Hậu vụ Formosa: 3 cán bộ Hà Tĩnh bị khiển trách
Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng tiến hành kỷ luật khiển trách Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường
Sở Nội vụ Hà Tĩnh vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan việc Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung hồi tháng 4/2016.
Theo đó, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị gồm Công an tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trường và UBND thị xã Kỳ Anh đã thực hiện xong việc xử lý kỷ luật các cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ việc nói trên.
Cụ thể, trên cơ sở tự nhận hình thức kỷ luật, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kỷ luật khiển trách đối với Trưởng phòng Thẩm định, đánh giá tác động môi trường.
Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng tiến hành kỷ luật khiển trách Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường.
UBND thị xã Kỳ Anh, nơi chịu trách nhiệm chính trong việc Formosa chôn lấp chất thải trái quy định cũng kỷ luật khiển trách Chủ tịch phường Kỳ Trinh cùng hai cán bộ địa chính phường Kỳ Trinh và Sông Trí.
Tuy nhiên, theo Sở Nội vụ Hà Tĩnh, hiện Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh tiếp tục xử lý kỷ luật đối với Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường.
Trước đó, vào đầu tháng 7 vừa qua, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an và cơ quan điều tra của Hà Tĩnh đã tiến hành làm việc với một số đơn vị trên địa bàn như Sở Tài nguyên Môi trường, cơ quan thuế, Ban quản lý khu kinh tế... nhằm làm rõ trách nhiệm liên đới của cá nhân, tập thể các cơ quan này trong việc để xảy ra sự cố Formosa.
Một trong những nội dung được cơ quan điều tra tập trung làm rõ là quá trình cấp phép, giám sát xả thải tại Formosa đối với một số cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đưa ra tại thời điểm đó là “ai có lỗi phải chịu trách nhiệm, không có việc bỏ qua”.
Sự cố Formasa Hà Tĩnh xả thải trực tiếp ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa - Thiên Huế hồi tháng 4. Đến cuối tháng 6, doanh nghiệp này đã phải thừa nhận hành vi của mình và công bố bồi thường 500 triệu USD. Hiện toàn bộ số tiền trên đã được Formosa chuyển cho Việt Nam, trong đó Chính phủ đã ứng trước 3.000 tỷ đồng để bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại.
Theo đó, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị gồm Công an tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trường và UBND thị xã Kỳ Anh đã thực hiện xong việc xử lý kỷ luật các cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ việc nói trên.
Cụ thể, trên cơ sở tự nhận hình thức kỷ luật, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kỷ luật khiển trách đối với Trưởng phòng Thẩm định, đánh giá tác động môi trường.
Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng tiến hành kỷ luật khiển trách Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường.
UBND thị xã Kỳ Anh, nơi chịu trách nhiệm chính trong việc Formosa chôn lấp chất thải trái quy định cũng kỷ luật khiển trách Chủ tịch phường Kỳ Trinh cùng hai cán bộ địa chính phường Kỳ Trinh và Sông Trí.
Tuy nhiên, theo Sở Nội vụ Hà Tĩnh, hiện Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh tiếp tục xử lý kỷ luật đối với Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường.
Trước đó, vào đầu tháng 7 vừa qua, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an và cơ quan điều tra của Hà Tĩnh đã tiến hành làm việc với một số đơn vị trên địa bàn như Sở Tài nguyên Môi trường, cơ quan thuế, Ban quản lý khu kinh tế... nhằm làm rõ trách nhiệm liên đới của cá nhân, tập thể các cơ quan này trong việc để xảy ra sự cố Formosa.
Một trong những nội dung được cơ quan điều tra tập trung làm rõ là quá trình cấp phép, giám sát xả thải tại Formosa đối với một số cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đưa ra tại thời điểm đó là “ai có lỗi phải chịu trách nhiệm, không có việc bỏ qua”.
Sự cố Formasa Hà Tĩnh xả thải trực tiếp ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa - Thiên Huế hồi tháng 4. Đến cuối tháng 6, doanh nghiệp này đã phải thừa nhận hành vi của mình và công bố bồi thường 500 triệu USD. Hiện toàn bộ số tiền trên đã được Formosa chuyển cho Việt Nam, trong đó Chính phủ đã ứng trước 3.000 tỷ đồng để bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại.