ 1,5 đến 2,5 triệu tấn/năm.
Từ nay đến năm 2010 sẽ đầu tư xây dựng từ 1 đến 3 bến cho tàu tải trọng 5 vạn DWT, nâng công suất xếp dỡ hàng hóa lên từ 7 đến 10 triệu tấn/năm.
Hiện Nghi Sơn đang sử dụng mạng điện lưới quốc gia từ đường dây 500KV Bắc Nam, đường 220KV và 110KV Thanh Hóa - Nghệ An. Tương lai, Nghi Sơn sẽ là trung tâm nhiệt điện lớn nhất nước với tổng công suất 3.000MW...
Ngoài ra, ở đây có trên 80.000 dân sinh sống, đó là một nguồn lực lao động dồi dào mà các nhà đầu tư có thể tận dụng được.
Hiện nay đã có những dự án lớn nào đầu tư vào Nghi Sơn?
Hiện Nghi Sơn đã sử dụng 20% diện tích đất cho các dự án Công nghiệp đóng tàu trên 50.000 tấn, sửa chữa tàu trên 100.000 tấn, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn với công suất 4,3 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Công Thanh với công suất 750.000 tấn clanhke/năm.
Chúng tôi đang có một dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 600MW giai đoạn 1 và giai đoạn 2 sẽ là 1.800MW. Dự án nhà máy ống sợi thủy tinh, lắp ráp ôtô của VINAXUKI, tổng kho xăng dầu và các một số cảng biển cũng đang được xây dựng và đưa vào sử dụng. Ngoài ra còn có nhà máy chế biến nguyên liệu giấy của Công ty Inovgreen trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào ở Thanh Hóa...
Để lấp đầy 80% diện tích còn lại, Nghi Sơn đã đưa ra chính sách thu hút đầu tư như thế nào, thưa ông?
Trước hết, tôi khẳng định tốc độ đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn rất lớn, ngoài những dự án đã đầu tư còn có hàng trăm nhà đầu tư khác đang muốn đầu tư vào đây. Chúng tôi sẽ phối hợp với tỉnh Thanh Hóa mở hai trường dạy nghề cho người lao động vào làm việc tại các dự án trong khu kinh tế.
Như vậy các nhà đầu tư sẽ giảm bớt được khâu đào tạo nghề cho người lao động. Các nhà đầu tư sẽ được giải quyết các thủ tục hành chính nhanh nhất, thông thoáng nhất theo cơ chế một cửa tại Ban quản lý Khu kinh tế.
Thời hạn thuê đất trong Khu kinh tế là 70 năm, hết thời hạn có thể được gia hạn tiếp. Một số dự án sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian nhất định.
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn được miễn, giảm nhiều loại thuế theo quy định và theo chính sách ưu đãi thu hút đầu tư...
Khi nhà đầu tư vào điều quan trọng trước nhất là khâu giải phóng mặt bằng, đây là điều mà các Khu kinh tế, khu công nghiệp... hay vướng phải. Ở Nghi Sơn, chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc đó, trong thời gian tới chúng tôi sẽ di dời hơn 3.000 hộ dân.
Chúng tôi đang tham mưu cho tỉnh thực hiện các cơ chế chính sách, xây dựng các khu tái định cư, xen cư với các khu vực lân cận, hỗ trợ cho địa phương nơi người dân chuyển đến xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho những hộ di dân tự do... Tổng số vốn cho di dời dân trong giai đoạn tới khoảng 2.000 tỷ đồng.
Trong tháng 7 này, chúng tôi sẽ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ bản quy hoạch chung về phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn. Theo đó quy mô sẽ lớn hơn rất nhiều với những dự án đầu tư công nghiệp mang tính chiến lược.
Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư đến với Nghi Sơn, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.