Hy vọng tắt phụt, Phố Wall trượt ngã
Nhà đầu tư lo ngại châu Âu bị đẩy trở lại vạch xuất phát bởi thỏa thuận cuối tuần trước không giải quyết được khủng hoảng nợ
Phiên đầu tuần (12/12), chứng khoán Mỹ giảm mạnh, do nhà đầu tư lo ngại châu Âu bị đẩy trở lại vạch xuất phát sau khi các hãng xếp hạng tín dụng cảnh báo giới chức khu vực không làm hết sức mình giải quyết khủng hoảng nợ công.
Toàn bộ 10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P chốt phiên ở mức tiêu cực. Cả ba chỉ số chính đều giảm trên 1%. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bị tác động mạnh nhất. Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng rớt điểm mạnh sau khi hãng Intel hạ dự báo lợi nhuận hàng quý.
Cụ thể, chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 162,72 điểm, tương ứng 1,34%, xuống 12.021,54 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 18,70 điểm, tương ứng 1,49%, xuống 1.236,49 điểm. Nasdaq Composite giảm 34,59 điểm, tương ứng 1,31%, xuống 2.612,26 điểm.
Sau những hứng khởi từ kết quả thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu cuối tuần trước về thắt chặt hơn nữa quản lý ngân sách Khu vực đồng Euro, hôm qua, thị trường bất an trở lại khi nhiều người cho rằng biện pháp này chưa đủ mạnh.
Mark Luschini, Chiến lược gia trưởng thuộc hãng Janney Montgomery ở Philadelphia (Mỹ) cho hay, thỏa thuận đạt được giữa các quan chức châu Âu vẫn "còn khuya" mới đáp ứng được mong muốn của giới đầu tư và điều đó đã làm thị trường trở nên lộn xộn.
Hôm qua, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nói rằng, sự thất bại của giới chức Liên minh châu Âu trong việc tìm ra một giải pháp "toàn diện" cho vấn đề nợ công đang làm tăng thêm áp lực trong ngắn hạn đối với xếp hạng nợ của các quốc gia Khu vực đồng Euro.
Trong khi đó, cả Moody's và Fitch đều cảnh báo rằng, thỏa thuận đạt được cuối tuần qua không đủ để làm giảm nguy cơ hạ bậc tín nhiệm của Khu vực đồng Euro trong tương lai gần. Tuần trước, tổ chức S&P đã đặt xếp hạng của 15 nước Eurozone vào tầm ngắm.
Giới đầu tư ở châu Âu đã bán tháo nợ của Tây Ban Nha và Italy, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ của hai nền kinh tế này tăng vọt. Cụ thể, lợi suất trái phiếu 10 năm của Italy từng tăng lên vùng 7%, ngưỡng được xem là rất nguy hiểm, trước khi chốt ở khoảng 6%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng nằm trong số bị tác động mạnh nhất bởi những vấn đề tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chỉ số S&P tài chính giảm 2,6%, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu của nhà băng Bank of America giảm 4,7%, JPMorgan Chase & Co hạ 3,4%.
Một thông tin khác cũng tác động tới thị trường hôm qua là việc tập đoàn Intel hạ dự báo doanh lợi quý 4 do thiếu nguồn cung ổ cứng. Trước đó, một số hãng sản xuất chip khác cũng đã cắt giảm dự báo lợi nhuận. Điều này đã tác động tới nhóm cổ phiếu công nghệ.
Phiên 12/12, khối lượng giao dịch trên toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 6,28 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Trên sàn New York, cứ mỗi 4 cổ phiếu giảm thì có 1 mã tăng, còn ở sàn Nasdaq, 72% mã giảm điểm.
Cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu giảm điểm mạnh phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,83% xuống 5.427,86 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 2,61% xuống mức 3.089,59 điểm. DAX của Đức trượt 3,36% xuống 5.785,43 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường châu Á - Thái Bình Dương cho kết quả trái chiều. Trong khi hai thị trường Hồng Kông và Trung Quốc (đại lục) đi xuống, các sàn còn lại đều đi lên. Trong đó, tăng mạnh nhất là thị trường Nhật Bản, với chỉ số Nikkei 225 tiến 1,37%.
Toàn bộ 10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P chốt phiên ở mức tiêu cực. Cả ba chỉ số chính đều giảm trên 1%. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bị tác động mạnh nhất. Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng rớt điểm mạnh sau khi hãng Intel hạ dự báo lợi nhuận hàng quý.
Cụ thể, chốt ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 162,72 điểm, tương ứng 1,34%, xuống 12.021,54 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 18,70 điểm, tương ứng 1,49%, xuống 1.236,49 điểm. Nasdaq Composite giảm 34,59 điểm, tương ứng 1,31%, xuống 2.612,26 điểm.
Sau những hứng khởi từ kết quả thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu cuối tuần trước về thắt chặt hơn nữa quản lý ngân sách Khu vực đồng Euro, hôm qua, thị trường bất an trở lại khi nhiều người cho rằng biện pháp này chưa đủ mạnh.
Mark Luschini, Chiến lược gia trưởng thuộc hãng Janney Montgomery ở Philadelphia (Mỹ) cho hay, thỏa thuận đạt được giữa các quan chức châu Âu vẫn "còn khuya" mới đáp ứng được mong muốn của giới đầu tư và điều đó đã làm thị trường trở nên lộn xộn.
Hôm qua, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nói rằng, sự thất bại của giới chức Liên minh châu Âu trong việc tìm ra một giải pháp "toàn diện" cho vấn đề nợ công đang làm tăng thêm áp lực trong ngắn hạn đối với xếp hạng nợ của các quốc gia Khu vực đồng Euro.
Trong khi đó, cả Moody's và Fitch đều cảnh báo rằng, thỏa thuận đạt được cuối tuần qua không đủ để làm giảm nguy cơ hạ bậc tín nhiệm của Khu vực đồng Euro trong tương lai gần. Tuần trước, tổ chức S&P đã đặt xếp hạng của 15 nước Eurozone vào tầm ngắm.
Giới đầu tư ở châu Âu đã bán tháo nợ của Tây Ban Nha và Italy, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ của hai nền kinh tế này tăng vọt. Cụ thể, lợi suất trái phiếu 10 năm của Italy từng tăng lên vùng 7%, ngưỡng được xem là rất nguy hiểm, trước khi chốt ở khoảng 6%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng nằm trong số bị tác động mạnh nhất bởi những vấn đề tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chỉ số S&P tài chính giảm 2,6%, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu của nhà băng Bank of America giảm 4,7%, JPMorgan Chase & Co hạ 3,4%.
Một thông tin khác cũng tác động tới thị trường hôm qua là việc tập đoàn Intel hạ dự báo doanh lợi quý 4 do thiếu nguồn cung ổ cứng. Trước đó, một số hãng sản xuất chip khác cũng đã cắt giảm dự báo lợi nhuận. Điều này đã tác động tới nhóm cổ phiếu công nghệ.
Phiên 12/12, khối lượng giao dịch trên toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 6,28 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Trên sàn New York, cứ mỗi 4 cổ phiếu giảm thì có 1 mã tăng, còn ở sàn Nasdaq, 72% mã giảm điểm.
Cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu giảm điểm mạnh phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,83% xuống 5.427,86 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 2,61% xuống mức 3.089,59 điểm. DAX của Đức trượt 3,36% xuống 5.785,43 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường châu Á - Thái Bình Dương cho kết quả trái chiều. Trong khi hai thị trường Hồng Kông và Trung Quốc (đại lục) đi xuống, các sàn còn lại đều đi lên. Trong đó, tăng mạnh nhất là thị trường Nhật Bản, với chỉ số Nikkei 225 tiến 1,37%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.184,30 | 12.021,40 | 162,87 | 1,34 |
S&P 500 | 1.255,19 | 1.236,47 | 18,72 | 1,49 | |
Nasdaq | 2.646,85 | 2.612,26 | 34,59 | 1,31 | |
Anh | FTSE 100 | 5.529,21 | 5.427,86 | 101,35 | 1,83 |
Pháp | CAC 40 | 3.172,35 | 3.089,59 | 82,76 | 2,61 |
Đức | DAX | 5.986,71 | 5.785,43 | 201,28 | 3,36 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.536,46 | 8.653,82 | 117,36 | 1,37 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18,586,20 | 18.575,70 | 10,57 | 0,06 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.315,27 | 2.291,54 | 23,72 | 1,02 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.893,30 | 6.949,04 | 55,74 | 0,81 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.874,75 | 1.899,76 | 25,01 | 1,33 |
Singapore | Straits Times | 2.694,60 | 2.701,72 | 7,12 | 0,26 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |