IMF tin vào kinh tế Mỹ
Phó Giám đốc điều hành thứ nhất IMF tuyên bố, kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và đã tránh được sự suy giảm đột ngột
Sự suy giảm của kinh tế Mỹ không mạnh như dự kiến, thậm chí nền kinh tế này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhẹ trong năm 2008 và năm 2009, với mức tăng GDP 1,1% năm nay và 0,8% năm tới.
Đó là nhận định mới nhất và cũng là một nhận định lạc quan của IMF về kinh tế Mỹ. Ngày 20/6, ở Washington, ông John Lipsky, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất IMF tuyên bố, kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và đã tránh được sự suy giảm đột ngột.
“Thuốc điều trị” đã phát huy tác dụng
Tuy nhiên, ông Lipski nhận xét, sự phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ diễn ra từ từ, tốc độ tăng trưởng của kinh tế quý 2/2008 sẽ vẫn ở mức thấp hơn so với tiềm lực. Dự đoán mức tăng GDP của Mỹ 1,1% năm 2008 và 0,8% năm 2009 là cao hơn so với dự kiến 0,5% và 0,6% đưa ra tháng tư vừa qua.
Tháng 5, Giám đốc IMF Strauss Kahn cho rằng, kinh tế Mỹ chưa thể phục hồi trong năm 2008 và IMF dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào thời kỳ "suy thoái nhẹ", do mức tăng trưởng kinh tế hàng năm chỉ đạt 0,5%. Dự báo mới nói trên của IMF cũng cao hơn mức dự báo của Bộ Thương mại Mỹ, cho rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng 0,6% quý I và quý IV/2008.
IMF đánh giá cao phản ứng "nhanh và quyết liệt" của chính quyền Mỹ, nhất là chính sách điều chỉnh cán cân ngân sách. Như vậy, các “phương thuốc” điều trị suy thoái kinh tế của chính phủ Mỹ đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Tuy vậy, ông Lipski thừa nhận, tình hình thị trường tài chính Mỹ và thế giới vẫn chưa thể nhanh chóng trở lại bình thường, bất chấp việc các thể chế tài chính tiến hành tái tích lũy vốn và các ngân hàng trung ương bơm ồ ạt tiền mặt vào thị trường. Để tránh cho thị trường bất động sản rơi vào trạng thái "mất cân bằng", IMF khuyến nghị Chính phủ Mỹ đưa ra các biện pháp mới nhằm hạn chế số vụ tịch biên nhà do chủ nhà không thanh toán được khoản vay tín dụng ngân hàng.
Bức tranh kinh tế xuất hiện nhiều điểm sáng
Số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4 ở nước này đã giảm còn 5%, thấp hơn mức dự báo 5,2%. Số liệu trong các báo cáo kinh tế gần đây trái ngược với những dự báo đen tối trước đây về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Doanh số bán lẻ tháng tư tăng 0,5% là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu nới lỏng ''hầu bao'' và tăng chi tiêu, vốn được coi là xương sống của hoạt động kinh tế Mỹ.
Mặc dù lợi nhuận của một số tập đoàn tài chính, hàng không của Mỹ giảm mạnh, nhưng các công ty dầu khí và một số công ty khác lại thông báo những khoản lãi lớn. Hãng dầu khí lớn nhất thế giới Exxon Mobil vừa thông báo, họ về thu khoản lợi nhuận kếch sù 10,9 tỷ USD. Tập đoàn Chevron Corp. cũng thông báo, hãng đã thu được khoản lợi nhuận 5,17 tỷ USD, tăng 10% so với khoản lãi 4,72 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Ngành xuất khẩu đã tăng trưởng hơn 10%. Trong khi ngành du lịch bội thu nhờ số khách du lịch châu Âu và các nước đến Mỹ tăng vọt. Dù kinh tế khó khăn, số du khách Mỹ đi du lịch vẫn không giảm. Các chuyên gia thuộc cơ quan nghiên cứu "Global Insight" Mỹ dự báo trong mùa hè 2008, sẽ có khoảng 25,1 triệu người Mỹ đi du lịch ở nước ngoài, tăng 2,6% so với mùa hè 2007.
Nhiều chuyên gia chung nhận định rằng thời kỳ tồi tệ nhất của nền kinh tế Mỹ có thể đã khép lại. Theo ông Josh Feinman, nhà kinh tế trưởng của Deutsche Bank, kinh tế Mỹ vẫn có thể vượt lên với khả năng phục hồi nhanh và chính sách ứng phó tích cực. Ông dự đoán kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 1,0% quý 2 và 2,0% quý 3; quý 4/2008, tốc độ tăng trưởng hạ còn 1,5%, nhưng có thể trở lại mức 2,0% trong quý đầu năm sau.
Đó là nhận định mới nhất và cũng là một nhận định lạc quan của IMF về kinh tế Mỹ. Ngày 20/6, ở Washington, ông John Lipsky, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất IMF tuyên bố, kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và đã tránh được sự suy giảm đột ngột.
“Thuốc điều trị” đã phát huy tác dụng
Tuy nhiên, ông Lipski nhận xét, sự phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ diễn ra từ từ, tốc độ tăng trưởng của kinh tế quý 2/2008 sẽ vẫn ở mức thấp hơn so với tiềm lực. Dự đoán mức tăng GDP của Mỹ 1,1% năm 2008 và 0,8% năm 2009 là cao hơn so với dự kiến 0,5% và 0,6% đưa ra tháng tư vừa qua.
Tháng 5, Giám đốc IMF Strauss Kahn cho rằng, kinh tế Mỹ chưa thể phục hồi trong năm 2008 và IMF dự báo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào thời kỳ "suy thoái nhẹ", do mức tăng trưởng kinh tế hàng năm chỉ đạt 0,5%. Dự báo mới nói trên của IMF cũng cao hơn mức dự báo của Bộ Thương mại Mỹ, cho rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng 0,6% quý I và quý IV/2008.
IMF đánh giá cao phản ứng "nhanh và quyết liệt" của chính quyền Mỹ, nhất là chính sách điều chỉnh cán cân ngân sách. Như vậy, các “phương thuốc” điều trị suy thoái kinh tế của chính phủ Mỹ đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Tuy vậy, ông Lipski thừa nhận, tình hình thị trường tài chính Mỹ và thế giới vẫn chưa thể nhanh chóng trở lại bình thường, bất chấp việc các thể chế tài chính tiến hành tái tích lũy vốn và các ngân hàng trung ương bơm ồ ạt tiền mặt vào thị trường. Để tránh cho thị trường bất động sản rơi vào trạng thái "mất cân bằng", IMF khuyến nghị Chính phủ Mỹ đưa ra các biện pháp mới nhằm hạn chế số vụ tịch biên nhà do chủ nhà không thanh toán được khoản vay tín dụng ngân hàng.
Bức tranh kinh tế xuất hiện nhiều điểm sáng
Số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4 ở nước này đã giảm còn 5%, thấp hơn mức dự báo 5,2%. Số liệu trong các báo cáo kinh tế gần đây trái ngược với những dự báo đen tối trước đây về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Doanh số bán lẻ tháng tư tăng 0,5% là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu nới lỏng ''hầu bao'' và tăng chi tiêu, vốn được coi là xương sống của hoạt động kinh tế Mỹ.
Mặc dù lợi nhuận của một số tập đoàn tài chính, hàng không của Mỹ giảm mạnh, nhưng các công ty dầu khí và một số công ty khác lại thông báo những khoản lãi lớn. Hãng dầu khí lớn nhất thế giới Exxon Mobil vừa thông báo, họ về thu khoản lợi nhuận kếch sù 10,9 tỷ USD. Tập đoàn Chevron Corp. cũng thông báo, hãng đã thu được khoản lợi nhuận 5,17 tỷ USD, tăng 10% so với khoản lãi 4,72 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Ngành xuất khẩu đã tăng trưởng hơn 10%. Trong khi ngành du lịch bội thu nhờ số khách du lịch châu Âu và các nước đến Mỹ tăng vọt. Dù kinh tế khó khăn, số du khách Mỹ đi du lịch vẫn không giảm. Các chuyên gia thuộc cơ quan nghiên cứu "Global Insight" Mỹ dự báo trong mùa hè 2008, sẽ có khoảng 25,1 triệu người Mỹ đi du lịch ở nước ngoài, tăng 2,6% so với mùa hè 2007.
Nhiều chuyên gia chung nhận định rằng thời kỳ tồi tệ nhất của nền kinh tế Mỹ có thể đã khép lại. Theo ông Josh Feinman, nhà kinh tế trưởng của Deutsche Bank, kinh tế Mỹ vẫn có thể vượt lên với khả năng phục hồi nhanh và chính sách ứng phó tích cực. Ông dự đoán kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 1,0% quý 2 và 2,0% quý 3; quý 4/2008, tốc độ tăng trưởng hạ còn 1,5%, nhưng có thể trở lại mức 2,0% trong quý đầu năm sau.