HSBC vẫn “chê” chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng HSBC tiếp tục cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang kém hấp dẫn hơn các thị trường khác trong khu vực
Trong báo cáo Vietnam Monitor mới ra về tình hình kinh tế và thị trường tài chính - chứng khoán của Việt Nam, Ngân hàng HSBC tiếp tục cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang kém hấp dẫn hơn các thị trường khác trong khu vực.
Theo số liệu do HSBC đưa ra trong báo cáo, thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây đã “hụt hơi” so với các thị trường ở châu Á. Sau khi đạt mức đỉnh gần đây ở 600 điểm vào cuối tháng 10, chỉ số VN-Index tính tới ngày 9/11 giảm 8% do hoạt động hiện thực hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Trong tương quan với các thị trường cùng khu vực châu Á, từ đầu quý 4 tới ngày 9/11, VN-Index đã có mức mất điểm mạnh hơn. HSBC cho biết, tính tới thời điểm trên, thị trường Việt Nam là thị trường hoạt động kém thứ nhì trong khu vực châu Á trong quý 4 này.
HSBC đã đưa ra những số liệu về sự khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 10. Trong đó, giá trị giao dịch bình quân ngày của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM đã tăng 63% lên mức 315 triệu USD, từ mức 193 triệu USD trong tháng 8.
Tuy nhiên, HSBC chỉ rõ, sau đó, hoạt động chốt lời đã diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt ở khối các nhà đầu tư ngoại. Riêng trong 5 ngày đầu tháng 11, khối ngoại đã bán ròng số cổ phiếu trị giá 15 triệu USD, từ mức bán ròng 1 triệu USD trong tháng 10. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thị trường tiếp tục giảm sút về mức 16%, từ mức 21% trong tháng 7.
Bên cạnh đó, theo HSBC, khối ngoại cũng chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị giao dịch bình quân ngày của thị trường. Sau khi VN-Index đánh mất gần hết thành quả tăng điểm trong quý 4, thị trường chỉ còn một cổ phiếu duy nhất (ACB) có tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đạt mức kịch trần.
Báo cáo nhận định, trong môi trường kinh tế vĩ mô còn yếu hiện nay của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chưa sớm quay trở lại thị trường này.
Đáng chú ý, trong báo cáo lần này, HSBC tiếp tục khẳng định chứng khoán Việt Nam đang đắt đỏ hơn so với ở các thị trường cùng khu vực khác. Nhận định tương tự đã liên tục được ngân hàng này đưa ra trong những báo cáo gần đây về thị trường Việt Nam.
Theo HSBC, hệ số P/E (giá cổ phiếu/thu nhập) trên sàn Tp.HCM hiện là 23,8 lần. Chuyên gia thực hiện báo cáo giả định mức tăng trưởng EPS (thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu) trong 12 tháng tới là 20%, thì hệ số P/E của 12 tháng tới sẽ là 19,1 lần, còn P/E của năm 2010 là 15 lần.
Ngân hàng này cũng cho rằng, đây là những mức P/E cao hơn hẳn so với các thị trường cùng tầm với Việt Nam ở châu Á như Thái Lan (P/E 12 tháng tới là 12 lần), Trung Quốc (14,7 lần), Indonesia (14,6 lần) và Philippines (15 lần).
HSBC cho biết, họ nhận ra ít nhân tố xúc tác tăng trưởng tại Việt Nam hơn ở các thị trường khác. Các chuyên gia của ngân hàng này tỏ ra nghi ngờ về sự hồi phục của thị trường bất động sản Việt Nam, đồng thời thận trọng về sự khởi sắc trong vốn đầu tư cơ bản của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, báo cáo còn cho rằng, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi thế, HSBC không cho rằng thị trường Việt Nam có ưu thế hơn các thị trường cùng hạng trong khu vực.
Theo số liệu do HSBC đưa ra trong báo cáo, thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây đã “hụt hơi” so với các thị trường ở châu Á. Sau khi đạt mức đỉnh gần đây ở 600 điểm vào cuối tháng 10, chỉ số VN-Index tính tới ngày 9/11 giảm 8% do hoạt động hiện thực hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Trong tương quan với các thị trường cùng khu vực châu Á, từ đầu quý 4 tới ngày 9/11, VN-Index đã có mức mất điểm mạnh hơn. HSBC cho biết, tính tới thời điểm trên, thị trường Việt Nam là thị trường hoạt động kém thứ nhì trong khu vực châu Á trong quý 4 này.
HSBC đã đưa ra những số liệu về sự khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 10. Trong đó, giá trị giao dịch bình quân ngày của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM đã tăng 63% lên mức 315 triệu USD, từ mức 193 triệu USD trong tháng 8.
Tuy nhiên, HSBC chỉ rõ, sau đó, hoạt động chốt lời đã diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt ở khối các nhà đầu tư ngoại. Riêng trong 5 ngày đầu tháng 11, khối ngoại đã bán ròng số cổ phiếu trị giá 15 triệu USD, từ mức bán ròng 1 triệu USD trong tháng 10. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thị trường tiếp tục giảm sút về mức 16%, từ mức 21% trong tháng 7.
Bên cạnh đó, theo HSBC, khối ngoại cũng chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị giao dịch bình quân ngày của thị trường. Sau khi VN-Index đánh mất gần hết thành quả tăng điểm trong quý 4, thị trường chỉ còn một cổ phiếu duy nhất (ACB) có tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đạt mức kịch trần.
Báo cáo nhận định, trong môi trường kinh tế vĩ mô còn yếu hiện nay của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chưa sớm quay trở lại thị trường này.
Đáng chú ý, trong báo cáo lần này, HSBC tiếp tục khẳng định chứng khoán Việt Nam đang đắt đỏ hơn so với ở các thị trường cùng khu vực khác. Nhận định tương tự đã liên tục được ngân hàng này đưa ra trong những báo cáo gần đây về thị trường Việt Nam.
Theo HSBC, hệ số P/E (giá cổ phiếu/thu nhập) trên sàn Tp.HCM hiện là 23,8 lần. Chuyên gia thực hiện báo cáo giả định mức tăng trưởng EPS (thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu) trong 12 tháng tới là 20%, thì hệ số P/E của 12 tháng tới sẽ là 19,1 lần, còn P/E của năm 2010 là 15 lần.
Ngân hàng này cũng cho rằng, đây là những mức P/E cao hơn hẳn so với các thị trường cùng tầm với Việt Nam ở châu Á như Thái Lan (P/E 12 tháng tới là 12 lần), Trung Quốc (14,7 lần), Indonesia (14,6 lần) và Philippines (15 lần).
HSBC cho biết, họ nhận ra ít nhân tố xúc tác tăng trưởng tại Việt Nam hơn ở các thị trường khác. Các chuyên gia của ngân hàng này tỏ ra nghi ngờ về sự hồi phục của thị trường bất động sản Việt Nam, đồng thời thận trọng về sự khởi sắc trong vốn đầu tư cơ bản của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, báo cáo còn cho rằng, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại. Bởi thế, HSBC không cho rằng thị trường Việt Nam có ưu thế hơn các thị trường cùng hạng trong khu vực.