16:02 04/07/2007

Hồng Kông trở thành thị trường IPO lớn thứ 2 thế giới

Tường Nguyên

Hồng Kông đã trở thành thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau London

Có nhiều yếu tố để Hồng Kông trở thành một trong những thị trường phát hành IPO lớn nhất đó là các quỹ có tính thanh khoản cao, trình độ quản lý tài chính vào loại bậc nhất thế giới, vv.
Có nhiều yếu tố để Hồng Kông trở thành một trong những thị trường phát hành IPO lớn nhất đó là các quỹ có tính thanh khoản cao, trình độ quản lý tài chính vào loại bậc nhất thế giới, vv.
Hồng Kông đã trở thành thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau London.

Theo ông Henry Tang, Thư ký Tài chính của Chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông, kể từ năm 1993 đến nay, Hồng Kông đã thu hút hơn 300 tập đoàn, công ty đại lục niêm yết tại thị trường này, đưa tổng số vốn toàn thị trường lên 200 tỷ USD. Chỉ riêng trong năm 2006, số vốn huy động đã tăng thêm 42,64 tỷ USD.

Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng cổ phiếu loại H đã vượt qua con số 5.000 tỷ đôla Hồng Kông, tăng hơn so với số lượng cổ phiếu niêm yết cả năm 2005.

Ông Ronald Arculli, Chủ tịch Công ty điều hành sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông cho biết, Hồng Kông dành nhiều ưu đãi cho các công ty đại lục niêm yết tại thị trường này.

Theo ông Arculli, có nhiều yếu tố để Hồng Kông trở thành một trong những thị trường phát hành IPO lớn nhất đó là các quỹ có tính thanh khoản cao, trình độ quản lý tài chính vào loại bậc nhất thế giới, thông tin niêm yết được minh bạch…

Minh chứng cho điều ông vừa nói là sự kiện phát hành IPO của Ngân hàng Trung Quốc vừa qua. Ngân hàng này đã lập kỷ lục thế giới khi tăng thêm 11,2 tỷ USD nhờ phát hành IPO tại thị trường này. Đây là nhà phát hành IPO lớn nhất thế giới trong 6 năm qua.

“Thành công của ngân hàng này là sự khích lệ lớn đối với thị trường chứng khoán Hồng Kông, bởi vì trong nhiều năm qua, các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước ở Đại lục chỉ có thể gia tăng nguồn vốn bằng cách phát hành IPO cùng lúc tại hai thị trường New York và Hồng Kông. Nhưng bây giờ thì họ chỉ cần phát hành tại Hồng Kông”, ông Arculli nói.

Ông Tu Guangshao, Phó chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc, cũng cho rằng với việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) ngành công nghiệp chứng khoán của Đại lục và Hồng Kông đã có mối liên hệ mật thiết hơn, chuyên nghiệp hơn.

Theo ông, Hồng Kông là nơi lý tưởng nhất để các công ty đại lục vươn ra nước ngoài và niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Trong tương lai, theo ông, sẽ còn nhiều thành công hơn nữa khi Trung Quốc mở rộng phạm vi đối tượng các nhà đầu tư đủ điều kiên niêm yết trên sàn chứng khoán. Và chắc chắn sẽ có nhiều công ty đại chúng sẽ niêm yết tại cả thị trường đại lục và Hồng Kông.

(Theo Chinadaily)