Học phí đại học: Nhiều trường thu vượt trần
Để “lách” quyết định học phí mới, một số trường đại học đã thu học phí theo từng tín chỉ
Không chỉ ở các trường phổ thông, mà các khoản thu học phí ở các trường đại học, cao đẳng đã làm cho gia đình các tân sinh viên “ngồi trên đống lửa”.
Bởi năm học này, nhiều trường đại học ngoài công lập thu học phí cao hơn mức đã cam kết, còn đại học công lập thu vượt ngưỡng học phí quy định của Nhà nước.
Theo khung điều chỉnh học phí Chính phủ mới ban hành, mức thu học phí của các trường đại học công lập là 240.000 đồng/tháng. Để “lách” quyết định này, một số trường đại học đã thu học phí theo từng tín chỉ. Nếu tính tổng các tín chỉ bình quân mức học phí lên tới 400.000 - 450.000 đồng/tháng, gần gấp đôi so với quy định.
Tại phòng tài vụ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đã thông báo rất rõ số tiền trường thu nhập học của sinh viên K51, nếu là chính quy nộp 1.435.000 đồng; chính quy ngoài ngân sách là 5.735.000 đồng. Trong đó bao gồm: tiền học phí đợt 1, khám sức khỏe, bảo hiểm y tế, thẻ sinh viên.
Tuy nhiên theo một nhân viên thu tiền thì số tiền này mới tạm thu, thí sinh chắc chắn phải đóng thêm. Bởi chỉ tính riêng tín chỉ của một học kỳ đã khoảng 1.500.000 đồng. Tính trung bình mỗi tháng, sinh viên phải nộp khoảng 300.000 đồng, đóng trong 10 tháng, còn lại là nghỉ hè, nghỉ tết.
Trường đại học Bách khoa Hà Nội, khi nhập trường sinh viên phải nộp 60.000 đồng/tín chỉ. Một học kỳ trung bình số tiền phải nộp cho các tín chỉ của mỗi sinh viên khoảng 1.500.000 đồng. Như vậy so với mức trần mà Chính phủ quy định, số tiền coi như học phí mỗi tháng cũng vượt quá khung cho phép.
Ở miền Nam việc thu học phí của một số trường cũng cao quá mức quy định. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM đã thông báo mức thu học phí năm học 2009-2010 là 110.000 đồng/tín chỉ. Nếu tính riêng ngành công nghệ thông tin, cần phải tích lũy tối thiểu 130 tín chỉ mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Như vậy, 130 tín chỉ chia đều cho bốn năm học (trung bình 32,5 tín chỉ/năm). Với mức thu này, trung bình mỗi năm sinh viên phải nộp là 3.575.000 đồng, vượt trần 1,17 triệu đồng.
Ban Giám hiệu Đại học Cần Thơ quy định mức học phí áp dụng từ năm học 2009-2010 cho bậc đại học chính quy là 80.000 đồng/tín chỉ (tăng 20.000 đồng so với năm trước. Theo tìm hiểu, trường xây dựng chương trình đào tạo bậc đại học là 138 tín chỉ. Như vậy, trung bình một năm sinh viên sẽ học 34,5 tín chỉ và học phí sẽ là 2.760.000 đồng/năm, cao hơn mức quy định 376.000 đồng.
Trong khi các trường đại học công lập thu phí vượt trần thì các trường đại học ngoài công lập lại thu học phí cao hơn mức đã cam kết. Trước khi bước vào kỳ tuyển sinh đại học, cao đăng năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập phải công khai học phí để thí sinh có thể cân nhắc, chọn trường phù hợp điều kiện tài chính.
Tại Đại học dân lập Văn Lang Tp.HCM, khi thông báo mức học phí dự kiến 8-9 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, tại trang thông tin của trường tại địa chỉ http://tuyensinh.vanlanguni.edu.vn thì học phí của khóa nhập học 2009 cho ngành thấp nhất đã là 8,8 triệu đồng, các ngành còn lại dao động từ 9,4-10 triệu đồng/năm.
Thí sinh khi tìm hiểu xét tuyển nguyện vọng 2 cũng không khỏi giật mình trước mức học phí Trường đại học dân lập Kỹ thuật công nghệ Tp.HCM thông báo thu cao hơn mức trường này công bố gần 1 triệu đồng/năm.
Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, theo lộ trình điều chỉnh thu học phí, năm học 2010-2011 mới bắt đầu thực hiện cơ chế tài chính mới. Tuy nhiên, đó là chỉ áp dụng các trường đại học công lập, còn các trường đại học ngoài công lập, mức học phí lại do trường quyết định. Do đó, mọi trách nhiệm về học phí do trường đó quyết định, nhưng vẫn phải công khai học phí.
Cũng theo ông Ngữ, do cuộc vận động thực hiện “3 công khai” mới bắt đầu từ ngày 7/5/2009 nên việc kiểm tra, quản lý các trường vẫn chưa được sát sao. Để xử lý triệt để việc lạm thu ở các trường phổ thông, đại học, trong tháng 10 Bộ sẽ thành lập đoàn kiểm tra nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc công khai thu học phí của các địa phương.
Theo đó, năm học 2009 - 2010 các mức thu học phí được quy định như sau: Dạy nghề trình độ trung cấp nghề trở xuống, từ 20.000-160.000 đồng/tháng/học sinh; trung cấp chuyên nghiệp, từ 15.000-135.000 đồng/tháng/học sinh; cao đẳng, cao đẳng nghề, từ 40.000-200.000 đồng/tháng/sinh viên; đại học từ 50.000-240.000 đồng/tháng/sinh viên; đào tạo thạc sĩ, từ 75.000-270.000 đồng/tháng/học viên; đào tạo tiến sĩ, từ 100.000-330.000 đồng/tháng.
Nếu phát hiện trường công lập nào thu không đúng quy định của Chính phủ về điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010, Bộ sẽ kiên quyết xử lý.
Bởi năm học này, nhiều trường đại học ngoài công lập thu học phí cao hơn mức đã cam kết, còn đại học công lập thu vượt ngưỡng học phí quy định của Nhà nước.
Theo khung điều chỉnh học phí Chính phủ mới ban hành, mức thu học phí của các trường đại học công lập là 240.000 đồng/tháng. Để “lách” quyết định này, một số trường đại học đã thu học phí theo từng tín chỉ. Nếu tính tổng các tín chỉ bình quân mức học phí lên tới 400.000 - 450.000 đồng/tháng, gần gấp đôi so với quy định.
Tại phòng tài vụ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đã thông báo rất rõ số tiền trường thu nhập học của sinh viên K51, nếu là chính quy nộp 1.435.000 đồng; chính quy ngoài ngân sách là 5.735.000 đồng. Trong đó bao gồm: tiền học phí đợt 1, khám sức khỏe, bảo hiểm y tế, thẻ sinh viên.
Tuy nhiên theo một nhân viên thu tiền thì số tiền này mới tạm thu, thí sinh chắc chắn phải đóng thêm. Bởi chỉ tính riêng tín chỉ của một học kỳ đã khoảng 1.500.000 đồng. Tính trung bình mỗi tháng, sinh viên phải nộp khoảng 300.000 đồng, đóng trong 10 tháng, còn lại là nghỉ hè, nghỉ tết.
Trường đại học Bách khoa Hà Nội, khi nhập trường sinh viên phải nộp 60.000 đồng/tín chỉ. Một học kỳ trung bình số tiền phải nộp cho các tín chỉ của mỗi sinh viên khoảng 1.500.000 đồng. Như vậy so với mức trần mà Chính phủ quy định, số tiền coi như học phí mỗi tháng cũng vượt quá khung cho phép.
Ở miền Nam việc thu học phí của một số trường cũng cao quá mức quy định. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM đã thông báo mức thu học phí năm học 2009-2010 là 110.000 đồng/tín chỉ. Nếu tính riêng ngành công nghệ thông tin, cần phải tích lũy tối thiểu 130 tín chỉ mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Như vậy, 130 tín chỉ chia đều cho bốn năm học (trung bình 32,5 tín chỉ/năm). Với mức thu này, trung bình mỗi năm sinh viên phải nộp là 3.575.000 đồng, vượt trần 1,17 triệu đồng.
Ban Giám hiệu Đại học Cần Thơ quy định mức học phí áp dụng từ năm học 2009-2010 cho bậc đại học chính quy là 80.000 đồng/tín chỉ (tăng 20.000 đồng so với năm trước. Theo tìm hiểu, trường xây dựng chương trình đào tạo bậc đại học là 138 tín chỉ. Như vậy, trung bình một năm sinh viên sẽ học 34,5 tín chỉ và học phí sẽ là 2.760.000 đồng/năm, cao hơn mức quy định 376.000 đồng.
Trong khi các trường đại học công lập thu phí vượt trần thì các trường đại học ngoài công lập lại thu học phí cao hơn mức đã cam kết. Trước khi bước vào kỳ tuyển sinh đại học, cao đăng năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập phải công khai học phí để thí sinh có thể cân nhắc, chọn trường phù hợp điều kiện tài chính.
Tại Đại học dân lập Văn Lang Tp.HCM, khi thông báo mức học phí dự kiến 8-9 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, tại trang thông tin của trường tại địa chỉ http://tuyensinh.vanlanguni.edu.vn thì học phí của khóa nhập học 2009 cho ngành thấp nhất đã là 8,8 triệu đồng, các ngành còn lại dao động từ 9,4-10 triệu đồng/năm.
Thí sinh khi tìm hiểu xét tuyển nguyện vọng 2 cũng không khỏi giật mình trước mức học phí Trường đại học dân lập Kỹ thuật công nghệ Tp.HCM thông báo thu cao hơn mức trường này công bố gần 1 triệu đồng/năm.
Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, theo lộ trình điều chỉnh thu học phí, năm học 2010-2011 mới bắt đầu thực hiện cơ chế tài chính mới. Tuy nhiên, đó là chỉ áp dụng các trường đại học công lập, còn các trường đại học ngoài công lập, mức học phí lại do trường quyết định. Do đó, mọi trách nhiệm về học phí do trường đó quyết định, nhưng vẫn phải công khai học phí.
Cũng theo ông Ngữ, do cuộc vận động thực hiện “3 công khai” mới bắt đầu từ ngày 7/5/2009 nên việc kiểm tra, quản lý các trường vẫn chưa được sát sao. Để xử lý triệt để việc lạm thu ở các trường phổ thông, đại học, trong tháng 10 Bộ sẽ thành lập đoàn kiểm tra nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc công khai thu học phí của các địa phương.
Theo đó, năm học 2009 - 2010 các mức thu học phí được quy định như sau: Dạy nghề trình độ trung cấp nghề trở xuống, từ 20.000-160.000 đồng/tháng/học sinh; trung cấp chuyên nghiệp, từ 15.000-135.000 đồng/tháng/học sinh; cao đẳng, cao đẳng nghề, từ 40.000-200.000 đồng/tháng/sinh viên; đại học từ 50.000-240.000 đồng/tháng/sinh viên; đào tạo thạc sĩ, từ 75.000-270.000 đồng/tháng/học viên; đào tạo tiến sĩ, từ 100.000-330.000 đồng/tháng.
Nếu phát hiện trường công lập nào thu không đúng quy định của Chính phủ về điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010, Bộ sẽ kiên quyết xử lý.