Hơn 100 doanh nghiệp sẽ được “cởi chiếc áo Vinashin”
Vinashin từng góp vốn vào các lĩnh vực thương mại, chế biến nông - thủy sản, thực phẩm
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thực hiện rút vốn thương hiệu.
Văn bản quan trọng này được chờ đợi sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp từng khoác lên mình tấm áo Vinashin, nhưng nay muốn thoát ra để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập.
Văn bản này được ban hành căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 26/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tiếp tục tái cơ cấu Vinashin và Công văn số 680/VPCP-ĐMDN ngày 07/02/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc rút vốn góp bằng thương hiệu.
Tiếp đó, chính Vinashin đã có Công văn số 2438/CNT-ĐMDN ngày 11/9/2013 về việc xin phê duyệt danh sách các công ty thuộc Vinashin được rút vốn góp bằng thương hiệu theo hình thức giảm vốn điều lệ.
Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Hội đồng Thành viên Vinashin chỉ đạo người đại diện phần vốn của tập đoàn tại các doanh nghiệp, thống nhất phương án xử lý, tổ chức đại hội cổ đông để thông qua phương án rút vốn thương hiệu tại doanh nghiệp.
Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các doanh nghiệp phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp sau khi giảm vốn điều lệ.
Trong danh sách được phê duyệt, nhóm 1 gồm 51 công ty có thể thực hiện rút vốn thương hiệu được ngay. Theo Bộ Giao thông Vận tải, đây là những công ty có tình hình tài chính không phức tạp, không vay nợ của Vinashin hoặc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy, không có tài sản lớn.
Nhóm 2 bao gồm 54 công ty mà theo Bộ Giao thông Vận tải, cần xem xét, phân tích tình hình tài chính, tài sản, lợi thế, công nợ... trước khi tiến hành rút vốn góp bằng thương hiệu.
Nhìn vào danh sách hơn 100 doanh nghiệp, dễ thấy sự dễ dãi của Vinashin trong quá khứ khi tham gia góp vốn bằng thương hiệu vào rất nhiều lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến ngành nghề sản xuất chính.
Chẳng hạn, trong danh sách này có những công ty trong các lĩnh vực như thương mại, chế biến nông - thủy sản, thực phẩm…
Liên quan đến tiến độ tái cơ cấu Vinashin, liên tiếp trong hai tuần qua, hàng loạt cuộc họp quan trọng đã được Bộ Giao thông Vận tải tiến hành. Theo các nguồn tin của VnEconomy, việc Vinashin chuyển từ tập đoàn thành tổng công ty gần như chắc chắn sẽ được tiến hành trong thời gian tới.
Văn bản quan trọng này được chờ đợi sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp từng khoác lên mình tấm áo Vinashin, nhưng nay muốn thoát ra để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập.
Văn bản này được ban hành căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 26/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tiếp tục tái cơ cấu Vinashin và Công văn số 680/VPCP-ĐMDN ngày 07/02/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc rút vốn góp bằng thương hiệu.
Tiếp đó, chính Vinashin đã có Công văn số 2438/CNT-ĐMDN ngày 11/9/2013 về việc xin phê duyệt danh sách các công ty thuộc Vinashin được rút vốn góp bằng thương hiệu theo hình thức giảm vốn điều lệ.
Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Hội đồng Thành viên Vinashin chỉ đạo người đại diện phần vốn của tập đoàn tại các doanh nghiệp, thống nhất phương án xử lý, tổ chức đại hội cổ đông để thông qua phương án rút vốn thương hiệu tại doanh nghiệp.
Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các doanh nghiệp phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp sau khi giảm vốn điều lệ.
Trong danh sách được phê duyệt, nhóm 1 gồm 51 công ty có thể thực hiện rút vốn thương hiệu được ngay. Theo Bộ Giao thông Vận tải, đây là những công ty có tình hình tài chính không phức tạp, không vay nợ của Vinashin hoặc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy, không có tài sản lớn.
Nhóm 2 bao gồm 54 công ty mà theo Bộ Giao thông Vận tải, cần xem xét, phân tích tình hình tài chính, tài sản, lợi thế, công nợ... trước khi tiến hành rút vốn góp bằng thương hiệu.
Nhìn vào danh sách hơn 100 doanh nghiệp, dễ thấy sự dễ dãi của Vinashin trong quá khứ khi tham gia góp vốn bằng thương hiệu vào rất nhiều lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến ngành nghề sản xuất chính.
Chẳng hạn, trong danh sách này có những công ty trong các lĩnh vực như thương mại, chế biến nông - thủy sản, thực phẩm…
Liên quan đến tiến độ tái cơ cấu Vinashin, liên tiếp trong hai tuần qua, hàng loạt cuộc họp quan trọng đã được Bộ Giao thông Vận tải tiến hành. Theo các nguồn tin của VnEconomy, việc Vinashin chuyển từ tập đoàn thành tổng công ty gần như chắc chắn sẽ được tiến hành trong thời gian tới.