IMF tiến gần việc trao địa vị đồng tiền dự trữ cho Nhân dân tệ
Đánh giá mới của IMF về tỷ giá đồng Nhân dân tệ sẽ được công bố chính thức trong một vài tháng tới đây
Theo Wall Street Journal, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang tiến gần tới việc công bố đồng Nhân dân tệ được định giá “hợp lý” lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục cho rằng Trung Quốc cố tình định giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực.
Tờ báo trên nói rằng, đánh giá mới của IMF về tỷ giá đồng Nhân dân tệ sẽ được công bố chính thức trong một vài tháng tới đây, sau nhiều năm định chế này chỉ trích chính sách tỷ giá của Bắc Kinh.
Báo cáo này dự kiến được IMF đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng thách thức trật tự toàn cầu đã được thiết lập.
Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc nhận được sự ủng hộ rộng rãi dành cho dự án Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng và dẫn đầu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đáng thúc đẩy kế hoạch mở một “con đường tơ lụa” mới nhằm kết nối tốt hơn giữa nước này với phần còn lại của châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
Bên cạnh đó, giới chức Trung Quốc đã đề nghị IMF đưa đồng Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ mang tên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Theo dự kiến, IMF sẽ xem xét đề nghị này của Bắc Kinh trong năm nay.
Việc Trung Quốc tập hợp được sự ủng hộ từ nhiều đồng minh của Mỹ và giới chức tiền tệ toàn cầu là một tín hiệu cho thấy việc IMF trao địa vị đồng tiền dự trữ cho đồng Nhân dân tệ chỉ còn là vấn đề thời gian. Một số nhà phân tích cho rằng, nỗ lực này là một phần lý do vì sao Trung Quốc giảm can thiệp tỷ giá và thúc đẩy sự ổn định của tỷ giá trong vòng một năm trở lại đây.
Trong suốt nhiều năm qua, IMF và Mỹ cùng chung quan điểm là Trung Quốc tạo lợi thế bất bình đẳng cho các công ty trong nước bằng cách cố tình ghìm giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ dưới giá trị thực. Trong suốt 3 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ gần đây, Nhà Trắng đều cáo buộc sự phát triển kinh tế của Trung Quốc gây thiệt hại cho việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng của Mỹ, đồng thời bóp méo tới mức nguy hiểm nền kinh tế toàn cầu.
Tuy vậy, theo giới chức IMF, trong một thập kỷ qua, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá hơn 30% so với một rổ tiền tệ và đến nay, tỷ giá đồng tiền này đã khá hợp lý.
“Chúng tôi đang tiến gần tới điểm mà ở đó đồng Nhân dân tệ không còn bị định giá thấp nữa”, ông Markus Rodlauer, Phó giám đốc IMF tại khu vực châu Á, phát biểu. Năm ngoái, IMF cho rằng đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn giá trị thực khoảng 5-10%.
Tuy vậy, với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, giới chuyên gia kinh tế không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ lại giảm giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng. Trong trường hợp đó, IMF có thể thay đổi đánh giá về tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 7,4%, chậm nhất trong 1/4 thế kỷ, khép lại thời kỳ tăng trưởng hoàng kim của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Giới chức Mỹ không đồng tình với đánh giá mới của IMF về tỷ giá đồng Nhân dân tệ. “Tỷ giá đồng tiền của Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị thực”, ông Nathan Sheets, thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, nhận xét vào tuần trước.
Cùng quan điểm với một báo cáo của Quốc hội Mỹ, ông Sheets nói rằng thặng dư thương mại gia tăng, giá dầu giảm sâu, năng suất tăng và sự cần thiết phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc đồng Nhân dân tệ lẽ ra phải được định giá ở mức cao hơn.
Tờ báo trên nói rằng, đánh giá mới của IMF về tỷ giá đồng Nhân dân tệ sẽ được công bố chính thức trong một vài tháng tới đây, sau nhiều năm định chế này chỉ trích chính sách tỷ giá của Bắc Kinh.
Báo cáo này dự kiến được IMF đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng thách thức trật tự toàn cầu đã được thiết lập.
Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc nhận được sự ủng hộ rộng rãi dành cho dự án Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng và dẫn đầu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đáng thúc đẩy kế hoạch mở một “con đường tơ lụa” mới nhằm kết nối tốt hơn giữa nước này với phần còn lại của châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
Bên cạnh đó, giới chức Trung Quốc đã đề nghị IMF đưa đồng Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ mang tên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Theo dự kiến, IMF sẽ xem xét đề nghị này của Bắc Kinh trong năm nay.
Việc Trung Quốc tập hợp được sự ủng hộ từ nhiều đồng minh của Mỹ và giới chức tiền tệ toàn cầu là một tín hiệu cho thấy việc IMF trao địa vị đồng tiền dự trữ cho đồng Nhân dân tệ chỉ còn là vấn đề thời gian. Một số nhà phân tích cho rằng, nỗ lực này là một phần lý do vì sao Trung Quốc giảm can thiệp tỷ giá và thúc đẩy sự ổn định của tỷ giá trong vòng một năm trở lại đây.
Trong suốt nhiều năm qua, IMF và Mỹ cùng chung quan điểm là Trung Quốc tạo lợi thế bất bình đẳng cho các công ty trong nước bằng cách cố tình ghìm giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ dưới giá trị thực. Trong suốt 3 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ gần đây, Nhà Trắng đều cáo buộc sự phát triển kinh tế của Trung Quốc gây thiệt hại cho việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng của Mỹ, đồng thời bóp méo tới mức nguy hiểm nền kinh tế toàn cầu.
Tuy vậy, theo giới chức IMF, trong một thập kỷ qua, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá hơn 30% so với một rổ tiền tệ và đến nay, tỷ giá đồng tiền này đã khá hợp lý.
“Chúng tôi đang tiến gần tới điểm mà ở đó đồng Nhân dân tệ không còn bị định giá thấp nữa”, ông Markus Rodlauer, Phó giám đốc IMF tại khu vực châu Á, phát biểu. Năm ngoái, IMF cho rằng đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn giá trị thực khoảng 5-10%.
Tuy vậy, với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, giới chuyên gia kinh tế không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ lại giảm giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng. Trong trường hợp đó, IMF có thể thay đổi đánh giá về tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 7,4%, chậm nhất trong 1/4 thế kỷ, khép lại thời kỳ tăng trưởng hoàng kim của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Giới chức Mỹ không đồng tình với đánh giá mới của IMF về tỷ giá đồng Nhân dân tệ. “Tỷ giá đồng tiền của Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị thực”, ông Nathan Sheets, thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, nhận xét vào tuần trước.
Cùng quan điểm với một báo cáo của Quốc hội Mỹ, ông Sheets nói rằng thặng dư thương mại gia tăng, giá dầu giảm sâu, năng suất tăng và sự cần thiết phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc đồng Nhân dân tệ lẽ ra phải được định giá ở mức cao hơn.