Học giả Trung Quốc khuyên Bắc Kinh kiềm chế ở biển Đông
Đã xuất hiện những ý kiến lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sớm áp đặt một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông
Trung Quốc nên tránh đơn phương thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông để giảm căng thẳng trong khu vực, một học giả hàng đầu của Trung Quốc khuyến nghị ngày 21/7.
Theo tờ The Diplomat, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép trên biển Đông và quân sự hóa một số công trình ở đây, đã xuất hiện những ý kiến lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sớm áp đặt ADIZ trên biển Đông, tương tự như những gì đã làm trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013.
ADIZ - đồng nghĩa với sự mở rộng không phận của Trung Quốc và sự áp đặt các hạn chế đối với máy bay đi qua khu vực này - sẽ là động thái mới nhất trong loạt động thái hung hăng của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của nước này trên biển Đông.
Tuy nhiên, khi được hỏi Trung Quốc nên và không nên làm gì trên biển Đông, ông Wu Shichun, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia biển Đông của Trung Quốc, nói Bắc Kinh không nên đơn phương công bố một ADIZ. Khuyến nghị này được ông Wu đưa ra tại một hội thảo ở thủ đô Washington của Mỹ.
Theo ông Wu, không thiết lập ADIZ trên biển Đông sẽ là một cách quan trọng để Trung Quốc cho thấy sự kiềm chế và giảm căng thẳng trong khu vực.
“Trung Quốc không nên cố gắng đơn phương công bố ADIZ”, ông Wi phát biểu tại hội thảo ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Washington.
Khuyến nghị này của ông Wu nằm trong một danh sách những việc “nên và không nên làm” mà ông đề xuất với cả Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông.
Khi được hỏi về những việc “không nên làm” đối với Trung Quốc, ông Wu đưa ra một số điểm, bao gồm không công bố ADIZ, đảm bảo tự do hàng hải, và thúc đẩy việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Về phía Mỹ, ông Wu nói rằng Washington không nên tìm cách kiềm chế Trung Quốc và duy trì lập trường trung lập trong vấn đề biển Đông. Theo học giả này, Mỹ nên tiếp cận Trung Quốc trong vấn đề biển Đông bằng “sự tôn trọng lẫn nhau” và cả hai bên nên thúc đẩy hợp tác quân sự theo tinh thần này.
Học giả Wu cũng cho rằng Nhật Bản đang can thiệp vào tranh chấp trên biển Đông và nói điều này sẽ chỉ khiến “tình hình xấu đi”.
Theo tờ The Diplomat, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép trên biển Đông và quân sự hóa một số công trình ở đây, đã xuất hiện những ý kiến lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sớm áp đặt ADIZ trên biển Đông, tương tự như những gì đã làm trên biển Hoa Đông vào tháng 11/2013.
ADIZ - đồng nghĩa với sự mở rộng không phận của Trung Quốc và sự áp đặt các hạn chế đối với máy bay đi qua khu vực này - sẽ là động thái mới nhất trong loạt động thái hung hăng của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của nước này trên biển Đông.
Tuy nhiên, khi được hỏi Trung Quốc nên và không nên làm gì trên biển Đông, ông Wu Shichun, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia biển Đông của Trung Quốc, nói Bắc Kinh không nên đơn phương công bố một ADIZ. Khuyến nghị này được ông Wu đưa ra tại một hội thảo ở thủ đô Washington của Mỹ.
Theo ông Wu, không thiết lập ADIZ trên biển Đông sẽ là một cách quan trọng để Trung Quốc cho thấy sự kiềm chế và giảm căng thẳng trong khu vực.
“Trung Quốc không nên cố gắng đơn phương công bố ADIZ”, ông Wi phát biểu tại hội thảo ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Washington.
Khuyến nghị này của ông Wu nằm trong một danh sách những việc “nên và không nên làm” mà ông đề xuất với cả Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông.
Khi được hỏi về những việc “không nên làm” đối với Trung Quốc, ông Wu đưa ra một số điểm, bao gồm không công bố ADIZ, đảm bảo tự do hàng hải, và thúc đẩy việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Về phía Mỹ, ông Wu nói rằng Washington không nên tìm cách kiềm chế Trung Quốc và duy trì lập trường trung lập trong vấn đề biển Đông. Theo học giả này, Mỹ nên tiếp cận Trung Quốc trong vấn đề biển Đông bằng “sự tôn trọng lẫn nhau” và cả hai bên nên thúc đẩy hợp tác quân sự theo tinh thần này.
Học giả Wu cũng cho rằng Nhật Bản đang can thiệp vào tranh chấp trên biển Đông và nói điều này sẽ chỉ khiến “tình hình xấu đi”.