Hy Lạp trong vòng xoáy khủng hoảng
Bạo lực, căng thẳng, tháo chạy... là những động từ xuất hiện dày đặc trong các bản tin gần đây về khủng hoảng tại Hy Lạp
Bạo động bùng phát, sự căng thẳng của các chính trị gia, thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, cuộc tháo chạy khỏi đồng Euro của giới đầu tư quốc tế... là vài nét chấm phá về cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi ở châu Âu.
Dòng người biểu tình như thác lũ trên đường phố Athens ngày 5/5. Hy Lạp đang cùng lúc đối mặt với khủng hoảng nợ và tình hình bất ổn trong nước. Người dân Hy Lạp bày tỏ thái độ phản đối quyết liệt các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ, bao gồm cắt giảm tiền lương và tăng thuế. Theo thông tin mới nhất, đã có ba người thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng bom vào một ngân hàng ở thủ đô Athens - Ảnh: AFP/Getty/NYT.
Gương mặt buồn bã của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou khi phát biểu trước báo giới hôm 3/5. Chính phủ của ông Papandreou đang gấp rút thúc đẩy các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách để đổi lấy gói cứu trợ 110 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một ngày sau khi công bố các biện pháp mới, như cắt giảm giảm tiền lương trong 3 năm, thắt chặt các quy định về nghỉ hưu, và tăng thuế tiêu thụ từ 21% lên 23%, ông Papandreou tuyên bố, chiến dịch thắt chặt chi tiêu này sẽ “tạo ra những thay đổi mà Hy Lạp cần có từ lâu” - Ảnh: Getty.
Người đàn ông đang theo dõi diễn biến của thị trường chứng khoán Nhật qua bảng điện tử bên ngoài một công ty môi giới ở Tokyo sáng 6/5. Do ảnh hưởng của những diễn biến có chiều hướng ngày càng xấu đi của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, thị trường chứng khoán châu Á ngày 6/5 nối tiếp đà sụt giảm của các thị trường Mỹ và châu Âu đêm hôm trước. Tới buổi trưa, chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Tokyo đã giảm mất gần 3,2% số điểm - Ảnh: Getty.
Các cải cách về chi tiêu công của Chính phủ Hy Lạp được đưa ra nhằm tiết kiệm số tiền 30 tỷ Euro trong thời gian từ nay tới hết năm 2012. Sự cắt giảm này đồng nghĩa với cuộc sống sẽ khó khăn hơn cho người dân Hy Lạp. Trong ảnh là một cuộc đụng độ giữa cảnh sát Hy Lạp và người biểu tình tại trung tâm thủ đô Athens - Ảnh: AFP/NYT.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một bài phát biểu trước Quốc hội ngày 5/5 tại Berlin. Bà Merkel thúc giục Quốc hội Đức thông qua việc đóng góp 22,4 tỷ Euro vào gói cứu trợ 110 tỷ Euro mà EU và IMF dành cho Hy Lạp. Là nước “anh cả” trong khối Eurozone, Đức phải gánh phần lớn nhất trong gói cứu trợ này. Đó là một phần lý do vì sao, trước đây bà Merkel là người đi đầu trong việc phản đối việc cứu Athens. Tuy nhiên, rủi ro quá lớn đối với đồng Euro mà cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đặt ra đã buộc bà Merkel và các nhà lãnh đạo khác của châu Âu phải hành động - Ảnh: AP.
Một ngân hàng ở Athens bị “ăn” bom của người biểu tình hôm 5/5. Báo chí cho biết, đã có ba người thiệt mạng trong vụ ném bom này. Đây là những người đầu tiên thiệt mạng vì tình hình bạo lực ở Hy Lạp những ngày này - Ảnh: AFP.
Không chỉ ở Hy Lạp, người dân nhiều nước khác ở châu Âu những ngày này cũng xuống đường biểu tình để chống các biện pháp giảm chi tiêu công, tăng thuế của chính phủ, nhằm ngăn chặn sự tấn công của khủng hoảng nợ. Trong ảnh, một người biểu tình đang ném đá vào tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ở Athens, bất chấp hàng rào cảnh sát đứng phòng thủ - Ảnh: Reuters.
Khủng hoảng nợ ở châu Âu đã khiến thị trường mất niềm tin chưa từng có vào đồng tiền chung của châu lục này. Tỷ giá Euro/USD ngày 5/5 đã sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 13 tháng trở lại đây, với Euro tương đương chưa đầy 1,28 USD. Từ đầu năm tới nay, Euro đã mất giá 7,4% so với USD - Ảnh: Getty.
Mỗi ngày có hàng chục ngàn người tập trung tại quảng trường tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ở thủ đô Athens để biểu tình. Trong số họ, có nhiều người đã nghỉ hưu, một trong những đối tượng bị xem là chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ các biện pháp cắt giảm bội chi của Chính phủ Hy Lạp - Ảnh: Getty.
Dòng người biểu tình như thác lũ trên đường phố Athens ngày 5/5. Hy Lạp đang cùng lúc đối mặt với khủng hoảng nợ và tình hình bất ổn trong nước. Người dân Hy Lạp bày tỏ thái độ phản đối quyết liệt các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ, bao gồm cắt giảm tiền lương và tăng thuế. Theo thông tin mới nhất, đã có ba người thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng bom vào một ngân hàng ở thủ đô Athens - Ảnh: AFP/Getty/NYT.
Gương mặt buồn bã của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou khi phát biểu trước báo giới hôm 3/5. Chính phủ của ông Papandreou đang gấp rút thúc đẩy các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách để đổi lấy gói cứu trợ 110 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một ngày sau khi công bố các biện pháp mới, như cắt giảm giảm tiền lương trong 3 năm, thắt chặt các quy định về nghỉ hưu, và tăng thuế tiêu thụ từ 21% lên 23%, ông Papandreou tuyên bố, chiến dịch thắt chặt chi tiêu này sẽ “tạo ra những thay đổi mà Hy Lạp cần có từ lâu” - Ảnh: Getty.
Người đàn ông đang theo dõi diễn biến của thị trường chứng khoán Nhật qua bảng điện tử bên ngoài một công ty môi giới ở Tokyo sáng 6/5. Do ảnh hưởng của những diễn biến có chiều hướng ngày càng xấu đi của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, thị trường chứng khoán châu Á ngày 6/5 nối tiếp đà sụt giảm của các thị trường Mỹ và châu Âu đêm hôm trước. Tới buổi trưa, chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Tokyo đã giảm mất gần 3,2% số điểm - Ảnh: Getty.
Các cải cách về chi tiêu công của Chính phủ Hy Lạp được đưa ra nhằm tiết kiệm số tiền 30 tỷ Euro trong thời gian từ nay tới hết năm 2012. Sự cắt giảm này đồng nghĩa với cuộc sống sẽ khó khăn hơn cho người dân Hy Lạp. Trong ảnh là một cuộc đụng độ giữa cảnh sát Hy Lạp và người biểu tình tại trung tâm thủ đô Athens - Ảnh: AFP/NYT.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một bài phát biểu trước Quốc hội ngày 5/5 tại Berlin. Bà Merkel thúc giục Quốc hội Đức thông qua việc đóng góp 22,4 tỷ Euro vào gói cứu trợ 110 tỷ Euro mà EU và IMF dành cho Hy Lạp. Là nước “anh cả” trong khối Eurozone, Đức phải gánh phần lớn nhất trong gói cứu trợ này. Đó là một phần lý do vì sao, trước đây bà Merkel là người đi đầu trong việc phản đối việc cứu Athens. Tuy nhiên, rủi ro quá lớn đối với đồng Euro mà cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đặt ra đã buộc bà Merkel và các nhà lãnh đạo khác của châu Âu phải hành động - Ảnh: AP.
Một ngân hàng ở Athens bị “ăn” bom của người biểu tình hôm 5/5. Báo chí cho biết, đã có ba người thiệt mạng trong vụ ném bom này. Đây là những người đầu tiên thiệt mạng vì tình hình bạo lực ở Hy Lạp những ngày này - Ảnh: AFP.
Không chỉ ở Hy Lạp, người dân nhiều nước khác ở châu Âu những ngày này cũng xuống đường biểu tình để chống các biện pháp giảm chi tiêu công, tăng thuế của chính phủ, nhằm ngăn chặn sự tấn công của khủng hoảng nợ. Trong ảnh, một người biểu tình đang ném đá vào tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ở Athens, bất chấp hàng rào cảnh sát đứng phòng thủ - Ảnh: Reuters.
Khủng hoảng nợ ở châu Âu đã khiến thị trường mất niềm tin chưa từng có vào đồng tiền chung của châu lục này. Tỷ giá Euro/USD ngày 5/5 đã sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 13 tháng trở lại đây, với Euro tương đương chưa đầy 1,28 USD. Từ đầu năm tới nay, Euro đã mất giá 7,4% so với USD - Ảnh: Getty.
Mỗi ngày có hàng chục ngàn người tập trung tại quảng trường tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ở thủ đô Athens để biểu tình. Trong số họ, có nhiều người đã nghỉ hưu, một trong những đối tượng bị xem là chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ các biện pháp cắt giảm bội chi của Chính phủ Hy Lạp - Ảnh: Getty.