IEA: Trung Quốc vượt Mỹ về tiêu thụ năng lượng
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng trong năm 2009, Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng trong năm 2009, Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Trung Quốc đã tiêu thụ khoảng 2,252 tỷ tấn tương đương dầu trong năm 2009, dưới dạng dầu thô, than đá, khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân và các loại năng lượng tái sinh. Trong khi đó, mức tiêu thụ năng lượng ước tính tại Mỹ chỉ đạt mức 2,170 tỷ tấn quy dầu. Như vậy, Trung Quốc đã “qua mặt” Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Giới phân tích nhận định, đây có thể được xem là một dấu mốc lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại các nền kinh tế phát triển đang dần đạt đỉnh, trong khi nhu cầu này tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ còn tiếp tục gia tăng.
Quý 2 năm nay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm tốc do các nỗ lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng và giá nhà của các cơ quan chức năng, nhưng vẫn ở mức hai con số là 10,3%.
Trước khi số liệu của IEA được công bố, hãng dầu lửa BP hồi tháng 6 vừa qua cũng cho rằng, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ 2,2 tỷ tấn quy dầu trong năm 2009. Cũng, theo số liệu của BP, đứng thứ hai thế giới về tiêu thụ năng lượng năm ngoái là Mỹ, thứ ba là Nga.
“Việc Trung Quốc vượt Mỹ về tiêu thụ năng lượng không chỉ là chuyện của riêng Trung Quốc, mà sẽ có tác động đến phần còn lại của thế giới cả về phương diện cung cấp và cách thức sử dụng năng lượng. Nếu Trung Quốc tăng sử dụng các loại phương tiện như xe chạy điện, xe chạy nhiên liệu tổ hợp… thì hoạt động sản xuất các loại xe này sẽ nở rộ ở nhiều nơi khác”, ông Fatih Birol, chuyên gia kinh tế trưởng của IEA, phát biểu từ Paris trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Bloomberg.
Số liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu dầu thô nước này năm 2009 đã tăng 48% so với năm 2008 và tăng gần gấp đôi so với năm 2005. Trong tháng 6 vừa qua, nhập khẩu dầu thô vào Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 22,1 triệu tấn, tương đương 5,4 triệu thùng mỗi ngày.
Theo ông Birol, nguồn cung dầu thô toàn cầu sẽ bị thắt chặt hơn sau năm 2015 do sản lượng giảm sút ở các quốc gia bên ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), cũng như sự tăng cường kiểm soát trữ lượng dầu của các công ty dầu lửa quốc doanh.
Theo BP, hiện Mỹ vẫn là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu thô nhất thế giới, với mức tiêu thụ 843 triệu thùng trong năm 2009, cao gấp đôi so với mức 405 triệu thùng của Trung Quốc. Tuy nhiên, về tiêu thụ than thì Trung Quốc là số 1. Năm ngoái, nước này đã đốt 1,537 tỷ tấn than, tương đương với 498 triệu tấn ở Mỹ.
Sự phụ thuộc vào nguồn cung từ than đá đã đưa Trung Quốc vượt Mỹ về lượng khí thải vào năm 2007, theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ. Vào năm 2008, Trung Quốc đã phát thải 6,533 triệu tấn carbon dioxide, so với mức 5,832 triệu tấn của Mỹ.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Trung Quốc đã tiêu thụ khoảng 2,252 tỷ tấn tương đương dầu trong năm 2009, dưới dạng dầu thô, than đá, khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân và các loại năng lượng tái sinh. Trong khi đó, mức tiêu thụ năng lượng ước tính tại Mỹ chỉ đạt mức 2,170 tỷ tấn quy dầu. Như vậy, Trung Quốc đã “qua mặt” Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Giới phân tích nhận định, đây có thể được xem là một dấu mốc lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại các nền kinh tế phát triển đang dần đạt đỉnh, trong khi nhu cầu này tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ còn tiếp tục gia tăng.
Quý 2 năm nay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm tốc do các nỗ lực kiểm soát tăng trưởng tín dụng và giá nhà của các cơ quan chức năng, nhưng vẫn ở mức hai con số là 10,3%.
Trước khi số liệu của IEA được công bố, hãng dầu lửa BP hồi tháng 6 vừa qua cũng cho rằng, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ 2,2 tỷ tấn quy dầu trong năm 2009. Cũng, theo số liệu của BP, đứng thứ hai thế giới về tiêu thụ năng lượng năm ngoái là Mỹ, thứ ba là Nga.
“Việc Trung Quốc vượt Mỹ về tiêu thụ năng lượng không chỉ là chuyện của riêng Trung Quốc, mà sẽ có tác động đến phần còn lại của thế giới cả về phương diện cung cấp và cách thức sử dụng năng lượng. Nếu Trung Quốc tăng sử dụng các loại phương tiện như xe chạy điện, xe chạy nhiên liệu tổ hợp… thì hoạt động sản xuất các loại xe này sẽ nở rộ ở nhiều nơi khác”, ông Fatih Birol, chuyên gia kinh tế trưởng của IEA, phát biểu từ Paris trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Bloomberg.
Số liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu dầu thô nước này năm 2009 đã tăng 48% so với năm 2008 và tăng gần gấp đôi so với năm 2005. Trong tháng 6 vừa qua, nhập khẩu dầu thô vào Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 22,1 triệu tấn, tương đương 5,4 triệu thùng mỗi ngày.
Theo ông Birol, nguồn cung dầu thô toàn cầu sẽ bị thắt chặt hơn sau năm 2015 do sản lượng giảm sút ở các quốc gia bên ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), cũng như sự tăng cường kiểm soát trữ lượng dầu của các công ty dầu lửa quốc doanh.
Theo BP, hiện Mỹ vẫn là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu thô nhất thế giới, với mức tiêu thụ 843 triệu thùng trong năm 2009, cao gấp đôi so với mức 405 triệu thùng của Trung Quốc. Tuy nhiên, về tiêu thụ than thì Trung Quốc là số 1. Năm ngoái, nước này đã đốt 1,537 tỷ tấn than, tương đương với 498 triệu tấn ở Mỹ.
Sự phụ thuộc vào nguồn cung từ than đá đã đưa Trung Quốc vượt Mỹ về lượng khí thải vào năm 2007, theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ. Vào năm 2008, Trung Quốc đã phát thải 6,533 triệu tấn carbon dioxide, so với mức 5,832 triệu tấn của Mỹ.