Hy Lạp đang bị dồn tới bờ vực phá sản
Theo Financial Times, bế tắc trong đàm phán cắt giảm chi tiêu của nội bộ Chính phủ Hy Lạp đang đẩy Athens tới sát bờ vực vỡ nợ
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos chưa thể thuyết phục các nhà lãnh đạo đảng phái ở nước này chấp nhận những điều khoản ngặt nghèo để đổi lấy gói giải cứu tài chính thứ hai trị giá 130 tỷ Euro. Thế bế tắc này đang đẩy Athens tiến sát tới bờ vực phá sản cấp quốc gia vào tháng tới, báo Financial Times cho biết.
Báo này dẫn thông tin từ truyền hình Hy Lạp cho hay, Thủ tướng Papademos đã đặt ra hạn chót vào giữa ngày hôm nay (6/2) cho ba nhà lãnh đạo đảng thuộc chính phủ đoàn kết dân tộc quyết định xem họ có chấp nhận các biện pháp thắt chặt chi tiêu được đề xuất. Sau đó, ông Papademos sẽ có cuộc gặp với ba nhà lãnh đạo đảng này để có sự bàn thảo chi tiết hơn.
Vào cuối tuần vừa rồi, sau 5 giờ đàm phán, ba nhà lãnh đạo đảng nói trên vẫn chưa chấp nhận các yêu cầu quốc tế đòi Hy Lạp phải ngay lập tức mạnh tay cắt giảm chi tiêu và cải cách thị trường lao động. Những đòi hòi khắt khe này là điều kiện để đổi lấy một gói giải cứu mới nhằm cứu Athens thoát khỏi bờ vực vỡ nợ đang cận kề.
Giới phân tích bình luận, cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Hy Lạp đã rơi vào thế bế tắc nguy hiểm. Chính phủ Hy Lạp rơi vào thế buộc phải lựa chọn giữa chấp nhận siết chặt thêm chi tiêu công hoặc phá sản sau khi không thể thuyết phục Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nới lỏng các điều kiện cứu trợ.
“Họ đòi hỏi như thế chẳng khác gì đẩy Hy Lạp sâu thêm vào suy thoái. Không một quốc gia nào có thể chịu nổi những đòi hỏi như thế”, ông Antonis Samaras, lãnh đạo đảng Dân chủ mới trung hữu phát biểu sau cuộc đàm phán với Thủ tướng Papademos.
Các nhà cho vay quốc tế đang mất dần kiên nhẫn với các chính trị gia của Hy Lạp. Trong một cuộc điện đàm hôm thứ Bảy vừa rồi, các bộ trưởng tài chính của khối Eurozone thẳng thừng yêu cầu Athens đưa ra lời hứa chấp nhận cải cách hoặc là chịu chấp nhận vỡ nợ vào tháng 3.
Ông Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm bộ trưởng bộ tài chính khối Eurozone, nói với báo Der Spiegel của Đức rằng, khả năng phá sản sẽ buộc Hy Lạp phải “gồng mình” chịu cải cách. “Hy Lạp sẽ phải tuyên bố phá sản vào tháng 3 nếu không có một chương trình mới nào được đưa ra”, ông Juncker cảnh báo.
Tuần trước, Chủ tịch đảng Dân chủ mới, ông Samaras, đã đe dọa phủ quyết gói cải cách mà ông Papademos đưa ra trừ phi có những nhượng bộ về tiền lương cho khu vực tư nhân, với lý do việc cắt giảm lương sẽ kéo dài thời kỳ suy thoái đã lên tới 5 năm ở nước này. Ông George Karatzaferis, Chủ tịch đảng Nhân dân cánh hữu cũng phản đối việc thắt chặt thêm chi tiêu công.
Theo kế hoạch cải cách được đưa ra, Hy Lạp sẽ cắt giảm 25% tiền lương của khu vực kinh tế tư nhân, 35% tiền lương hưu bổ sung, và đóng cửa khoảng 100 tổ chức do Nhà nước quản lý, dẫn tới hàng ngàn người mất việc. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần của gói cắt giảm chi tiêu trị giá 4,4 tỷ Euro mà châu Âu và IMF muốn Athens phải thực hiện cùng lúc.
Các quan chức Eurozone chắc chắn sẽ từ chối cho phép Hy Lạp ký một thỏa thuận tái cơ cấu nợ đối với số nợ trái phiếu 200 tỷ Euro của nước này, vì nguy cơ vỡ nợ đang được sử dụng như một sức ép để buộc các nhà lãnh đạo “cứng đầu” của Hy Lạp phải thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu cần thiết. Giới quan sát cho rằng, cách làm này của châu Âu có thể sẽ đem lại hiệu quả tốt, nhưng cũng không loại trừ khả năng phản tác dụng và gây ra những hậu quả tiêu cực.
Thị trường đang có phản ứng tiêu cực trước những thông tin về thế bế tắc trong đàm phán cải cách ở Hy Lạp. Giới đầu tư lo ngại Athens sẽ mất khả năng thanh khoản khi phải thanh toán số nợ trái phiếu 14,5 tỷ Euro đáo hạn vào ngày 20/3 và sự việc sẽ có hiệu ứng tác động lan rộng sang Bồ Đào Nha và Italy.
Báo này dẫn thông tin từ truyền hình Hy Lạp cho hay, Thủ tướng Papademos đã đặt ra hạn chót vào giữa ngày hôm nay (6/2) cho ba nhà lãnh đạo đảng thuộc chính phủ đoàn kết dân tộc quyết định xem họ có chấp nhận các biện pháp thắt chặt chi tiêu được đề xuất. Sau đó, ông Papademos sẽ có cuộc gặp với ba nhà lãnh đạo đảng này để có sự bàn thảo chi tiết hơn.
Vào cuối tuần vừa rồi, sau 5 giờ đàm phán, ba nhà lãnh đạo đảng nói trên vẫn chưa chấp nhận các yêu cầu quốc tế đòi Hy Lạp phải ngay lập tức mạnh tay cắt giảm chi tiêu và cải cách thị trường lao động. Những đòi hòi khắt khe này là điều kiện để đổi lấy một gói giải cứu mới nhằm cứu Athens thoát khỏi bờ vực vỡ nợ đang cận kề.
Giới phân tích bình luận, cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Hy Lạp đã rơi vào thế bế tắc nguy hiểm. Chính phủ Hy Lạp rơi vào thế buộc phải lựa chọn giữa chấp nhận siết chặt thêm chi tiêu công hoặc phá sản sau khi không thể thuyết phục Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nới lỏng các điều kiện cứu trợ.
“Họ đòi hỏi như thế chẳng khác gì đẩy Hy Lạp sâu thêm vào suy thoái. Không một quốc gia nào có thể chịu nổi những đòi hỏi như thế”, ông Antonis Samaras, lãnh đạo đảng Dân chủ mới trung hữu phát biểu sau cuộc đàm phán với Thủ tướng Papademos.
Các nhà cho vay quốc tế đang mất dần kiên nhẫn với các chính trị gia của Hy Lạp. Trong một cuộc điện đàm hôm thứ Bảy vừa rồi, các bộ trưởng tài chính của khối Eurozone thẳng thừng yêu cầu Athens đưa ra lời hứa chấp nhận cải cách hoặc là chịu chấp nhận vỡ nợ vào tháng 3.
Ông Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm bộ trưởng bộ tài chính khối Eurozone, nói với báo Der Spiegel của Đức rằng, khả năng phá sản sẽ buộc Hy Lạp phải “gồng mình” chịu cải cách. “Hy Lạp sẽ phải tuyên bố phá sản vào tháng 3 nếu không có một chương trình mới nào được đưa ra”, ông Juncker cảnh báo.
Tuần trước, Chủ tịch đảng Dân chủ mới, ông Samaras, đã đe dọa phủ quyết gói cải cách mà ông Papademos đưa ra trừ phi có những nhượng bộ về tiền lương cho khu vực tư nhân, với lý do việc cắt giảm lương sẽ kéo dài thời kỳ suy thoái đã lên tới 5 năm ở nước này. Ông George Karatzaferis, Chủ tịch đảng Nhân dân cánh hữu cũng phản đối việc thắt chặt thêm chi tiêu công.
Theo kế hoạch cải cách được đưa ra, Hy Lạp sẽ cắt giảm 25% tiền lương của khu vực kinh tế tư nhân, 35% tiền lương hưu bổ sung, và đóng cửa khoảng 100 tổ chức do Nhà nước quản lý, dẫn tới hàng ngàn người mất việc. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần của gói cắt giảm chi tiêu trị giá 4,4 tỷ Euro mà châu Âu và IMF muốn Athens phải thực hiện cùng lúc.
Các quan chức Eurozone chắc chắn sẽ từ chối cho phép Hy Lạp ký một thỏa thuận tái cơ cấu nợ đối với số nợ trái phiếu 200 tỷ Euro của nước này, vì nguy cơ vỡ nợ đang được sử dụng như một sức ép để buộc các nhà lãnh đạo “cứng đầu” của Hy Lạp phải thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu cần thiết. Giới quan sát cho rằng, cách làm này của châu Âu có thể sẽ đem lại hiệu quả tốt, nhưng cũng không loại trừ khả năng phản tác dụng và gây ra những hậu quả tiêu cực.
Thị trường đang có phản ứng tiêu cực trước những thông tin về thế bế tắc trong đàm phán cải cách ở Hy Lạp. Giới đầu tư lo ngại Athens sẽ mất khả năng thanh khoản khi phải thanh toán số nợ trái phiếu 14,5 tỷ Euro đáo hạn vào ngày 20/3 và sự việc sẽ có hiệu ứng tác động lan rộng sang Bồ Đào Nha và Italy.