Hỏi chuyện “bóng hồng” trong làng báo tài chính - chứng khoán
Những chia sẻ về nghề của một số “bóng hồng” trong cộng đồng nhà báo theo dõi lĩnh vực tài chính - chứng khoán
Nghề báo nói chung và nghề báo trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán nói riêng có vô vàn những sức ép không dễ vượt qua, ngay cả với các đấng mày râu.
Vậy viết về tài chính - chứng khoán nhìn chung đòi hỏi những phẩm chất gì? Liệu nữ giới có những thuận lợi và khó khăn gì so với nam giới khi chọn lựa theo đuổi lĩnh vực này?
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), VnEconomy gửi tới bạn đọc những chia sẻ về nghề của một số “bóng hồng” trong cộng đồng nhà báo theo dõi lĩnh vực tài chính - chứng khoán tại Việt Nam hiện nay.
Nếu được chọn lại, vẫn xin được chọn nghề báo
Nhà báo Lê Bình, Ban thời sự Đài Truyền hình Việt Nam
“Đúng là nghề báo có vô vàn sức ép, nhưng chính nó cũng tạo ra vô vàn điều thú vị, nếu được chọn lại tôi vẫn xin được chọn là tôi bây giờ. Bởi một lẽ rất đơn giản, nếu ai đã chót đam mê thực sự nghề báo thì khó có thể dứt bỏ được, tôi cũng vậy thôi.
Theo tôi, trung thực là phẩm chất đầu tiên của người làm báo, nhất là làm báo trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Thông tin trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán chính là tiền, một nhà báo không trung thực sẽ cho ra đời những thông tin không chính xác có thể sẽ khiến cho rất nhiều người mất tiền oan. Mà đồng tiền thì liền khúc ruột, đúng không ạ?
Tôi từng gặp rất nhiều nhà báo nữ trong lĩnh vực kinh tế tài chính - chứng khoán. Họ xinh đẹp vì năng động. Tôi thấy rằng, những bài viết của nhà báo Hải Lý của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhà báo Phạm Oanh của Đầu tư Chứng khoán, những phóng sự điều tra nhà báo Tuyết Mai ở Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam... thường là những bài viết có tác động rất lớn tới dư luận. Đó chính là sức mạnh của họ, sức mạnh của trí tuệ, của sự trung thực, sức mạnh của ham muốn phản ánh tiêu cực để tìm sự công bằng cho tất cả các nhà đầu tư”.
Trung thực là phẩm chất đầu tiên
Nhà báo Lan Hương, Thời báo Kinh tế Việt Nam
“Tôi đến với nghề báo hoàn toàn ngẫu nhiên và lĩnh vực chứng khoán đối với tôi lúc đó cũng hoàn toàn mới mẻ. Trong thời gian đầu làm báo tôi thậm chí vẫn coi đây chỉ là bến đỗ tạm thời. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng thấy yêu thích công việc này.
Đằng sau những con số tưởng như khô khan đó là những chuyện vui buồn, được mất, thành bại của các doanh nghiệp và doanh nhân. Cùng với thời gian, quan hệ của tôi với các doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ đơn thuần vì công việc mà còn là người đồng hành, người bạn của nhau. Tôi hạnh phúc vì điều đó và nếu được chọn lại tôi sẽ không ngần ngại đi lại con đường mà "số phận" đã lựa chọn.
Để có một bài báo hay, có chất lượng, được độc giả quan tâm thì dù viết về lĩnh vực nào cũng đều khó như nhau. Trung thực là phẩm chất đầu tiên của người làm báo và phóng viên viết về lĩnh vực tài chính - chứng khoán cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, chứng khoán, cũng như một số lĩnh vực khác, còn đòi hỏi phóng viên phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này, vì chỉ cần một chút sai sót, nhầm lẫn có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và thị trường.
Bài viết phải được xuất phát từ cái tâm khách quan mới có sức thuyết phục. Đó là chưa kể đến trách nhiệm cá nhân của nhà báo trước pháp luật và trách nhiệm đạo đức trước đồng nghiệp.
Theo tôi thì hiện nay cũng không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ trong lĩnh vực này. Tuy vậy, với vai trò là người mẹ, người vợ, phóng viên nữ có lẽ sẽ phải chi li hơn với thời gian biểu của mình, nếu muốn làm tốt công việc như nam giới.
Hiện nay chúng tôi có một câu lạc bộ nhà báo chứng khoán, trong đó phóng viên nữ chiếm khoảng một nửa. Tuy nhiên "sức mạnh" không phụ thuộc vào số lượng mà vào chất lượng của bài viết và bài viết của một số nhà báo nữ hiện nay được độc giả đánh giá cao.
Tôi nhận thấy rằng, nghề báo nói chung và viết về chứng khoán nói riêng, nhà báo phải thực sự say mê với nghề, có tâm và có kiến thức về lĩnh vực mà mình quan tâm theo dõi”.
Mong con gái mình sẽ không theo nghiệp mẹ
Nhà báo Phạm Oanh, Báo Đầu tư Chứng khoán
“Vì mình chỉ có một cuộc đời, tức là không có khả năng thứ hai, nên rất khó để trả lời chính xác câu hỏi liệu có theo đuổi nghề báo nữa không nếu được chọn lại nghề. Nhiều khi cũng tiếc vì mình đã chọn làm báo, trong khi nhiều người bạn cùng lớp mình ngày xưa giờ đã là giám đốc công ty chứng khoán, giám đốc ngân hàng hay có chức vị nhất định tại Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng nhiều khi cũng thấy sướng, vì mình được làm một nghề đặc biệt, hàng ngày được tiếp cận, được lắng nghe, được trao đổi với những người giỏi hơn mình rất nhiều, giàu hơn mình rất nhiều. Một nghề luôn buộc mình phải vận động, phải học hỏi, phải tìm tòi, phải sáng tạo.
Cái hay của nghề báo là ở chỗ, đó là một nghề rộng mênh mông, làm cho xong việc thì rất dễ, nhưng làm cho tốt thì rất khó. Nếu mình muốn phấn đấu thì phía trước luôn là khoảng rộng không biên giới, còn nếu mình lười một chút, muốn dừng lại một chút, có lẽ cũng... chẳng sao.
Rất nhiều lần đối diện với chính mình, chợt nghĩ, cuộc đời chỉ có một, sao mình không thay đổi công việc xem nghề khác có thú vị hay không? Nhưng đã hơn 10 năm nay, mình vẫn cứ làm báo. Có thể vì mình vẫn chưa đủ tự tin để thay đổi, nhưng cũng có thể là vì mình chưa thấy có nghề nào thú vị hơn nghề báo để mà quyết tâm thay đổi cả.
Theo tôi, tinh tế và trung thực có lẽ là hai phẩm chất quan trọng nhất khi viết về tài chính - chứng khoán. Tinh tế đòi hỏi nhà báo phải nhận biết được sự thật, còn trung thực đòi hỏi người viết phải làm thế nào để truyền tải được những vấn đề của thị trường ra công chúng một cách chân thực, khách quan và công bằng cho tất cả.
Công bằng, nói thì dễ, nhưng để đạt được là rất khó. Thị trường chứng khoán là một thị trường mà mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong đó rất phức tạp, vừa đan xen, vừa mâu thuẫn. Người cầm bút, nếu vô tình hay cố ý nghiêng về bất kỳ một chủ thể nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhóm chủ thể khác.
Trong nghề này, điều tôi sợ nhất là bị lừa dối mà không nhận ra. Đã làm báo chắc ai cũng luôn muốn hiểu sự thật, nhưng thực tế, rất nhiều khi mình không đủ sức tiếp cận sự thật và không đủ sức để hiểu hết sự thật. Tôi nghĩ đây là thách thức chung của nghề, không phân biệt đó là một nhà báo nam hay một nhà báo nữ.
Thực sự là các nhà báo nữ cùng theo dõi mảng tài chính, chứng khoán chưa khi nào tụ họp lại để thành một cộng đồng cả. Dù chưa có những con số, những thành quả cụ thể để chúng tôi tự đánh giá, nhưng tôi nghĩ rằng, cộng đồng này không mạnh bằng cộng đồng các nhà báo nam đâu (cười).
Hơn 10 năm làm báo Đầu tư Chứng khoán, tôi chỉ có hành trang là một chút kinh nghiệm để chia sẻ. Xuất thân từ dân chuyên toán lại theo học ngành tài chính, ngân hàng, tôi hầu như không có nền tảng lý luận về nghề báo.
Kỹ năng làm báo của tôi là vừa cố gắng làm, vừa thẩm định công việc của mình thông qua sự phản hồi, góp ý, nhận xét của bạn đọc. Sự khen chê trực tiếp của độc giả là áp lực lớn nhất, buộc chúng tôi phải cố gắng để mỗi cá nhân và cả tờ báo có chỗ đứng trong lòng bạn đọc.
Thực sự, tôi thấy làm báo là một công việc luôn luôn mới và luôn luôn khó, không bao giờ đạt được sự thoả mãn trong nghề này. Tôi không biết phải chia sẻ như thế nào với những nữ đồng nghiệp tương lai, nhưng có một điều tôi mong ước rằng, con gái tôi, tuy có tên trên nhiều bài báo tôi viết từ khi chưa lọt lòng (bé Tường Vi), nhưng lớn lên, cháu sẽ không theo nghiệp của mẹ. Tôi muốn cháu trở thành một bác sỹ hơn”.
Vậy viết về tài chính - chứng khoán nhìn chung đòi hỏi những phẩm chất gì? Liệu nữ giới có những thuận lợi và khó khăn gì so với nam giới khi chọn lựa theo đuổi lĩnh vực này?
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), VnEconomy gửi tới bạn đọc những chia sẻ về nghề của một số “bóng hồng” trong cộng đồng nhà báo theo dõi lĩnh vực tài chính - chứng khoán tại Việt Nam hiện nay.
Nếu được chọn lại, vẫn xin được chọn nghề báo
Nhà báo Lê Bình, Ban thời sự Đài Truyền hình Việt Nam
“Đúng là nghề báo có vô vàn sức ép, nhưng chính nó cũng tạo ra vô vàn điều thú vị, nếu được chọn lại tôi vẫn xin được chọn là tôi bây giờ. Bởi một lẽ rất đơn giản, nếu ai đã chót đam mê thực sự nghề báo thì khó có thể dứt bỏ được, tôi cũng vậy thôi.
Theo tôi, trung thực là phẩm chất đầu tiên của người làm báo, nhất là làm báo trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Thông tin trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán chính là tiền, một nhà báo không trung thực sẽ cho ra đời những thông tin không chính xác có thể sẽ khiến cho rất nhiều người mất tiền oan. Mà đồng tiền thì liền khúc ruột, đúng không ạ?
Tôi từng gặp rất nhiều nhà báo nữ trong lĩnh vực kinh tế tài chính - chứng khoán. Họ xinh đẹp vì năng động. Tôi thấy rằng, những bài viết của nhà báo Hải Lý của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhà báo Phạm Oanh của Đầu tư Chứng khoán, những phóng sự điều tra nhà báo Tuyết Mai ở Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam... thường là những bài viết có tác động rất lớn tới dư luận. Đó chính là sức mạnh của họ, sức mạnh của trí tuệ, của sự trung thực, sức mạnh của ham muốn phản ánh tiêu cực để tìm sự công bằng cho tất cả các nhà đầu tư”.
Trung thực là phẩm chất đầu tiên
Nhà báo Lan Hương, Thời báo Kinh tế Việt Nam
“Tôi đến với nghề báo hoàn toàn ngẫu nhiên và lĩnh vực chứng khoán đối với tôi lúc đó cũng hoàn toàn mới mẻ. Trong thời gian đầu làm báo tôi thậm chí vẫn coi đây chỉ là bến đỗ tạm thời. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng thấy yêu thích công việc này.
Đằng sau những con số tưởng như khô khan đó là những chuyện vui buồn, được mất, thành bại của các doanh nghiệp và doanh nhân. Cùng với thời gian, quan hệ của tôi với các doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ đơn thuần vì công việc mà còn là người đồng hành, người bạn của nhau. Tôi hạnh phúc vì điều đó và nếu được chọn lại tôi sẽ không ngần ngại đi lại con đường mà "số phận" đã lựa chọn.
Để có một bài báo hay, có chất lượng, được độc giả quan tâm thì dù viết về lĩnh vực nào cũng đều khó như nhau. Trung thực là phẩm chất đầu tiên của người làm báo và phóng viên viết về lĩnh vực tài chính - chứng khoán cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, chứng khoán, cũng như một số lĩnh vực khác, còn đòi hỏi phóng viên phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này, vì chỉ cần một chút sai sót, nhầm lẫn có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và thị trường.
Bài viết phải được xuất phát từ cái tâm khách quan mới có sức thuyết phục. Đó là chưa kể đến trách nhiệm cá nhân của nhà báo trước pháp luật và trách nhiệm đạo đức trước đồng nghiệp.
Theo tôi thì hiện nay cũng không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ trong lĩnh vực này. Tuy vậy, với vai trò là người mẹ, người vợ, phóng viên nữ có lẽ sẽ phải chi li hơn với thời gian biểu của mình, nếu muốn làm tốt công việc như nam giới.
Hiện nay chúng tôi có một câu lạc bộ nhà báo chứng khoán, trong đó phóng viên nữ chiếm khoảng một nửa. Tuy nhiên "sức mạnh" không phụ thuộc vào số lượng mà vào chất lượng của bài viết và bài viết của một số nhà báo nữ hiện nay được độc giả đánh giá cao.
Tôi nhận thấy rằng, nghề báo nói chung và viết về chứng khoán nói riêng, nhà báo phải thực sự say mê với nghề, có tâm và có kiến thức về lĩnh vực mà mình quan tâm theo dõi”.
Mong con gái mình sẽ không theo nghiệp mẹ
Nhà báo Phạm Oanh, Báo Đầu tư Chứng khoán
“Vì mình chỉ có một cuộc đời, tức là không có khả năng thứ hai, nên rất khó để trả lời chính xác câu hỏi liệu có theo đuổi nghề báo nữa không nếu được chọn lại nghề. Nhiều khi cũng tiếc vì mình đã chọn làm báo, trong khi nhiều người bạn cùng lớp mình ngày xưa giờ đã là giám đốc công ty chứng khoán, giám đốc ngân hàng hay có chức vị nhất định tại Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng nhiều khi cũng thấy sướng, vì mình được làm một nghề đặc biệt, hàng ngày được tiếp cận, được lắng nghe, được trao đổi với những người giỏi hơn mình rất nhiều, giàu hơn mình rất nhiều. Một nghề luôn buộc mình phải vận động, phải học hỏi, phải tìm tòi, phải sáng tạo.
Cái hay của nghề báo là ở chỗ, đó là một nghề rộng mênh mông, làm cho xong việc thì rất dễ, nhưng làm cho tốt thì rất khó. Nếu mình muốn phấn đấu thì phía trước luôn là khoảng rộng không biên giới, còn nếu mình lười một chút, muốn dừng lại một chút, có lẽ cũng... chẳng sao.
Rất nhiều lần đối diện với chính mình, chợt nghĩ, cuộc đời chỉ có một, sao mình không thay đổi công việc xem nghề khác có thú vị hay không? Nhưng đã hơn 10 năm nay, mình vẫn cứ làm báo. Có thể vì mình vẫn chưa đủ tự tin để thay đổi, nhưng cũng có thể là vì mình chưa thấy có nghề nào thú vị hơn nghề báo để mà quyết tâm thay đổi cả.
Theo tôi, tinh tế và trung thực có lẽ là hai phẩm chất quan trọng nhất khi viết về tài chính - chứng khoán. Tinh tế đòi hỏi nhà báo phải nhận biết được sự thật, còn trung thực đòi hỏi người viết phải làm thế nào để truyền tải được những vấn đề của thị trường ra công chúng một cách chân thực, khách quan và công bằng cho tất cả.
Công bằng, nói thì dễ, nhưng để đạt được là rất khó. Thị trường chứng khoán là một thị trường mà mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong đó rất phức tạp, vừa đan xen, vừa mâu thuẫn. Người cầm bút, nếu vô tình hay cố ý nghiêng về bất kỳ một chủ thể nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhóm chủ thể khác.
Trong nghề này, điều tôi sợ nhất là bị lừa dối mà không nhận ra. Đã làm báo chắc ai cũng luôn muốn hiểu sự thật, nhưng thực tế, rất nhiều khi mình không đủ sức tiếp cận sự thật và không đủ sức để hiểu hết sự thật. Tôi nghĩ đây là thách thức chung của nghề, không phân biệt đó là một nhà báo nam hay một nhà báo nữ.
Thực sự là các nhà báo nữ cùng theo dõi mảng tài chính, chứng khoán chưa khi nào tụ họp lại để thành một cộng đồng cả. Dù chưa có những con số, những thành quả cụ thể để chúng tôi tự đánh giá, nhưng tôi nghĩ rằng, cộng đồng này không mạnh bằng cộng đồng các nhà báo nam đâu (cười).
Hơn 10 năm làm báo Đầu tư Chứng khoán, tôi chỉ có hành trang là một chút kinh nghiệm để chia sẻ. Xuất thân từ dân chuyên toán lại theo học ngành tài chính, ngân hàng, tôi hầu như không có nền tảng lý luận về nghề báo.
Kỹ năng làm báo của tôi là vừa cố gắng làm, vừa thẩm định công việc của mình thông qua sự phản hồi, góp ý, nhận xét của bạn đọc. Sự khen chê trực tiếp của độc giả là áp lực lớn nhất, buộc chúng tôi phải cố gắng để mỗi cá nhân và cả tờ báo có chỗ đứng trong lòng bạn đọc.
Thực sự, tôi thấy làm báo là một công việc luôn luôn mới và luôn luôn khó, không bao giờ đạt được sự thoả mãn trong nghề này. Tôi không biết phải chia sẻ như thế nào với những nữ đồng nghiệp tương lai, nhưng có một điều tôi mong ước rằng, con gái tôi, tuy có tên trên nhiều bài báo tôi viết từ khi chưa lọt lòng (bé Tường Vi), nhưng lớn lên, cháu sẽ không theo nghiệp của mẹ. Tôi muốn cháu trở thành một bác sỹ hơn”.