Hiệu ứng kích cầu: Những chuyển động từ mơ tới thực
“Cứ như trong mơ, anh ạ. Phải nửa tháng sau khi nhận vốn kích cầu tôi mới quen với hoàn cảnh mới”
“Cứ như trong mơ, anh ạ. Phải nửa tháng sau khi nhận vốn kích cầu tôi mới quen với hoàn cảnh mới…”.
Thay cho sự dè dặt ban đầu, cuộc trò chuyện giữa bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Công ty Thụ Ngọc Hằng, với phóng viên VnEconomy cởi mở hơn khi đề cập đến hiệu quả mà chính sách hỗ trợ lãi suất mang lại. Đây cũng là một doanh nghiệp điển hình sử dụng vốn kích cầu thành công trong chuyến đi khảo sát của VnEconomy tại tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 21/5.
Không tin nổi!
Năm 2003, Công ty Thụ Ngọc Hằng thành lập, một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nhập phế liệu và sản xuất phôi thép. Từ một khách hàng có “tiền sử” nợ quá hạn 100 triệu đồng, công ty này hiện là một doanh nghiệp uy tín và phát triển nhanh trong danh mục tiếp vốn của Ngân hàng Quân đội (MB).
Năm 2008, như nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng lĩnh vực tại Vĩnh Phúc, thua lỗ và co cụm, Công ty Thụ Ngọc Hằng buộc phải chuyển hẳn sản xuất vào ca đêm để tránh giá điện giờ cao điểm, cầm cự chờ những biến động của thị trường và khó khăn của các đối tác lắng xuống. Với lãi suất vay vốn 21%/năm, nếu giữ nhịp độ hoạt động như trước đó, công ty này cầm chắc lỗ và có thể phá sản.
Ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Cuối tháng 2/2009, Công ty Thụ Ngọc Hằng đón nguồn vốn mới, với ưu đãi bù lãi suất 4%.
“Suốt 5 năm qua tôi ước mình vươn lên, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đó cũng là mong muốn bình thường như của nhiều doanh nghiệp khác. Mặt khác, là chủ một doanh nghiệp từng phải nợ quá hạn có 100 triệu đồng, lại là người từng hoạt động trong ngành ngân hàng trước đây, tôi thấy xấu hổ. Nhưng tôi từng không tin là sẽ có điều kiện để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Tôi nói là “ước mơ” bởi tất cả ý tưởng, các mối quan hệ bạn hàng, kinh nghiệm và nhân lực đều đã được chuẩn bị chín muồi, chỉ thiếu duy nhất là đồng vốn”, bà Hằng tâm sự.
Có vốn ưu đãi, kế hoạch mở rộng kinh doanh theo hướng mới của Công ty Thụ Ngọc Hằng được kích hoạt, dùng hoạt động thương mại để hỗ trợ cho sản xuất đơn thuần trước đó. Sự mở rộng này đòi hỏi vốn lưu động lớn nhưng có khả năng quay vòng và thu lãi nhanh. Và sau hơn hai tháng triển khai, nguồn thu từ thương mại đã đẩy lợi nhuận của công ty tăng tới 40%.
Theo bà Hằng, thành công đó là giá trị của nguồn vốn tiếp sức với lãi suất ưu đãi. Về lâu dài, đó là những bước khởi đầu cần thiết để công ty tích lũy cho khả năng chủ động hoàn toàn sau thời hạn hỗ trợ.
Từ “làm thuê” sang làm chủ
Nhưng không phải các trường hợp khó khăn, cần vốn đều được hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc Công ty Vận tải và Xây dựng Hải Hòa, chỉ riêng tại thành phố Vĩnh Yên, trong giai đoạn khó khăn vừa qua, đã có trên 60 trong khoảng 640 doanh nghiệp buộc phải đóng cửa; trong đó không loại trừ những trường hợp không được tiếp sức kịp thời, hoặc không đáp ứng được các điều kiện để cấp tín dụng.
Ngay cả khi tiếp cận được vốn ngân hàng, mức lãi suất tới 21%/năm trong năm 2008 cũng khiến nhiều doanh nghiệp choáng váng. “Chúng tôi chỉ có thể mượn vốn cho những dự án thực sự cần thiết và ngắn hạn, phải co cụm hết sức. Còn với mức lãi suất như thế kéo dài thì không thể trụ nổi”, ông Hải nói.
Và như cảm xúc của bà Hằng, ông Hải cũng thấy khó tin, khi lãi suất vay vốn từ 21%/năm xuống chỉ còn 6%/năm (lãi suất sau hỗ trợ).
Theo giám đốc doanh nghiệp này, đó là mức lãi suất quá thấp, quá thuận lợi mà ông không dám “mơ” đến kể từ khi bắt tay vào kinh doanh từ năm 2006. Chi phí đầu vào của công ty giảm tới 50% so với trước đó, thu nhập của người lao động từ bình quân 3 triệu đồng/tháng nay có thể đạt tới 5 triệu đồng/tháng, lực lượng lao động chính có thể đạt 7 - 8 triệu đồng/tháng.
“Quan trọng hơn là chúng tôi tự tin để nhận thầu các công trình mà trước đây không đủ sức. Trước đây, không có vốn doanh nghiệp vẫn có thể tham gia dự thầu. Nay bắt buộc phải có ít nhất 50% vốn đối ứng. Những dự án quy mô từ 20 - 30 tỷ đồng thực sự là những bài toán khó đối với những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi. Nhưng nay có ngân hàng bảo lãnh với lãi suất thấp, chúng tôi hoàn toàn tự tin để làm chủ các dự án quy mô lớn hơn, thay vì phải làm thuê nhỏ lẻ”, ông Hải cho biết.
Tại Công ty Chè Tùng Vân, một hướng đi từ “làm thuê” sang làm chủ cũng đang được định hình với sự hỗ trợ của nguồn vốn kích cầu.
Đã hoạt động gần 10 năm nay nhưng một định hướng tưởng như đơn giản tại công ty này vẫn chưa thể khẳng định là thâm nhập được thị trường nội địa. Năm 2008, trước khó khăn chung của nền kinh tế và các bạn hàng, định hướng đó càng trở nên xa vời.
Nói về khủng hoảng, anh Vũ Văn Hường, Phó giám đốc Công ty Tùng Vân, cho rằng càng là những doanh nghiệp nhỏ thì càng phải chịu theo những biến động của thị trường. Công ty Tùng Vân cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi có 80% sản phẩm là cho xuất khẩu.
Năm 2008, hoạt động sản xuất của công ty này có những thời điểm phải gián đoạn, cầm cự, hoặc chỉ thực hiện theo các đơn hàng chắc chắn. Hoạt động sản xuất của Tùng Vân chủ yếu lệ thuộc vào đơn đặt hàng “gia công” cho các đối tác xuất khẩu. Theo đó, trước ảnh hưởng của khủng hoảng và suy giảm kinh tế, công ty đón khó khăn một cách thụ động hơn.
“Chính trong hoàn cảnh đó chúng chúng tôi càng muốn làm chủ thực sự hoạt động và hướng đi của mình. Đó là chủ động tìm thị trường và trực tiếp xuất khẩu, thâm nhập được thị trường nội địa, tự chủ quy trình sản xuất các sản phẩm chè cao cấp chứ không phải lụy bên ngoài. Mơ ước lớn nhất của tôi là thị trường nội địa, nhưng sẽ rất khó khi đây là thị trường khó tính và đòi hỏi phải xây dựng được thương hiệu tốt”, ông Hường nói.
Mẫu chốt vẫn là vốn, thương hiệu và công nghệ. Với nguồn vốn kích cầu, kế hoạch đầu tiên của Công ty Tùng Vân là đầu tư cho các sản phẩm cao cấp, vừa tiếp cận thị trường nội địa, vừa hỗ trợ cho thị trường xuất khẩu. Hệ thống thiết bị cũng vừa được đầu tư hiện đại, giảm thiểu chi phí và rút các khâu chế biến, đóng gói từng phải “gửi nhờ” bên ngoài về để tạo thêm tính chủ động.
Với những chuyển động trên, ông Hường lạc quan khi nhận định rằng, trong khó khăn, chính sự hỗ trợ của chính sách là cơ hội. “Mà nếu không có điều đó, không biết đến thời điểm nào chúng tôi mới cụ thể được hướng đi mong muốn của mình”.
Gửi niềm tin…
Tính đến ngày 10/5, tại địa bàn Vĩnh Phúc, các tổ chức tín dụng đã giải ngân theo chương trình hỗ trợ lãi suất với tổng số tiền là 3.974,985 tỷ đồng, 6.774 khách hàng được vay vốn. Riêng các khoản cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn, hiện đã có 37 doanh nghiệp được tiếp cận với dư nợ 15,941 tỷ đồng.
Theo chuyên viên tín dụng của Ngân hàng Quân đội, tại địa bàn này nhiều doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và có các kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt nhưng trong năm 2008 chưa tiếp cận được nguồn vốn có lãi suất thuận lợi. Nay chính sách hỗ trợ đang tạo điều kiện để có những chuyển biến mới, tạo được niềm tin cho cả các đầu mối cấp tín dụng.
Về phía doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ giúp họ tự tin hơn trong sản xuất kinh doanh. “Trước đây tôi nghĩ những doanh nghiệp nhỏ như mình thường xa lạ với các chính sách của Nhà nước. Nhưng nay, chúng tôi có động lực và tinh thần để vượt qua khó khăn. Nếu chính sách hỗ trợ lãi suất được kéo dài 2 - 3 năm nữa, tôi tin sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ thực sự lớn mạnh và phát triển bền vững hơn”, bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Công ty Thụ Ngọc Hằng nói.
Thay cho sự dè dặt ban đầu, cuộc trò chuyện giữa bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Công ty Thụ Ngọc Hằng, với phóng viên VnEconomy cởi mở hơn khi đề cập đến hiệu quả mà chính sách hỗ trợ lãi suất mang lại. Đây cũng là một doanh nghiệp điển hình sử dụng vốn kích cầu thành công trong chuyến đi khảo sát của VnEconomy tại tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 21/5.
Không tin nổi!
Năm 2003, Công ty Thụ Ngọc Hằng thành lập, một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nhập phế liệu và sản xuất phôi thép. Từ một khách hàng có “tiền sử” nợ quá hạn 100 triệu đồng, công ty này hiện là một doanh nghiệp uy tín và phát triển nhanh trong danh mục tiếp vốn của Ngân hàng Quân đội (MB).
Năm 2008, như nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng lĩnh vực tại Vĩnh Phúc, thua lỗ và co cụm, Công ty Thụ Ngọc Hằng buộc phải chuyển hẳn sản xuất vào ca đêm để tránh giá điện giờ cao điểm, cầm cự chờ những biến động của thị trường và khó khăn của các đối tác lắng xuống. Với lãi suất vay vốn 21%/năm, nếu giữ nhịp độ hoạt động như trước đó, công ty này cầm chắc lỗ và có thể phá sản.
Ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Cuối tháng 2/2009, Công ty Thụ Ngọc Hằng đón nguồn vốn mới, với ưu đãi bù lãi suất 4%.
“Suốt 5 năm qua tôi ước mình vươn lên, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đó cũng là mong muốn bình thường như của nhiều doanh nghiệp khác. Mặt khác, là chủ một doanh nghiệp từng phải nợ quá hạn có 100 triệu đồng, lại là người từng hoạt động trong ngành ngân hàng trước đây, tôi thấy xấu hổ. Nhưng tôi từng không tin là sẽ có điều kiện để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Tôi nói là “ước mơ” bởi tất cả ý tưởng, các mối quan hệ bạn hàng, kinh nghiệm và nhân lực đều đã được chuẩn bị chín muồi, chỉ thiếu duy nhất là đồng vốn”, bà Hằng tâm sự.
Có vốn ưu đãi, kế hoạch mở rộng kinh doanh theo hướng mới của Công ty Thụ Ngọc Hằng được kích hoạt, dùng hoạt động thương mại để hỗ trợ cho sản xuất đơn thuần trước đó. Sự mở rộng này đòi hỏi vốn lưu động lớn nhưng có khả năng quay vòng và thu lãi nhanh. Và sau hơn hai tháng triển khai, nguồn thu từ thương mại đã đẩy lợi nhuận của công ty tăng tới 40%.
Theo bà Hằng, thành công đó là giá trị của nguồn vốn tiếp sức với lãi suất ưu đãi. Về lâu dài, đó là những bước khởi đầu cần thiết để công ty tích lũy cho khả năng chủ động hoàn toàn sau thời hạn hỗ trợ.
Từ “làm thuê” sang làm chủ
Nhưng không phải các trường hợp khó khăn, cần vốn đều được hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc Công ty Vận tải và Xây dựng Hải Hòa, chỉ riêng tại thành phố Vĩnh Yên, trong giai đoạn khó khăn vừa qua, đã có trên 60 trong khoảng 640 doanh nghiệp buộc phải đóng cửa; trong đó không loại trừ những trường hợp không được tiếp sức kịp thời, hoặc không đáp ứng được các điều kiện để cấp tín dụng.
Ngay cả khi tiếp cận được vốn ngân hàng, mức lãi suất tới 21%/năm trong năm 2008 cũng khiến nhiều doanh nghiệp choáng váng. “Chúng tôi chỉ có thể mượn vốn cho những dự án thực sự cần thiết và ngắn hạn, phải co cụm hết sức. Còn với mức lãi suất như thế kéo dài thì không thể trụ nổi”, ông Hải nói.
Và như cảm xúc của bà Hằng, ông Hải cũng thấy khó tin, khi lãi suất vay vốn từ 21%/năm xuống chỉ còn 6%/năm (lãi suất sau hỗ trợ).
Theo giám đốc doanh nghiệp này, đó là mức lãi suất quá thấp, quá thuận lợi mà ông không dám “mơ” đến kể từ khi bắt tay vào kinh doanh từ năm 2006. Chi phí đầu vào của công ty giảm tới 50% so với trước đó, thu nhập của người lao động từ bình quân 3 triệu đồng/tháng nay có thể đạt tới 5 triệu đồng/tháng, lực lượng lao động chính có thể đạt 7 - 8 triệu đồng/tháng.
“Quan trọng hơn là chúng tôi tự tin để nhận thầu các công trình mà trước đây không đủ sức. Trước đây, không có vốn doanh nghiệp vẫn có thể tham gia dự thầu. Nay bắt buộc phải có ít nhất 50% vốn đối ứng. Những dự án quy mô từ 20 - 30 tỷ đồng thực sự là những bài toán khó đối với những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi. Nhưng nay có ngân hàng bảo lãnh với lãi suất thấp, chúng tôi hoàn toàn tự tin để làm chủ các dự án quy mô lớn hơn, thay vì phải làm thuê nhỏ lẻ”, ông Hải cho biết.
Tại Công ty Chè Tùng Vân, một hướng đi từ “làm thuê” sang làm chủ cũng đang được định hình với sự hỗ trợ của nguồn vốn kích cầu.
Đã hoạt động gần 10 năm nay nhưng một định hướng tưởng như đơn giản tại công ty này vẫn chưa thể khẳng định là thâm nhập được thị trường nội địa. Năm 2008, trước khó khăn chung của nền kinh tế và các bạn hàng, định hướng đó càng trở nên xa vời.
Nói về khủng hoảng, anh Vũ Văn Hường, Phó giám đốc Công ty Tùng Vân, cho rằng càng là những doanh nghiệp nhỏ thì càng phải chịu theo những biến động của thị trường. Công ty Tùng Vân cũng không phải là ngoại lệ, nhất là khi có 80% sản phẩm là cho xuất khẩu.
Năm 2008, hoạt động sản xuất của công ty này có những thời điểm phải gián đoạn, cầm cự, hoặc chỉ thực hiện theo các đơn hàng chắc chắn. Hoạt động sản xuất của Tùng Vân chủ yếu lệ thuộc vào đơn đặt hàng “gia công” cho các đối tác xuất khẩu. Theo đó, trước ảnh hưởng của khủng hoảng và suy giảm kinh tế, công ty đón khó khăn một cách thụ động hơn.
“Chính trong hoàn cảnh đó chúng chúng tôi càng muốn làm chủ thực sự hoạt động và hướng đi của mình. Đó là chủ động tìm thị trường và trực tiếp xuất khẩu, thâm nhập được thị trường nội địa, tự chủ quy trình sản xuất các sản phẩm chè cao cấp chứ không phải lụy bên ngoài. Mơ ước lớn nhất của tôi là thị trường nội địa, nhưng sẽ rất khó khi đây là thị trường khó tính và đòi hỏi phải xây dựng được thương hiệu tốt”, ông Hường nói.
Mẫu chốt vẫn là vốn, thương hiệu và công nghệ. Với nguồn vốn kích cầu, kế hoạch đầu tiên của Công ty Tùng Vân là đầu tư cho các sản phẩm cao cấp, vừa tiếp cận thị trường nội địa, vừa hỗ trợ cho thị trường xuất khẩu. Hệ thống thiết bị cũng vừa được đầu tư hiện đại, giảm thiểu chi phí và rút các khâu chế biến, đóng gói từng phải “gửi nhờ” bên ngoài về để tạo thêm tính chủ động.
Với những chuyển động trên, ông Hường lạc quan khi nhận định rằng, trong khó khăn, chính sự hỗ trợ của chính sách là cơ hội. “Mà nếu không có điều đó, không biết đến thời điểm nào chúng tôi mới cụ thể được hướng đi mong muốn của mình”.
Gửi niềm tin…
Tính đến ngày 10/5, tại địa bàn Vĩnh Phúc, các tổ chức tín dụng đã giải ngân theo chương trình hỗ trợ lãi suất với tổng số tiền là 3.974,985 tỷ đồng, 6.774 khách hàng được vay vốn. Riêng các khoản cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn, hiện đã có 37 doanh nghiệp được tiếp cận với dư nợ 15,941 tỷ đồng.
Theo chuyên viên tín dụng của Ngân hàng Quân đội, tại địa bàn này nhiều doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và có các kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt nhưng trong năm 2008 chưa tiếp cận được nguồn vốn có lãi suất thuận lợi. Nay chính sách hỗ trợ đang tạo điều kiện để có những chuyển biến mới, tạo được niềm tin cho cả các đầu mối cấp tín dụng.
Về phía doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ giúp họ tự tin hơn trong sản xuất kinh doanh. “Trước đây tôi nghĩ những doanh nghiệp nhỏ như mình thường xa lạ với các chính sách của Nhà nước. Nhưng nay, chúng tôi có động lực và tinh thần để vượt qua khó khăn. Nếu chính sách hỗ trợ lãi suất được kéo dài 2 - 3 năm nữa, tôi tin sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ thực sự lớn mạnh và phát triển bền vững hơn”, bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Công ty Thụ Ngọc Hằng nói.