Hiểu thêm về “phẫu thuật nhân đạo” trong tạo hình thẩm mỹ
Một ví dụ điển hình của phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa khiếm khuyết bẩm sinh là dị tật sứt môi hở hàm ếch (SMHHE). Theo ước tính ở Việt Nam, cứ 500 đến 1.000 trẻ chào đời sẽ có 1 ca bị dạng dị tật này, hàng năm có từ 2.000 đến 3.000 trẻ em sứt môi hở hàm ếch chào đời. Dị tật này cần phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ để có được diện mạo bình thường.
Phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch là phẫu thuật tạo hình, phục hồi chức năng cho môi, mũi, vòm miệng... Do đa phần người bị dị tật SMHHE đều bị vẹo vách ngăn mũi, môi hếch lên trên. Phẫu thuật để chính sửa khiếm khuyết bẩm sinh được coi là dạng "phẫu thuật nhân đạo" giúp những người đó không còn mặc cảm, tự tin mà thay vào đó là cảm giác thoải mái khi giao tiếp với mọi người. Từ đó, cuộc sống, công việc của họ cũng được thuận lợi hơn.
Việc phẫu thuật thẩm mỹ sẽ làm tồn thương làn da và để lại sẹo sau khi mổ. Vì vậy, sau khi hoàn thành một ca phẫu thuật thẩm mỹ, điều quan trọng nhất là chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật để "sản phấm" có thể giữ được vẻ đẹp lâu dài và không cần “bảo hành, sửa chữa”. Sau một cuộc phẫu thuật, bác sĩ đã lấy đi các mô, các tổ chức dư thừa, trên cơ thể, đặc biệt là vùng da bề mặt, từ đó làm mới vùng da, đồng thời phần làm mới để lại một vết thương nhỏ và hình thành một vết sẹo sau này. Quá trình hình thành sẹo đó chúng ta gọi là quá trình sửa chữa và phục hồi vết thương, quá trình này sẽ xảy ra liên tục bao gồm các hiện tượng viêm và phục hồi.
Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần có một chế độ chăm sóc da nghiêm ngặt như: tránh nắng tuyệt đối từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, thoa kem chống nắng đạt chuẩn 2 lần/này dùng các sản phẩm tảy rửa nhẹ nhàng, trung tính, không gây kích thích, dị ứng. Đối với phẫu thuật thẩm mỹ ở vùng mặt, cần đặc biệt chú ý không được chà xát khi rửa mặt, không được massage mặt hay đắp mặt nạ để đảm bảm an toàn.