Hy Lạp ngập sâu trong căng thẳng và bạo lực
Hôm 6/5, bạo lực tại Athens tiếp tục gia tăng, sau khi Chính phủ Hy Lạp thông qua kế hoạch cắt giảm mạnh ngân sách
Hôm 6/5, tình trạng bạo lực tại Athens tiếp tục gia tăng, sau khi các nhà hoạch định chính sách của Hy Lạp thông qua kế hoạch cắt giảm mạnh ngân sách và chi tiêu để nhận được gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Với tỷ lệ phiếu 172/121, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua kế hoạch cắt giảm mạnh mẽ chưa từng có, khoảng 30 tỷ Euro cho tới năm 2012, theo đó sẽ đóng băng lương thưởng và tăng thuế, nhằm giảm tối đa mức thâm hụt ngân sách hiện đang đứng ở mức 14% GDP.
Quyết định của Chính phủ Hy Lạp đã ngay lập tức khiến bầu không khí biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội nước này trở nên ngột ngạt. Hơn 30.000 người biểu tình chen lấn bên ngoài đã hô vang khẩu hiệu phản đối, nhiều người quá khích đã tấn công cảnh sát bằng gạch đá, chai lọ khiến lực lượng này phải sử dụng tới hơi cay.
Theo ghi nhận của AP, có một vài đám cháy nhỏ xảy ra trên đường phố. Hiện chưa có báo cáo nào về số người bị thương hay bị cảnh sát bắt giữ trong các vụ đụng độ này.
Tuy nhiên, cuộc bạo động tại Athens ngay lập tức đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua, khi chỉ trong vòng nửa giờ, cả ba chỉ số quan trọng gồm Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq sụt giảm tới hơn 8%.
Cũng trong ngày hôm qua, hệ thống ngân hàng tài chính của Hy Lạp đã bị tê liệt khi hàng chục nghìn nhân viên ngân hàng xuống đường biểu tình, bao vây nhiều tuyến phố suốt hàng giờ. Những người biểu tình cho rằng, biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ có thể khiến 1/5 số nhân viên ngân hàng bị sa thải.
Trước đó một ngày, hôm 5/5, bạo lực tại Athens đã khiến 3 nhân viên làm việc trong một ngân hàng tại trung tâm thủ đô bị thiệt mạng, khi những người biểu tình ném bom xăng vào trụ sở nhà băng này. Ít nhất 5 người khác đã bị thương, và cảnh sát ngay lập tức được đặt trong tình trạng báo động.
Trong một diễn biến khác có liên quan, hôm 6/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã cùng gửi một bức thư tới Chủ tịch thường trực Liên minh châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, trong đó yêu cầu giám sát chặt hơn các quy định về ngân sách đối với khu vực sử dụng đồng Euro.
Theo hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức, tại cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu vào ngày 7/5, các nhà lãnh đạo tổ chức này phải nhất trí tăng cường giám sát, và siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với những nước vi phạm mức trần thâm hụt ngân sách nhà nước theo quy định với các quốc gia sử dụng đồng Euro.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng, ngoài việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, khu vực này cũng cần rút ra bài học và tìm ra tất cả những biện pháp cần thiết nhằm tránh sử dụng gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Bà Merkel và ông Sarkozy cũng hối thúc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu xác minh vai trò của các cơ quan xếp hạng tín dụng, không để xảy ra tình trạng việc hạ mức xếp hạng tín dụng làm rối loạn thị trường, như đã từng xảy ra với Hy Lạp trước khi Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố gói cứu trợ 110 tỷ Euro.
Với tỷ lệ phiếu 172/121, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua kế hoạch cắt giảm mạnh mẽ chưa từng có, khoảng 30 tỷ Euro cho tới năm 2012, theo đó sẽ đóng băng lương thưởng và tăng thuế, nhằm giảm tối đa mức thâm hụt ngân sách hiện đang đứng ở mức 14% GDP.
Quyết định của Chính phủ Hy Lạp đã ngay lập tức khiến bầu không khí biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội nước này trở nên ngột ngạt. Hơn 30.000 người biểu tình chen lấn bên ngoài đã hô vang khẩu hiệu phản đối, nhiều người quá khích đã tấn công cảnh sát bằng gạch đá, chai lọ khiến lực lượng này phải sử dụng tới hơi cay.
Theo ghi nhận của AP, có một vài đám cháy nhỏ xảy ra trên đường phố. Hiện chưa có báo cáo nào về số người bị thương hay bị cảnh sát bắt giữ trong các vụ đụng độ này.
Tuy nhiên, cuộc bạo động tại Athens ngay lập tức đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua, khi chỉ trong vòng nửa giờ, cả ba chỉ số quan trọng gồm Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq sụt giảm tới hơn 8%.
Cũng trong ngày hôm qua, hệ thống ngân hàng tài chính của Hy Lạp đã bị tê liệt khi hàng chục nghìn nhân viên ngân hàng xuống đường biểu tình, bao vây nhiều tuyến phố suốt hàng giờ. Những người biểu tình cho rằng, biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ có thể khiến 1/5 số nhân viên ngân hàng bị sa thải.
Trước đó một ngày, hôm 5/5, bạo lực tại Athens đã khiến 3 nhân viên làm việc trong một ngân hàng tại trung tâm thủ đô bị thiệt mạng, khi những người biểu tình ném bom xăng vào trụ sở nhà băng này. Ít nhất 5 người khác đã bị thương, và cảnh sát ngay lập tức được đặt trong tình trạng báo động.
Trong một diễn biến khác có liên quan, hôm 6/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã cùng gửi một bức thư tới Chủ tịch thường trực Liên minh châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, trong đó yêu cầu giám sát chặt hơn các quy định về ngân sách đối với khu vực sử dụng đồng Euro.
Theo hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức, tại cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu vào ngày 7/5, các nhà lãnh đạo tổ chức này phải nhất trí tăng cường giám sát, và siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với những nước vi phạm mức trần thâm hụt ngân sách nhà nước theo quy định với các quốc gia sử dụng đồng Euro.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng, ngoài việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, khu vực này cũng cần rút ra bài học và tìm ra tất cả những biện pháp cần thiết nhằm tránh sử dụng gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Bà Merkel và ông Sarkozy cũng hối thúc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu xác minh vai trò của các cơ quan xếp hạng tín dụng, không để xảy ra tình trạng việc hạ mức xếp hạng tín dụng làm rối loạn thị trường, như đã từng xảy ra với Hy Lạp trước khi Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố gói cứu trợ 110 tỷ Euro.