“Dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền”
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thông tin về diễn biến đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
"Cho đến nay đã có 20 cuộc giao thiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc, và trong các cuộc giao thiệp này, chúng ta đều kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan và tăng cường tàu ở khu vực đó".
Thông tin này được Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 20/5, ngay trước khi Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông.
Thưa Phó thủ tướng, vừa qua Việt Nam và Trung Quốc có cử đoàn công tác để làm việc về vụ giàn khoan Hải Dương 981. Hai bên đã trao đổi thông tin với nhau như thế nào?
Chúng ta trao đổi thẳng thắn quan điểm là Trung Quốc phải rút toàn bộ giàn khoan và các tàu ra khỏi vị trí đó vì đã vi phạm quyền, chủ quyền Việt Nam. Chúng ta cương quyết và dứt khoát đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút.
Ngày 21/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến công tác sang Philippines. Ông có thể cho biết ý nghĩa của chuyến đi này?
Đây là hội nghị của diễn đàn kinh tế Đông Á, Thủ tướng dự theo chương trình công tác của Thủ tướng.
Trên diễn đàn này, chúng ta có thể hiện quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền không?
Cuộc đấu tranh về vấn đề biển Đông rất phức tạp. Hội nghị liên quan đến kinh tế thế giới, nhưng nếu tình hình biển Đông ảnh hưởng đến kinh tế thì đương nhiên đây có thể là chủ đề đem ra trao đổi.
Thời gian qua các đoàn ngoại giao Việt Nam và chính Phó thủ tướng cũng có rất nhiều cuộc điện đàm trao đổi thông tin với lãnh đạo các nước, trong đó có cả Trung Quốc. Kết quả hiện thế nào?
Chúng ta vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp đấu tranh ngoại giao, và một trong những biện pháp đấu tranh ngoại giao là giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc.
Cho đến nay đã có 20 cuộc giao thiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc, và trong các cuộc giao thiệp này, chúng ta đều kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan và tăng cường tàu ở khu vực đó.
Trước thái độ như vậy, Việt Nam có tính kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế?
Thủ tướng đã tuyên bố và trong bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội cũng đã nói rõ, chúng ta kiên quyết đấu tranh và có các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế. Tất cả các biện pháp hòa bình thì chúng ta đều có thể sử dụng để bảo vệ chủ quyền.
Có thông tin nói rằng Trung Quốc rút một số thỏa thuận với Việt Nam. Vậy phản ứng phía Việt Nam thế nào?
Hiện nay chưa có thỏa thuận nào rút cả vì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là phát triển quan hệ giữa hai nước nhân dân giữa hai nước. Còn vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền là việc không để cho nước khác xâm phạm chủ quyền của chúng ta.
Thông tin này được Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 20/5, ngay trước khi Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông.
Thưa Phó thủ tướng, vừa qua Việt Nam và Trung Quốc có cử đoàn công tác để làm việc về vụ giàn khoan Hải Dương 981. Hai bên đã trao đổi thông tin với nhau như thế nào?
Chúng ta trao đổi thẳng thắn quan điểm là Trung Quốc phải rút toàn bộ giàn khoan và các tàu ra khỏi vị trí đó vì đã vi phạm quyền, chủ quyền Việt Nam. Chúng ta cương quyết và dứt khoát đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút.
Ngày 21/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến công tác sang Philippines. Ông có thể cho biết ý nghĩa của chuyến đi này?
Đây là hội nghị của diễn đàn kinh tế Đông Á, Thủ tướng dự theo chương trình công tác của Thủ tướng.
Trên diễn đàn này, chúng ta có thể hiện quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền không?
Cuộc đấu tranh về vấn đề biển Đông rất phức tạp. Hội nghị liên quan đến kinh tế thế giới, nhưng nếu tình hình biển Đông ảnh hưởng đến kinh tế thì đương nhiên đây có thể là chủ đề đem ra trao đổi.
Thời gian qua các đoàn ngoại giao Việt Nam và chính Phó thủ tướng cũng có rất nhiều cuộc điện đàm trao đổi thông tin với lãnh đạo các nước, trong đó có cả Trung Quốc. Kết quả hiện thế nào?
Chúng ta vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp đấu tranh ngoại giao, và một trong những biện pháp đấu tranh ngoại giao là giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc.
Cho đến nay đã có 20 cuộc giao thiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc, và trong các cuộc giao thiệp này, chúng ta đều kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống, nhưng Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan và tăng cường tàu ở khu vực đó.
Trước thái độ như vậy, Việt Nam có tính kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế?
Thủ tướng đã tuyên bố và trong bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội cũng đã nói rõ, chúng ta kiên quyết đấu tranh và có các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế. Tất cả các biện pháp hòa bình thì chúng ta đều có thể sử dụng để bảo vệ chủ quyền.
Có thông tin nói rằng Trung Quốc rút một số thỏa thuận với Việt Nam. Vậy phản ứng phía Việt Nam thế nào?
Hiện nay chưa có thỏa thuận nào rút cả vì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là phát triển quan hệ giữa hai nước nhân dân giữa hai nước. Còn vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền là việc không để cho nước khác xâm phạm chủ quyền của chúng ta.