“Hổng” cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng
Hệ thống cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng hiện còn nhiều bất ổn và cơ chế pháp lý bảo vệ cũng nhiều khiếm khuyết
Hệ thống cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng hiện còn nhiều bất ổn và cơ chế pháp lý bảo vệ cũng nhiều khiếm khuyết.
Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia tại Hội thảo bàn về thực tiễn và giải pháp cho cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng (diễn ra trong 2 ngày 14-15/8 tại Hà Nội, do Bộ Tư pháp tổ chức).
Theo các chuyên gia, hiện nay đang gia tăng các trường hợp quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm, điển hình như trường hợp ngộ độc thực phẩm tại các trường học, khu công nghiệp, sự lưu hành các loại rau trồng nhờ nguồn nước ô nhiễm ở Thanh Trì (Hà Nội), các loại hải sản ướp chất độc hại, mỹ phẩm, thực phẩm, sữa, trái cây... kém chất lượng, sử dụng hóa chất độc hại.
Đặc biệt năm 2006, 2007 xảy ra những vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng được dư luận đặc biệt chú ý như xăng pha aceton khiến hàng chục ngàn xe máy bị thiệt hại, sữa bột ghi thành sữa tươi của một số nhà sản xuất sữa ở Việt Nam, vụ nước tương chứa chất 3-MCPD,...
Cho đến nay, văn bản trung tâm quy định các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định số 69/2001/NĐ-CP.
Ngoài ra, phải kể đến các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về giao dịch hợp đồng, các quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán, bảo đảm thông tin về vật mua bán, vấn đề bảo hành, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 và một số tội xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong Bộ luật Hình sự...
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các vụ việc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng ở quy mô khá lớn liên tục được phát hiện và đưa ra trước công luận.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hàng hoá lưu thông trên thị trường nước ta không chỉ là các hàng hoá do các doanh nghiệp nội địa sản xuất mà còn là hàng hoá được nhập khẩu từ các quốc gia khác..., trong khi hệ thống kiểm tra, giám sát giai đoạn nhập khẩu còn nhiều bất cập... nhiều loại hàng hoá không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng tiếp tục được rủi ro.
Tình trạng hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng chưa có xu hướng giảm, cho thấy những biện pháp mà Nhà nước thực hiện trong thời gian qua vẫn chưa phát huy đầy đủ tác dụng mong muốn.
Những tồn tại, bất cập trong cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng được coi như một trong những nguyên nhân của tình trạng này - theo các chuyên gia, là hệ thống quy định mang tính chung chung, thiếu tính cụ thể cần thiết; biện pháp chế tài hành chính chưa đủ phát huy tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm; cơ chế khởi kiện còn nhiều bất cập, vấn đề khởi kiện tập thể chưa được đặt ra; cơ chế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều bất cập.
Trong khi cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng ở Trung ương là Cục Quản lý cạnh tranh mới được thành lập, lực lượng còn tương đối mỏng, kinh nghiệm hoạt động mới chỉ là bước đầu. Chính vì thế, hiệu quả hoạt động thực tế của cơ quan này còn chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn công tác bảo vệ người tiêu dùng đang đặt ra.
Dưới khía cạnh tố tụng, tuy chưa có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống toà án các cấp có những e ngại đối với việc thụ lý, giải quyết các vụ kiện về bảo vệ người tiêu dùng, nhưng cho đến nay, người tiêu dùng vẫn chưa có thói quen sử dụng phương thức này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách cần thiết.
Trong khi đó, dù các vụ vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng khá lớn nhưng số lượng vụ việc người tiêu dùng làm đơn khiếu nại gửi tới các hội bảo vệ người tiêu dùng còn ít. Chẳng hạn, trong năm 2006, trong cả nước, chỉ có khoảng 1.000 khiếu nại của người tiêu dùng được gửi tới các hội bảo vệ người tiêu dùng. Trong số đó, 80% được giải quyết bằng phương thức hoà giải.
Hoạt động trong các hội chủ yếu mang tính chất tình nguyện nên cơ sở xã hội của Hội còn chưa rộng lớn. Hội chưa nhận được sự tin tưởng cần thiết từ người tiêu dùng và Hội cũng chưa chứng tỏ được vai trò là một trong những công cụ để người tiêu dùng dựa vào đó bảo vệ quyền lợi của mình.
Một vấn đề quan trọng không kém là nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế, còn có tâm lý e ngại theo đuổi các vụ khiếu kiện vì những vụ việc ấy thường mất thời gian và nhiều khi cũng không biết được mức độ thành công đến đâu.
Người tiêu dùng khi mua hàng hoá chưa có thói quen lưu giữ lại các chứng từ, hoá đơn cần thiết, chính vì thế, khi xảy ra các vụ việc liên quan tới quyền lợi của mình, người tiêu dùng thường ngại khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện trong khi nhân lực và tài lực cho công tác bảo vệ người tiêu dùng của các thiết chế bảo vệ người tiêu dùng còn không ít bất cập.
Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia tại Hội thảo bàn về thực tiễn và giải pháp cho cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng (diễn ra trong 2 ngày 14-15/8 tại Hà Nội, do Bộ Tư pháp tổ chức).
Theo các chuyên gia, hiện nay đang gia tăng các trường hợp quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm, điển hình như trường hợp ngộ độc thực phẩm tại các trường học, khu công nghiệp, sự lưu hành các loại rau trồng nhờ nguồn nước ô nhiễm ở Thanh Trì (Hà Nội), các loại hải sản ướp chất độc hại, mỹ phẩm, thực phẩm, sữa, trái cây... kém chất lượng, sử dụng hóa chất độc hại.
Đặc biệt năm 2006, 2007 xảy ra những vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng được dư luận đặc biệt chú ý như xăng pha aceton khiến hàng chục ngàn xe máy bị thiệt hại, sữa bột ghi thành sữa tươi của một số nhà sản xuất sữa ở Việt Nam, vụ nước tương chứa chất 3-MCPD,...
Cho đến nay, văn bản trung tâm quy định các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định số 69/2001/NĐ-CP.
Ngoài ra, phải kể đến các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về giao dịch hợp đồng, các quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán, bảo đảm thông tin về vật mua bán, vấn đề bảo hành, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 và một số tội xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong Bộ luật Hình sự...
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các vụ việc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng ở quy mô khá lớn liên tục được phát hiện và đưa ra trước công luận.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hàng hoá lưu thông trên thị trường nước ta không chỉ là các hàng hoá do các doanh nghiệp nội địa sản xuất mà còn là hàng hoá được nhập khẩu từ các quốc gia khác..., trong khi hệ thống kiểm tra, giám sát giai đoạn nhập khẩu còn nhiều bất cập... nhiều loại hàng hoá không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng tiếp tục được rủi ro.
Tình trạng hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng chưa có xu hướng giảm, cho thấy những biện pháp mà Nhà nước thực hiện trong thời gian qua vẫn chưa phát huy đầy đủ tác dụng mong muốn.
Những tồn tại, bất cập trong cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng được coi như một trong những nguyên nhân của tình trạng này - theo các chuyên gia, là hệ thống quy định mang tính chung chung, thiếu tính cụ thể cần thiết; biện pháp chế tài hành chính chưa đủ phát huy tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm; cơ chế khởi kiện còn nhiều bất cập, vấn đề khởi kiện tập thể chưa được đặt ra; cơ chế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều bất cập.
Trong khi cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng ở Trung ương là Cục Quản lý cạnh tranh mới được thành lập, lực lượng còn tương đối mỏng, kinh nghiệm hoạt động mới chỉ là bước đầu. Chính vì thế, hiệu quả hoạt động thực tế của cơ quan này còn chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn công tác bảo vệ người tiêu dùng đang đặt ra.
Dưới khía cạnh tố tụng, tuy chưa có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống toà án các cấp có những e ngại đối với việc thụ lý, giải quyết các vụ kiện về bảo vệ người tiêu dùng, nhưng cho đến nay, người tiêu dùng vẫn chưa có thói quen sử dụng phương thức này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách cần thiết.
Trong khi đó, dù các vụ vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng khá lớn nhưng số lượng vụ việc người tiêu dùng làm đơn khiếu nại gửi tới các hội bảo vệ người tiêu dùng còn ít. Chẳng hạn, trong năm 2006, trong cả nước, chỉ có khoảng 1.000 khiếu nại của người tiêu dùng được gửi tới các hội bảo vệ người tiêu dùng. Trong số đó, 80% được giải quyết bằng phương thức hoà giải.
Hoạt động trong các hội chủ yếu mang tính chất tình nguyện nên cơ sở xã hội của Hội còn chưa rộng lớn. Hội chưa nhận được sự tin tưởng cần thiết từ người tiêu dùng và Hội cũng chưa chứng tỏ được vai trò là một trong những công cụ để người tiêu dùng dựa vào đó bảo vệ quyền lợi của mình.
Một vấn đề quan trọng không kém là nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế, còn có tâm lý e ngại theo đuổi các vụ khiếu kiện vì những vụ việc ấy thường mất thời gian và nhiều khi cũng không biết được mức độ thành công đến đâu.
Người tiêu dùng khi mua hàng hoá chưa có thói quen lưu giữ lại các chứng từ, hoá đơn cần thiết, chính vì thế, khi xảy ra các vụ việc liên quan tới quyền lợi của mình, người tiêu dùng thường ngại khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện trong khi nhân lực và tài lực cho công tác bảo vệ người tiêu dùng của các thiết chế bảo vệ người tiêu dùng còn không ít bất cập.