IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
“Tăng trưởng nói chung không đều, vẫn còn yếu, và đối mặt với nhiều rủi ro”, báo cáo của IMF nhận xét
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm qua (7/10) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm tới. Lý do mà IMF đưa ra cho động thái cắt giảm này là sự khác biệt tăng trưởng ngày càng lớn giữa các nền kinh tế đang hồi phục và những nền kinh tế không hồi phục.
Hãng tin CNBC cho biết, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) của IMF nhận định, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo mà IMF đưa ra hồi tháng 7. Định chế này cũng dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,8% trong năm tới, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.
Động thái hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của IMF được đưa ra chưa đầy 1 tháng sau động thái tương tự của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Trong báo cáo hồi tháng 9, OECD bày tỏ lo ngại về sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ và tình trạng mong manh tiếp diễn của nền kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro.
Phát biểu tại lễ công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Giám đốc nghiên cứu của IMF Olivier Blanchard, nói, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới hiện đang “yếu và không đều”, đồng thời nhấn mạnh “tốc độ tăng trưởng rất khác biệt” của các quốc gia.
“Tăng trưởng nói chung không đều, vẫn còn yếu, và đối mặt với nhiều rủi ro”, báo cáo của IMF nhận xét.
Theo ông Blanchard, trong số các nền kinh tế đang phục hồi và có mức tăng trưởng đáng kể phải kể tới Mỹ và Anh. GDP của Mỹ tăng trưởng 4% trong quý 2 vừa qua, trong khi kinh tế Anh tăng 0,9% trong quý 1. Nhưng chuyên gia này cũng nhấn mạnh, tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế này vẫn đang thấp hơn so với đầu thập niên 2000.
Một số nền kinh tế đang phát triển cũng đang có được sự tăng trưởng khả quan, trong đó Trung Quốc đã vượt qua được thời kỳ tăng trưởng bùng nổ của thị trường bất động sản và tín dụng để duy trì mức tăng trưởng khá - IMF nhận xét.
Tuy nhiên, câu chuyện ở Eurozone lại khác. Tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã ngừng trệ trong nửa đầu năm nay, không đạt kỳ vọng của giới quan sát. IFM cảnh báo, kinh tế Eurozone có nguy cơ rơi vào giảm phát.
Bên cạnh đó, một số nền kinh tế mới nổi cũng đang tỏ ra chật vật. Bất ổn địa chính trị đang khiến triển vọng tăng trưởng đi xuống đối với kinh tế Nga. Vì lý do này, IMF hạ dự báo tăng trưởng cho khối các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển xuống còn 4,4% trong năm nay và 5% trong năm tới.
Theo IMF, những rủi ro mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt bao gồm lãi suất tăng, các rủi ro về địa chính trị, và sự trì trệ của kinh tế Eurozone. Giám đốc nghiên cứu IMF Blanchard cho rằng, đến thời điểm này, khủng hoảng ở Ukraine, mối đe dọa từ lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) và biểu tình ở Hong Kong nhìn chung chưa có ảnh hưởng đáng kể nào tới nền kinh tế thế giới.
Hãng tin CNBC cho biết, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) của IMF nhận định, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo mà IMF đưa ra hồi tháng 7. Định chế này cũng dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,8% trong năm tới, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.
Động thái hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của IMF được đưa ra chưa đầy 1 tháng sau động thái tương tự của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Trong báo cáo hồi tháng 9, OECD bày tỏ lo ngại về sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ và tình trạng mong manh tiếp diễn của nền kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro.
Phát biểu tại lễ công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Giám đốc nghiên cứu của IMF Olivier Blanchard, nói, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới hiện đang “yếu và không đều”, đồng thời nhấn mạnh “tốc độ tăng trưởng rất khác biệt” của các quốc gia.
“Tăng trưởng nói chung không đều, vẫn còn yếu, và đối mặt với nhiều rủi ro”, báo cáo của IMF nhận xét.
Theo ông Blanchard, trong số các nền kinh tế đang phục hồi và có mức tăng trưởng đáng kể phải kể tới Mỹ và Anh. GDP của Mỹ tăng trưởng 4% trong quý 2 vừa qua, trong khi kinh tế Anh tăng 0,9% trong quý 1. Nhưng chuyên gia này cũng nhấn mạnh, tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế này vẫn đang thấp hơn so với đầu thập niên 2000.
Một số nền kinh tế đang phát triển cũng đang có được sự tăng trưởng khả quan, trong đó Trung Quốc đã vượt qua được thời kỳ tăng trưởng bùng nổ của thị trường bất động sản và tín dụng để duy trì mức tăng trưởng khá - IMF nhận xét.
Tuy nhiên, câu chuyện ở Eurozone lại khác. Tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã ngừng trệ trong nửa đầu năm nay, không đạt kỳ vọng của giới quan sát. IFM cảnh báo, kinh tế Eurozone có nguy cơ rơi vào giảm phát.
Bên cạnh đó, một số nền kinh tế mới nổi cũng đang tỏ ra chật vật. Bất ổn địa chính trị đang khiến triển vọng tăng trưởng đi xuống đối với kinh tế Nga. Vì lý do này, IMF hạ dự báo tăng trưởng cho khối các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển xuống còn 4,4% trong năm nay và 5% trong năm tới.
Theo IMF, những rủi ro mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt bao gồm lãi suất tăng, các rủi ro về địa chính trị, và sự trì trệ của kinh tế Eurozone. Giám đốc nghiên cứu IMF Blanchard cho rằng, đến thời điểm này, khủng hoảng ở Ukraine, mối đe dọa từ lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) và biểu tình ở Hong Kong nhìn chung chưa có ảnh hưởng đáng kể nào tới nền kinh tế thế giới.