HSBC nói gì về chứng khoán Việt Nam?
Ngân hàng HSBC phân tích nguyên nhân khiến VN-Index sụt giảm trong tháng 9 và khả năng khởi sắc của thị trường
Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) mới đây vừa công bố một báo cáo mới về tình hình kinh tế nói chung và nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
Báo cáo này đã phân tích hai nguyên nhân chính khiến VN-Index sụt giảm trong tháng 9 và khả năng khởi sắc của thị trường thời gian tới.
Trong tháng 9, chỉ số VN-Index của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM giảm 18%, so với mức giảm 16% của chỉ số MSCI khu vực châu Á, ngoại trừ Nhật Bản.
Tuy nhiên, các chuyên gia thực hiện bản báo cáo cho rằng, chứng khoán Việt Nam suy giảm vì những yếu tố khác với nguyên nhân khiến chứng khoán thế giới chao đảo, và hầu như không có liên quan gì tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo báo cáo, có hai lý do khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống trong tháng 9.
P/E khá cao
Sau đợt phục hồi trong tháng 8, tính tới cuối tháng 8, mức P/E (hệ số giữa giá giao dịch của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó đem lại, hệ số này càng cao thì giá cổ phiếu càng đắt) trung bình của sàn Tp.HCM tính dựa trên mức lợi nhuận năm 2007 là 15 lần. Theo HSBC, việc tính toán mức P/E tương lai là việc khó thực hiện vì dự báo về lợi nhuận các công ty niêm yết là rất khác nhau.
Trước đây, HSBC đã dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn Tp.HCM trong năm nay và năm 2009 cùng là 10%. Tuy nhiên, con số dự báo này khó trở thành hiện thực, khi mà các công ty lớn nhất niêm yết trên sàn này có mức lợi nhuận giảm tới 15% trong quý 1.
Do đó, các chuyên gia của HSBC đã thay đổi mức dự báo tăng trưởng lợi nhuận, với mức tăng trưởng âm 10% trong năm nay và dương 20% cho năm tới. Với con số dự báo này, chỉ số P/E tương lai của thị trường ở thời điểm cuối tháng 8 là 14,8 lần và ở 14,6 lần ở thời điểm hiện nay. Báo cáo cũng khẳng định, có thể đây vẫn là những con số dự báo có độ lạc quan cao.
Báo cáo cho rằng, đây là những mức P/E khá cao xét trong bối cảnh P/E giảm mạnh tại các thị trường chứng khoán châu Á khác. Chỉ số P/E bình quân của thị trường châu Á trừ Nhật ở cuối tháng 9 chỉ là 10,3 lần. Ở thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, mức P/E tương lai là 9,4 lần và 12,2 lần.
Khối ngoại bán ròng
Lý do thứ hai, theo bản báo cáo, dẫn tới sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 9 là sự bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài. Tháng 9 là tháng đầu tiên từ tháng 3/2007 tới nay, các nhà đầu tư ngoại trở thành đối tượng bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với mức bán ròng 166 triệu USD.
HSBC cho rằng, sự chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu có thể là một lý do dẫn tới xu thế bán ra trong khối đầu tư ngoại. Tuy nhiên, xu thế này còn là kết quả của một nguyên nhân quan trọng khác.
Trong 7 tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu của Việt Nam, bất chấp thị trường suy giảm. Theo HSBC, đó là do các quỹ đầu tư ở Việt Nam đã huy động hàng tỷ USD ở thời điểm mức độ quan tâm vào thị trường Việt Nam ở mức cao trong năm 2007 và họ cần tới nhiều tháng mới giải ngân được hết số tiền này. Nhiều quỹ ôm vốn chờ những đợt IPO lớn và tới khi biết rõ những đợt IPO này sẽ bị trì hoãn trong một thời gian dài, họ đành đổ vốn vào các cổ phiếu đã niêm yết.
Như vậy, xu thế bán ra của khối ngoại trong tháng 9 cho thấy, lượng tiền trong các quỹ trên đã được đầu tư hết vào thị trường. Tạm thời chưa có quỹ mới nào được lập mới, do đó, các nhà đầu tư ngoại không còn là đối tượng mua ròng nữa.
Khả năng khởi sắc
HSBC dự báo, từ nay tới cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam ít có khả năng khởi sắc.
Dự báo này bắt nguồn một phần từ việc thị trường toàn cầu còn u ám, phần khác, các nhà đầu tư quốc tế cũng e dè trước một thị trường nhiều biến động, mặc dù ít có tương quan với thị trường bên ngoài, như Việt Nam. Ít có khả năng các nhà đầu tư ngoại rút vốn khỏi thị trường Việt Nam, vì các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều là các quỹ đóng, ít có khả năng giữ nhiều tiền mặt. Tuy nhiên, hoạt động mua vào cũng sẽ hạn chế trong thời gian tới.
Thêm vào đó, với sự đi xuống của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực. Hiện tại, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm tốc xuống còn 6,5%. Ngoài ra, với lạm phát còn ở mức cao, ít có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản, do đó, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bất lợi của lãi suất cao.
Ngoài ra, nguồn cung của thị trường có thể tăng trong thời gian tới. Nhiều khả năng, Chính phủ sẽ tiến hành IPO cho ngân hàng quốc doanh lớn thứ tư ở Việt Nam là Vietinbank trước khi năm 2008 kết thúc. Mặt khác, theo thông tin từ báo chí, từ nay tới cuối năm, có khoảng 40 công ty với tổng vốn đăng ký 500 triệu USD sẽ lên sàn.
HSBC dự báo, từ nay tới cuối năm, VN-Index sẽ duy trì ở mức 450 điểm và có thể phục hồi lên mức 550 điểm vào năm 2009.
Báo cáo này đã phân tích hai nguyên nhân chính khiến VN-Index sụt giảm trong tháng 9 và khả năng khởi sắc của thị trường thời gian tới.
Trong tháng 9, chỉ số VN-Index của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM giảm 18%, so với mức giảm 16% của chỉ số MSCI khu vực châu Á, ngoại trừ Nhật Bản.
Tuy nhiên, các chuyên gia thực hiện bản báo cáo cho rằng, chứng khoán Việt Nam suy giảm vì những yếu tố khác với nguyên nhân khiến chứng khoán thế giới chao đảo, và hầu như không có liên quan gì tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo báo cáo, có hai lý do khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống trong tháng 9.
P/E khá cao
Sau đợt phục hồi trong tháng 8, tính tới cuối tháng 8, mức P/E (hệ số giữa giá giao dịch của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó đem lại, hệ số này càng cao thì giá cổ phiếu càng đắt) trung bình của sàn Tp.HCM tính dựa trên mức lợi nhuận năm 2007 là 15 lần. Theo HSBC, việc tính toán mức P/E tương lai là việc khó thực hiện vì dự báo về lợi nhuận các công ty niêm yết là rất khác nhau.
Trước đây, HSBC đã dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn Tp.HCM trong năm nay và năm 2009 cùng là 10%. Tuy nhiên, con số dự báo này khó trở thành hiện thực, khi mà các công ty lớn nhất niêm yết trên sàn này có mức lợi nhuận giảm tới 15% trong quý 1.
Do đó, các chuyên gia của HSBC đã thay đổi mức dự báo tăng trưởng lợi nhuận, với mức tăng trưởng âm 10% trong năm nay và dương 20% cho năm tới. Với con số dự báo này, chỉ số P/E tương lai của thị trường ở thời điểm cuối tháng 8 là 14,8 lần và ở 14,6 lần ở thời điểm hiện nay. Báo cáo cũng khẳng định, có thể đây vẫn là những con số dự báo có độ lạc quan cao.
Báo cáo cho rằng, đây là những mức P/E khá cao xét trong bối cảnh P/E giảm mạnh tại các thị trường chứng khoán châu Á khác. Chỉ số P/E bình quân của thị trường châu Á trừ Nhật ở cuối tháng 9 chỉ là 10,3 lần. Ở thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, mức P/E tương lai là 9,4 lần và 12,2 lần.
Khối ngoại bán ròng
Lý do thứ hai, theo bản báo cáo, dẫn tới sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 9 là sự bán ra của các nhà đầu tư nước ngoài. Tháng 9 là tháng đầu tiên từ tháng 3/2007 tới nay, các nhà đầu tư ngoại trở thành đối tượng bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với mức bán ròng 166 triệu USD.
HSBC cho rằng, sự chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu có thể là một lý do dẫn tới xu thế bán ra trong khối đầu tư ngoại. Tuy nhiên, xu thế này còn là kết quả của một nguyên nhân quan trọng khác.
Trong 7 tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu của Việt Nam, bất chấp thị trường suy giảm. Theo HSBC, đó là do các quỹ đầu tư ở Việt Nam đã huy động hàng tỷ USD ở thời điểm mức độ quan tâm vào thị trường Việt Nam ở mức cao trong năm 2007 và họ cần tới nhiều tháng mới giải ngân được hết số tiền này. Nhiều quỹ ôm vốn chờ những đợt IPO lớn và tới khi biết rõ những đợt IPO này sẽ bị trì hoãn trong một thời gian dài, họ đành đổ vốn vào các cổ phiếu đã niêm yết.
Như vậy, xu thế bán ra của khối ngoại trong tháng 9 cho thấy, lượng tiền trong các quỹ trên đã được đầu tư hết vào thị trường. Tạm thời chưa có quỹ mới nào được lập mới, do đó, các nhà đầu tư ngoại không còn là đối tượng mua ròng nữa.
Khả năng khởi sắc
HSBC dự báo, từ nay tới cuối năm, thị trường chứng khoán Việt Nam ít có khả năng khởi sắc.
Dự báo này bắt nguồn một phần từ việc thị trường toàn cầu còn u ám, phần khác, các nhà đầu tư quốc tế cũng e dè trước một thị trường nhiều biến động, mặc dù ít có tương quan với thị trường bên ngoài, như Việt Nam. Ít có khả năng các nhà đầu tư ngoại rút vốn khỏi thị trường Việt Nam, vì các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều là các quỹ đóng, ít có khả năng giữ nhiều tiền mặt. Tuy nhiên, hoạt động mua vào cũng sẽ hạn chế trong thời gian tới.
Thêm vào đó, với sự đi xuống của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực. Hiện tại, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm tốc xuống còn 6,5%. Ngoài ra, với lạm phát còn ở mức cao, ít có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản, do đó, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bất lợi của lãi suất cao.
Ngoài ra, nguồn cung của thị trường có thể tăng trong thời gian tới. Nhiều khả năng, Chính phủ sẽ tiến hành IPO cho ngân hàng quốc doanh lớn thứ tư ở Việt Nam là Vietinbank trước khi năm 2008 kết thúc. Mặt khác, theo thông tin từ báo chí, từ nay tới cuối năm, có khoảng 40 công ty với tổng vốn đăng ký 500 triệu USD sẽ lên sàn.
HSBC dự báo, từ nay tới cuối năm, VN-Index sẽ duy trì ở mức 450 điểm và có thể phục hồi lên mức 550 điểm vào năm 2009.