Indonesia bác tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung Quốc
Đây là lần đầu tiên ông Widodo đưa ra lập trường về vấn đề Biển Đông kể từ khi lên cầm quyền tại Indonesia vào tháng 10 năm ngoái
Theo tin từ Reuters, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho rằng tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên biển Đông không có căn cứ pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Indonesia được đưa ra trong một bài trả lời phỏng vấn tờ báo Nhật Youmiuri ngay trước thềm chuyến thăm của ông Widodo tới Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên ông Widodo đưa ra lập trường về vấn đề biển Đông kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 10 năm ngoái.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phấn lớn trên biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên dầu khí. Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông được coi là một trong những “điểm nóng” ở châu Á.
“Chúng tôi cần hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều quan trọng là phải có sự ổn định về chính trị và an ninh để xây dựng sức mạnh kinh tế”, ông Widodo nói trong một bài trả lời phỏng vấn số báo Youmiuri phát hành hôm nay (23/3). “Bởi vậy chúng tôi ủng hộ bộ quy tắc ứng xử (COC) trên biển Đông, cũng như đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN”.
Trong bản tiếng Nhật của bài phỏng vấn được phát hành ngày Chủ nhật, ông Widodo đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. “ Đường 9 đoạn mà Trung Quốc khẳng định không hề có bất kỳ căn cứ nào trong luật pháp quốc tế”, nhà lãnh đạo Indonesia nói.
Trong cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra, nước này tuyên bố chủ quyền đối với 90% diện tích 3,5 triệu km2 của biển Đông. “Đường 9 đoạn” đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế vì không có bất kỳ chứng cứ lịch sử và pháp lý nào.
Trao đổi với Reuters hôm nay, cố vấn chính sách ngoại giao của Tổng thống Widodo là ông Rizal Sukma nói rằng, ông Widodo không đề cập đến toàn bộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông mà chỉ nói về “đường 9 đoạn”.
“Năm 2009, Indonesia đã đưa lập trường chính thức của mình về vấn đề này lên ủy ban của Liên hiệp quốc về phân định ranh giới thềm lục địa, nói rằng “đường 9 đoạn” không có căn cứ trong luật pháp quốc tế”, ông Sukma nói. “Bởi vậy, không có gì thay đổi cả”.
Indonesia, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, đang giữ vai trò trung gian trong các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực trên biển Đông. “Indonesia vẫn sẵn sàng là một nhà trung gian trung thực”, phát ngôn viên Sukma nói.
Trong chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên, ông Widodo sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe trong ngày hôm nay. Theo dự kiến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước sẽ ký kết một thỏa thuận quốc phòng trong chuyến thăm.
Thỏa thuận này là nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm tăng cường quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á để tạo một đối trọng với Trung Quốc. Trước Indonesia, Nhật Bản đã thắt chặt quan hệ với Việt Nam và Philippines. Về phần mình, Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Sau chuyến thăm Nhật, ông Widodo sẽ thăm Trung Quốc. Indonesia và Trung Quốc đã có một mối quan hệ quân sự phát triển hơn, trong đó Indonesia mua tên lửa và một số thiết bị quốc phòng khác do Trung Quốc sản xuất.
Tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Indonesia được đưa ra trong một bài trả lời phỏng vấn tờ báo Nhật Youmiuri ngay trước thềm chuyến thăm của ông Widodo tới Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên ông Widodo đưa ra lập trường về vấn đề biển Đông kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 10 năm ngoái.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phấn lớn trên biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên dầu khí. Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông được coi là một trong những “điểm nóng” ở châu Á.
“Chúng tôi cần hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều quan trọng là phải có sự ổn định về chính trị và an ninh để xây dựng sức mạnh kinh tế”, ông Widodo nói trong một bài trả lời phỏng vấn số báo Youmiuri phát hành hôm nay (23/3). “Bởi vậy chúng tôi ủng hộ bộ quy tắc ứng xử (COC) trên biển Đông, cũng như đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN”.
Trong bản tiếng Nhật của bài phỏng vấn được phát hành ngày Chủ nhật, ông Widodo đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. “ Đường 9 đoạn mà Trung Quốc khẳng định không hề có bất kỳ căn cứ nào trong luật pháp quốc tế”, nhà lãnh đạo Indonesia nói.
Trong cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra, nước này tuyên bố chủ quyền đối với 90% diện tích 3,5 triệu km2 của biển Đông. “Đường 9 đoạn” đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế vì không có bất kỳ chứng cứ lịch sử và pháp lý nào.
Trao đổi với Reuters hôm nay, cố vấn chính sách ngoại giao của Tổng thống Widodo là ông Rizal Sukma nói rằng, ông Widodo không đề cập đến toàn bộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông mà chỉ nói về “đường 9 đoạn”.
“Năm 2009, Indonesia đã đưa lập trường chính thức của mình về vấn đề này lên ủy ban của Liên hiệp quốc về phân định ranh giới thềm lục địa, nói rằng “đường 9 đoạn” không có căn cứ trong luật pháp quốc tế”, ông Sukma nói. “Bởi vậy, không có gì thay đổi cả”.
Indonesia, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, đang giữ vai trò trung gian trong các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực trên biển Đông. “Indonesia vẫn sẵn sàng là một nhà trung gian trung thực”, phát ngôn viên Sukma nói.
Trong chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên, ông Widodo sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe trong ngày hôm nay. Theo dự kiến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước sẽ ký kết một thỏa thuận quốc phòng trong chuyến thăm.
Thỏa thuận này là nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm tăng cường quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á để tạo một đối trọng với Trung Quốc. Trước Indonesia, Nhật Bản đã thắt chặt quan hệ với Việt Nam và Philippines. Về phần mình, Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Sau chuyến thăm Nhật, ông Widodo sẽ thăm Trung Quốc. Indonesia và Trung Quốc đã có một mối quan hệ quân sự phát triển hơn, trong đó Indonesia mua tên lửa và một số thiết bị quốc phòng khác do Trung Quốc sản xuất.