Hoảng loạn tái diễn, Phố Wall rơi thẳng đứng
Chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày 22/9, khối lượng giao dịch bùng nổ do đà bán tháo lan rộng
Chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày 22/9. Đà bán tháo lan rộng ngày thứ 4 liên tiếp, khi ngày càng có những dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách đã thất bại trong việc ngăn chặn kinh tế toàn cầu suy thoái, từ đó đẩy các thị trường liên tục đổ dốc.
Cụ thể, chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 391,01 điểm, tương ứng 3,51%, xuống còn 10.733,83 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 37,20 điểm, tương ứng 3,19%, xuống còn 1.129,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 82,52 điểm, tương ứng 3,25%, xuống 2.455,67 điểm.
Đà bán tháo lan khắp thị trường, khiến chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư tại Phố Wall tăng vọt 12%. Nhóm cổ phiếu năng lượng và vật liệu bị tác động mạnh nhất do nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tiêu thụ toàn cầu sau dấu hiệu nhu cầu giảm sút từ Trung Quốc.
Hôm qua, số liệu sản xuất tại Trung Quốc suy yếu tháng thứ ba liên tiếp, trong khi lĩnh vực dịch vụ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 9 giảm lần đầu tiên trong vòng 2 năm, đã khiến bức tranh kinh tế thế giới vốn đã ảm đạm bởi số liệu của Mỹ, càng trở nên tăm tối hơn.
Khối lượng giao dịch bùng nổ lên tới 13,24 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, gần gấp đôi mức giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm tới nay là 7,8 tỷ cổ phiếu. Đây cũng là khối lượng giao dịch lớn nhất kể từ hôm 10/8.
Phiên hôm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ kỳ hạn trượt dốc hơn 6%, mức giảm theo ngày lớn nhất trong vòng 6 tuần qua. Chỉ số PHLX dịch vụ dầu khí theo đó hạ mạnh 6,6%. Chỉ số S&P vật liệu rớt 5,5%, trong đó đáng chú ý có cổ phiếu của hãng khai khoáng Freeport-McMoRan mất 9,7%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng bị tác động lớn, chỉ số KBW ngân hàng hạ 2,7%. Trong đó, cổ phiếu của Citigroup bốc hơi 6,1%, do ảnh hưởng của kế hoạch giảm lãi suất dài hạn được FED công bố hôm trước và việc tổ chức tín nhiệm Moody's hạ bậc tín dụng của một loạt ngân hàng lớn.
Tính chung, tại sàn giao dịch New York, số cổ phiếu giảm điểm áp đảo số tăng điểm, với 2.724 mã giảm điểm so với 343 mã tăng điểm. Tại sàn giao dịch Nasdaq, con số này cũng gần tương tự, với 2.230 mã lao dốc so với 353 cổ phiếu đi lên.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cũng rơi tự do. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 4,67% xuống 5.041,61 điểm. Chỉ số DAX của Đức trượt giảm 4,96% xuống chốt ở 5.164,21 điểm. Chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp bốc hơi 5,25% xuống 2.781,68 điểm.
Tình hình tương tự cũng diễn ra với các sàn châu Á - Thái Bình Dương. Giảm điểm mạnh nhất khu vực là thị trường Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng hạ tới 4,85%, xuống còn 17.911,90 điểm. Thị trường Đài Loan giảm 3,06% xuống chốt ở 7.305,50 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt 2,90% xuống còn 1.800,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc bốc hơi 2,78% xuống mức 2.443,06 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 2,55% xuống mức 2.720,53 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật rớt 2,07% xuống 8.560,26 điểm.
Cụ thể, chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 391,01 điểm, tương ứng 3,51%, xuống còn 10.733,83 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 37,20 điểm, tương ứng 3,19%, xuống còn 1.129,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 82,52 điểm, tương ứng 3,25%, xuống 2.455,67 điểm.
Đà bán tháo lan khắp thị trường, khiến chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư tại Phố Wall tăng vọt 12%. Nhóm cổ phiếu năng lượng và vật liệu bị tác động mạnh nhất do nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tiêu thụ toàn cầu sau dấu hiệu nhu cầu giảm sút từ Trung Quốc.
Hôm qua, số liệu sản xuất tại Trung Quốc suy yếu tháng thứ ba liên tiếp, trong khi lĩnh vực dịch vụ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 9 giảm lần đầu tiên trong vòng 2 năm, đã khiến bức tranh kinh tế thế giới vốn đã ảm đạm bởi số liệu của Mỹ, càng trở nên tăm tối hơn.
Khối lượng giao dịch bùng nổ lên tới 13,24 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, gần gấp đôi mức giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm tới nay là 7,8 tỷ cổ phiếu. Đây cũng là khối lượng giao dịch lớn nhất kể từ hôm 10/8.
Phiên hôm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ kỳ hạn trượt dốc hơn 6%, mức giảm theo ngày lớn nhất trong vòng 6 tuần qua. Chỉ số PHLX dịch vụ dầu khí theo đó hạ mạnh 6,6%. Chỉ số S&P vật liệu rớt 5,5%, trong đó đáng chú ý có cổ phiếu của hãng khai khoáng Freeport-McMoRan mất 9,7%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng bị tác động lớn, chỉ số KBW ngân hàng hạ 2,7%. Trong đó, cổ phiếu của Citigroup bốc hơi 6,1%, do ảnh hưởng của kế hoạch giảm lãi suất dài hạn được FED công bố hôm trước và việc tổ chức tín nhiệm Moody's hạ bậc tín dụng của một loạt ngân hàng lớn.
Tính chung, tại sàn giao dịch New York, số cổ phiếu giảm điểm áp đảo số tăng điểm, với 2.724 mã giảm điểm so với 343 mã tăng điểm. Tại sàn giao dịch Nasdaq, con số này cũng gần tương tự, với 2.230 mã lao dốc so với 353 cổ phiếu đi lên.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cũng rơi tự do. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 4,67% xuống 5.041,61 điểm. Chỉ số DAX của Đức trượt giảm 4,96% xuống chốt ở 5.164,21 điểm. Chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp bốc hơi 5,25% xuống 2.781,68 điểm.
Tình hình tương tự cũng diễn ra với các sàn châu Á - Thái Bình Dương. Giảm điểm mạnh nhất khu vực là thị trường Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng hạ tới 4,85%, xuống còn 17.911,90 điểm. Thị trường Đài Loan giảm 3,06% xuống chốt ở 7.305,50 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt 2,90% xuống còn 1.800,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc bốc hơi 2,78% xuống mức 2.443,06 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 2,55% xuống mức 2.720,53 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật rớt 2,07% xuống 8.560,26 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.124,80 | 10.733,80 | 391,01 | 3,51 |
S&P 500 | 1.166,76 | 1.129,56 | 37,20 | 3,19 | |
Nasdaq | 2.538,19 | 2.455,67 | 82,52 | 3,25 | |
Anh | FTSE 100 | 5.288,41 | 5.041,61 | 246,80 | 4,67 |
Pháp | CAC 40 | 2.935,82 | 2.781,68 | 154,14 | 5,25 |
Đức | DAX | 5.433,80 | 5.164,21 | 269,59 | 4,96 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.741,16 | 8.560,26 | 180,90 | 2,07 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.824,20 | 17.911,90 | 912,22 | 4,85 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.512,96 | 2.443,06 | 69,91 | 2,78 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.535,88 | 7.305,50 | 230,38 | 3,06 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.854,28 | 1.800,55 | 53,73 | 2,90 |
Singapore | Straits Times | 2.791,79 | 2.720,53 | 71,26 | 2,55 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |