Hoàng Anh Gia Lai và mục tiêu tập đoàn
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức, chia sẻ những dự định tương lai của công ty này
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức, chia sẻ những dự định tương lai của công ty này.
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa bán cổ phần cho 3 đối tác chiến lược là Jaccar, SSI và Sacombank với mức khá rẻ so với giá hiện tại trên thị trường tự do. Tại sao công ty lại bán với giá này?
Như các bạn đã biết, 3 đối tác mà chúng tôi chọn làm đối tác là những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực ngành nghề như quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại. Các đối tác này đều là những doanh nghiệp tư nhân, có quá trình hình thành và phát triển giống HAGL.
Theo tôi được biết, Jaccar (Pháp) là quỹ đầu tư có tiềm lực tài chính. Jaccar đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Trung Quốc và Việt Nam. SSI là công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam tính đến thời điểm này và Sacombank cũng là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam về vốn và hiệu quả kinh doanh.
Còn tại sao HAGL lại bán cho các đối tác này với giá mà theo như các đầu tư nói là rẻ, đó chính là vì đây là các đối tác mà chúng tôi sẽ cần cho quá trình phát triển công ty trong tương lai.
Đây không phải là cuộc mua bán cổ phiếu bình thường mà là một sự hợp tác cho tương lai. Mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu cho Jaccar và Sacombank, 28.500 đồng/cổ phiếu cho SSI là giá mà chúng tôi đã tính toán rất kỹ sau khi đã thương thảo với các đối tác này.
Theo đó, các đối tác sẽ cùng HAGL xây dựng và phát triển công ty, trong đó SSI sẽ tư vấn cho HAGL tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và Jaccar sẽ tư vấn cho chúng tôi khi đưa cổ phiếu ra thị trường chứng khoán quốc tế.
Tôi nghĩ với việc trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp hàng đầu này, HAGL sẽ được chia sẻ và học hỏi được những kinh nghiệm kinh doanh, sẽ phát triển và trở thành tập đoàn hàng đầu hoạt động trong đa ngành nghề.
Đây sẽ là yếu tố mang lại cho HAGL lợi nhuận vô hình trong tương lai.
Theo như công bố của HAGL, riêng các dự án bất động sản mà công ty đã, đang và sẽ triển khai từ 2007 - 2009 sẽ mang lại lợi nhuận 1.200 tỷ đồng. Thế nhưng, doanh thu trong các năm từ 2007 - 2009 của HAGL lại chỉ “khiêm tốn” ở mức vài trăm tỷ đồng. Các con số này liệu có mâu thuẫn?
Xin nói cho rõ là các dự án bất động sản mà chúng tôi đã và đang triển khai là thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh. Đây là một trong 4 công ty trực thuộc HAGL Group.
Như vậy, ngoài Công ty Cổ phần HAGL (vừa được cổ phần vào tháng 6/2006) chúng tôi còn có Công ty Hoàng Anh Quy Nhơn, Hoàng Anh Sài Gòn và Công ty kinh doanh nhà Hoàng Anh. Đáng lý ra cả 3 công ty này cũng đã tiến hành cổ phần hoá một lúc với Công ty Cổ phần HAGL nhưng quỹ thời gian không cho phép.
Trong năm 2007, các dự án bất động sản mà HAGL đã, đang và sẽ thực hiện như khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (450 căn), Trần Xuân Soạn (500 căn), khu căn hộ Lê Văn Lương - Trần Xuân Soạn (430 căn), khu căn hộ Chánh Hương (2.200 căn), khu căn hộ cao cấp New Saigon, ngay khu Nam Saigon (4.000 căn)... là thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh. Tất cả các dự án trên sẽ hoàn thành vào năm 2009.
Trong 3 năm từ 2007 - 2009, các dự án này sẽ lãi 1.200 tỷ đồng, mỗi năm 400 tỷ. Số lãi này sẽ không được tính vào lợi nhuận của công ty cổ phần HAGL.
Thế còn dự án cao su 15.000 ha trực thuộc công ty nào trong số các công ty thành viên của HAGL Group?
Dự án 15.000 ha cao su thuộc Công ty Cổ phần HAGL. Đây là dự án có tầm quan trọng đến sự phát triển bền vững của cả Tập đoàn HAGL trong tương lai và hiện đã được Chính phủ Lào và UBND các thành phố Gia Lai, Kon Tum cấp đất.
Dự án này sau 5 năm có thể đem lại cho HAGL lợi nhuận cao và bền vững: trên 500 tỷ đồng mỗi năm (hơn 30 triệu USD).
Như các bạn đã biết, sau chu kỳ 20 năm khai thác mủ là đến thời kỳ thu hoạch lấy gỗ. Toàn bộ vườn 15.000 hecta cao su này sẽ cho 1,5 triệu m3 gỗ xẻ. Nếu giá trị như hiện nay là 250USD/m3 thì riêng tiền gỗ đã đem lại cho công ty 350 triệu USD. Trừ chi phí chặt cây, vận chuyển... tối đa 40%, chúng ta vẫn còn 210 triệu USD.
Như vậy, ngoài lợi nhuận thu về từ mủ cao su, mỗi năm công ty còn thu về hơn 10 triệu USD tiền gỗ, cộng với tiền mủ hơn 30 triệu, mỗi năm dự án cao su là hơn 40 triệu USD.
Được biết, sau Công ty Cổ phần HAGL, HAGL Group sẽ tiến hành cổ phần hoá các công ty thành viên và sáp nhập thành Tập đoàn HAGL. Kế hoạch này sẽ được tiến hành như thế nào?
Tại kỳ đại hội cổ đông sắp tới, tôi sẽ đưa ra và xin ý kiến đại hội để sáp nhập 3 công ty thành viên còn với Công ty Cổ phần HAGL để tăng cường khả năng cạnh tranh kinh doanh.
Sau khi việc này được thực hiện, tôi tin tưởng HAGL sẽ trở thành một tập đoàn rất mạnh về vốn (lên đến 1.100 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế có thể đạt trên 50% vốn điều lệ.
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa bán cổ phần cho 3 đối tác chiến lược là Jaccar, SSI và Sacombank với mức khá rẻ so với giá hiện tại trên thị trường tự do. Tại sao công ty lại bán với giá này?
Như các bạn đã biết, 3 đối tác mà chúng tôi chọn làm đối tác là những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực ngành nghề như quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại. Các đối tác này đều là những doanh nghiệp tư nhân, có quá trình hình thành và phát triển giống HAGL.
Theo tôi được biết, Jaccar (Pháp) là quỹ đầu tư có tiềm lực tài chính. Jaccar đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Trung Quốc và Việt Nam. SSI là công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam tính đến thời điểm này và Sacombank cũng là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam về vốn và hiệu quả kinh doanh.
Còn tại sao HAGL lại bán cho các đối tác này với giá mà theo như các đầu tư nói là rẻ, đó chính là vì đây là các đối tác mà chúng tôi sẽ cần cho quá trình phát triển công ty trong tương lai.
Đây không phải là cuộc mua bán cổ phiếu bình thường mà là một sự hợp tác cho tương lai. Mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu cho Jaccar và Sacombank, 28.500 đồng/cổ phiếu cho SSI là giá mà chúng tôi đã tính toán rất kỹ sau khi đã thương thảo với các đối tác này.
Theo đó, các đối tác sẽ cùng HAGL xây dựng và phát triển công ty, trong đó SSI sẽ tư vấn cho HAGL tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và Jaccar sẽ tư vấn cho chúng tôi khi đưa cổ phiếu ra thị trường chứng khoán quốc tế.
Tôi nghĩ với việc trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp hàng đầu này, HAGL sẽ được chia sẻ và học hỏi được những kinh nghiệm kinh doanh, sẽ phát triển và trở thành tập đoàn hàng đầu hoạt động trong đa ngành nghề.
Đây sẽ là yếu tố mang lại cho HAGL lợi nhuận vô hình trong tương lai.
Theo như công bố của HAGL, riêng các dự án bất động sản mà công ty đã, đang và sẽ triển khai từ 2007 - 2009 sẽ mang lại lợi nhuận 1.200 tỷ đồng. Thế nhưng, doanh thu trong các năm từ 2007 - 2009 của HAGL lại chỉ “khiêm tốn” ở mức vài trăm tỷ đồng. Các con số này liệu có mâu thuẫn?
Xin nói cho rõ là các dự án bất động sản mà chúng tôi đã và đang triển khai là thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh. Đây là một trong 4 công ty trực thuộc HAGL Group.
Như vậy, ngoài Công ty Cổ phần HAGL (vừa được cổ phần vào tháng 6/2006) chúng tôi còn có Công ty Hoàng Anh Quy Nhơn, Hoàng Anh Sài Gòn và Công ty kinh doanh nhà Hoàng Anh. Đáng lý ra cả 3 công ty này cũng đã tiến hành cổ phần hoá một lúc với Công ty Cổ phần HAGL nhưng quỹ thời gian không cho phép.
Trong năm 2007, các dự án bất động sản mà HAGL đã, đang và sẽ thực hiện như khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (450 căn), Trần Xuân Soạn (500 căn), khu căn hộ Lê Văn Lương - Trần Xuân Soạn (430 căn), khu căn hộ Chánh Hương (2.200 căn), khu căn hộ cao cấp New Saigon, ngay khu Nam Saigon (4.000 căn)... là thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh. Tất cả các dự án trên sẽ hoàn thành vào năm 2009.
Trong 3 năm từ 2007 - 2009, các dự án này sẽ lãi 1.200 tỷ đồng, mỗi năm 400 tỷ. Số lãi này sẽ không được tính vào lợi nhuận của công ty cổ phần HAGL.
Thế còn dự án cao su 15.000 ha trực thuộc công ty nào trong số các công ty thành viên của HAGL Group?
Dự án 15.000 ha cao su thuộc Công ty Cổ phần HAGL. Đây là dự án có tầm quan trọng đến sự phát triển bền vững của cả Tập đoàn HAGL trong tương lai và hiện đã được Chính phủ Lào và UBND các thành phố Gia Lai, Kon Tum cấp đất.
Dự án này sau 5 năm có thể đem lại cho HAGL lợi nhuận cao và bền vững: trên 500 tỷ đồng mỗi năm (hơn 30 triệu USD).
Như các bạn đã biết, sau chu kỳ 20 năm khai thác mủ là đến thời kỳ thu hoạch lấy gỗ. Toàn bộ vườn 15.000 hecta cao su này sẽ cho 1,5 triệu m3 gỗ xẻ. Nếu giá trị như hiện nay là 250USD/m3 thì riêng tiền gỗ đã đem lại cho công ty 350 triệu USD. Trừ chi phí chặt cây, vận chuyển... tối đa 40%, chúng ta vẫn còn 210 triệu USD.
Như vậy, ngoài lợi nhuận thu về từ mủ cao su, mỗi năm công ty còn thu về hơn 10 triệu USD tiền gỗ, cộng với tiền mủ hơn 30 triệu, mỗi năm dự án cao su là hơn 40 triệu USD.
Được biết, sau Công ty Cổ phần HAGL, HAGL Group sẽ tiến hành cổ phần hoá các công ty thành viên và sáp nhập thành Tập đoàn HAGL. Kế hoạch này sẽ được tiến hành như thế nào?
Tại kỳ đại hội cổ đông sắp tới, tôi sẽ đưa ra và xin ý kiến đại hội để sáp nhập 3 công ty thành viên còn với Công ty Cổ phần HAGL để tăng cường khả năng cạnh tranh kinh doanh.
Sau khi việc này được thực hiện, tôi tin tưởng HAGL sẽ trở thành một tập đoàn rất mạnh về vốn (lên đến 1.100 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế có thể đạt trên 50% vốn điều lệ.