“Hầu hết các doanh nghiệp thuộc Vinashin đều có vấn đề”
Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp nói về việc tái cơ cấu Vinashin
Ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) cho biết, cả tập thể công ty đang “gồng mình” thực hiện tái cơ cấu Vinashin.
Thưa ông, quá trình tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang được DATC triển khai đến giai đoạn nào?
Để thực hiện xử lý nợ, tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Vinashin, bước đầu DATC đã thành lập tổ công tác do lãnh đạo công ty điều hành để trực tiếp làm việc với Vinashin và các cơ quan liên quan.
Hiện nay, chúng tôi đã thành lập Phòng Mua bán nợ 2 để thực hiện chuyên trách về Vinashin, chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp các phương án tái cơ cấu, điều phối hoạt động của các đơn vị, các trung tâm, chi nhánh của công ty trong việc tham gia mua bán nợ và tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Vinashin.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực hoạt động, DATC đã chủ động đề xuất trình Bộ Tài chính tham gia dự án của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để nâng cao năng lực hoạt động cho DATC thông qua chương trình hỗ trợ xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của DATC, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp...
Đến nay, DATC tiếp tục thực hiện những bước cơ bản để giúp Vinashin thực hiện tái cơ cấu. Công việc của chúng tôi là khảo sát, đánh giá, phân loại các doanh nghiệp. Mặt khác, Vinashin cùng DATC đang triển khai phương án xử lý các khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Ông đánh giá như thế nào về tình trạng của các doanh nghiệp trực thuộc Vinashin?
Hầu hết các doanh nghiệp thuộc Vinashin đều có vấn đề, có doanh nghiệp rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”. Do đó, công việc tái cơ cấu tập đoàn này đòi hỏi quá trình khảo sát và đánh giá kỹ càng trước khi đưa ra các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp.
Qua khảo sát, đánh giá, DATC sẽ nỗ lực hết sức để tái cơ cấu được Vinashin. Với những doanh nghiệp đã được áp dụng tất cả các biện pháp mà vẫn không thể tái cơ cấu, chúng tôi sẽ tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý bằng phương án giải thể hoặc phá sản.
Sau khi đánh giá và xây dựng phương án tái cơ cấu khả thi, doanh nghiệp có khả năng khôi phục hoạt động, việc huy động vốn và phát triển doanh nghiệp sẽ được tính đến. Đây cũng là nhiệm vụ DATC được giao.
Ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng việc tái cơ cấu Vinashin đang chậm trễ?
Việc tiến hành tái cơ cấu Vinashin có thể có phần chậm trễ, một phần do một số cơ chế chính sách còn chưa phù hợp, quan điểm xử lý giữa các bộ, ban ngành, cơ quan chức năng chưa thống nhất. Kết quả tái cơ cấu Vinashin sẽ gắn với trách nhiệm của nhiều người nên một số người có tâm lý e ngại.
Quan điểm của tôi là tất cả các vấn đề đều có lời giải, thực tế hoạt động của DATC đã cho thấy chúng tôi chưa từng bó tay trước vấn đề khó khăn nào.
Tính từ thời điểm bắt tay vào công cuộc tái cơ cấu Vinashin, chúng tôi đã thực hiện khảo sát khoảng 60 doanh nghiệp. Sắp tới, DATC sẽ tiếp tục khảo sát các doanh nghiệp còn lại để báo cáo cấp có thẩm quyền một cách tổng thể tái cơ cấu các doanh nghiệp.
Thực tế qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp có thể được tái cơ cấu nhanh, đảm bảo cân bằng thu chi sau thời gian ngắn; một số doanh nghiệp mang tiếng là “đã chết”, nhưng thực tế không hẳn như vậy vì có nguyên nhân để doanh nghiệp lâm vào tình trạng yếu kém là do yếu tố con người, năng lực quản trị và điều hành yếu kém...
Vinashin có đến hơn 200 doanh nghiệp, như vậy, khối lượng công việc còn lại quá lớn, thưa ông?
Con số được công bố là hơn 200 doanh nghiệp trực thuộc Vinashin, nhưng không hẳn như vậy. Thực ra, chỉ khoảng 70 doanh nghiệp trong số này thuộc dạng 100% vốn nhà nước, còn lại là các công ty cổ phần Vinashin nắm chi phối hoặc chỉ là công ty liên kết.
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì chúng tôi nhận thấy bắt buộc phải tái cơ cấu để bảo đảm thu hồi vốn cho nhà nước và đem lại lợi ích cho xã hội. Trong số này, những doanh nghiệp còn vốn sẽ được chuyển đổi, những doanh nghiệp hết vốn sẽ được xem xét khả năng tái cơ cấu.
Với mỗi doanh nghiệp, có nhiều phương án xử lý khác nhau. Trong đó, có phương án an toàn, có phương án mạo hiểm, nhưng quan trọng là tìm phương án tối ưu.
Khi nhận nhiệm vụ hỗ trợ Vinashin tái cơ cấu, DATC nhận thấy đây là một khối lượng công việc khổng lồ, nhưng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của DATC.
Chúng tôi đã huy động tổng lực các nguồn lực từ con người, vật chất đến kinh nghiệm để xây dựng các phương án tái cơ cấu cho Vinashin. Điều quan trọng vẫn là trả lời câu hỏi “cứu doanh nghiệp có lợi hay không?”.
Do đó, phải tính toán hiệu quả của phương án xử lý. Nếu tái cơ cấu mà quá tốn kém và không đem lại hiệu quả xã hội thì cho giải thể phá sản vẫn hơn. Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, việc phá sản một doanh nghiệp có thể tốn kém hơn và gây nhiều hệ lụy xã hội. Như vậy, bài toán tái cơ cấu từng doanh nghiệp cần được giải một cách hợp lý nhất.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Thưa ông, quá trình tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang được DATC triển khai đến giai đoạn nào?
Để thực hiện xử lý nợ, tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Vinashin, bước đầu DATC đã thành lập tổ công tác do lãnh đạo công ty điều hành để trực tiếp làm việc với Vinashin và các cơ quan liên quan.
Hiện nay, chúng tôi đã thành lập Phòng Mua bán nợ 2 để thực hiện chuyên trách về Vinashin, chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp các phương án tái cơ cấu, điều phối hoạt động của các đơn vị, các trung tâm, chi nhánh của công ty trong việc tham gia mua bán nợ và tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Vinashin.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực hoạt động, DATC đã chủ động đề xuất trình Bộ Tài chính tham gia dự án của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để nâng cao năng lực hoạt động cho DATC thông qua chương trình hỗ trợ xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của DATC, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp...
Đến nay, DATC tiếp tục thực hiện những bước cơ bản để giúp Vinashin thực hiện tái cơ cấu. Công việc của chúng tôi là khảo sát, đánh giá, phân loại các doanh nghiệp. Mặt khác, Vinashin cùng DATC đang triển khai phương án xử lý các khoản nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Ông đánh giá như thế nào về tình trạng của các doanh nghiệp trực thuộc Vinashin?
Hầu hết các doanh nghiệp thuộc Vinashin đều có vấn đề, có doanh nghiệp rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”. Do đó, công việc tái cơ cấu tập đoàn này đòi hỏi quá trình khảo sát và đánh giá kỹ càng trước khi đưa ra các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp.
Qua khảo sát, đánh giá, DATC sẽ nỗ lực hết sức để tái cơ cấu được Vinashin. Với những doanh nghiệp đã được áp dụng tất cả các biện pháp mà vẫn không thể tái cơ cấu, chúng tôi sẽ tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý bằng phương án giải thể hoặc phá sản.
Sau khi đánh giá và xây dựng phương án tái cơ cấu khả thi, doanh nghiệp có khả năng khôi phục hoạt động, việc huy động vốn và phát triển doanh nghiệp sẽ được tính đến. Đây cũng là nhiệm vụ DATC được giao.
Ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng việc tái cơ cấu Vinashin đang chậm trễ?
Việc tiến hành tái cơ cấu Vinashin có thể có phần chậm trễ, một phần do một số cơ chế chính sách còn chưa phù hợp, quan điểm xử lý giữa các bộ, ban ngành, cơ quan chức năng chưa thống nhất. Kết quả tái cơ cấu Vinashin sẽ gắn với trách nhiệm của nhiều người nên một số người có tâm lý e ngại.
Quan điểm của tôi là tất cả các vấn đề đều có lời giải, thực tế hoạt động của DATC đã cho thấy chúng tôi chưa từng bó tay trước vấn đề khó khăn nào.
Tính từ thời điểm bắt tay vào công cuộc tái cơ cấu Vinashin, chúng tôi đã thực hiện khảo sát khoảng 60 doanh nghiệp. Sắp tới, DATC sẽ tiếp tục khảo sát các doanh nghiệp còn lại để báo cáo cấp có thẩm quyền một cách tổng thể tái cơ cấu các doanh nghiệp.
Thực tế qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp có thể được tái cơ cấu nhanh, đảm bảo cân bằng thu chi sau thời gian ngắn; một số doanh nghiệp mang tiếng là “đã chết”, nhưng thực tế không hẳn như vậy vì có nguyên nhân để doanh nghiệp lâm vào tình trạng yếu kém là do yếu tố con người, năng lực quản trị và điều hành yếu kém...
Vinashin có đến hơn 200 doanh nghiệp, như vậy, khối lượng công việc còn lại quá lớn, thưa ông?
Con số được công bố là hơn 200 doanh nghiệp trực thuộc Vinashin, nhưng không hẳn như vậy. Thực ra, chỉ khoảng 70 doanh nghiệp trong số này thuộc dạng 100% vốn nhà nước, còn lại là các công ty cổ phần Vinashin nắm chi phối hoặc chỉ là công ty liên kết.
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì chúng tôi nhận thấy bắt buộc phải tái cơ cấu để bảo đảm thu hồi vốn cho nhà nước và đem lại lợi ích cho xã hội. Trong số này, những doanh nghiệp còn vốn sẽ được chuyển đổi, những doanh nghiệp hết vốn sẽ được xem xét khả năng tái cơ cấu.
Với mỗi doanh nghiệp, có nhiều phương án xử lý khác nhau. Trong đó, có phương án an toàn, có phương án mạo hiểm, nhưng quan trọng là tìm phương án tối ưu.
Khi nhận nhiệm vụ hỗ trợ Vinashin tái cơ cấu, DATC nhận thấy đây là một khối lượng công việc khổng lồ, nhưng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của DATC.
Chúng tôi đã huy động tổng lực các nguồn lực từ con người, vật chất đến kinh nghiệm để xây dựng các phương án tái cơ cấu cho Vinashin. Điều quan trọng vẫn là trả lời câu hỏi “cứu doanh nghiệp có lợi hay không?”.
Do đó, phải tính toán hiệu quả của phương án xử lý. Nếu tái cơ cấu mà quá tốn kém và không đem lại hiệu quả xã hội thì cho giải thể phá sản vẫn hơn. Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, việc phá sản một doanh nghiệp có thể tốn kém hơn và gây nhiều hệ lụy xã hội. Như vậy, bài toán tái cơ cấu từng doanh nghiệp cần được giải một cách hợp lý nhất.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)