iPhone không đảm bảo an ninh?
Tổng thống Mỹ vốn nổi tiếng là người cương quyết giữ lại chiếc điện thoại di động cá nhân, khi ông bước chân vào Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã thừa nhận rằng, ông không được phép sử dụng bất kỳ chiếc điện thoại iPhone nào vì lý do đảm bảo an ninh, song ông được phép giữ lại chiếc BlackBerry.
Theo hãng tin Reuters, trong cuộc trao đổi với một nhóm các bạn trẻ bên lề cuộc vận động chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare tại Nhà Trắng hôm 4/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết các cô con gái của mình đang sử dụng iPhone, song bản thân ông lại không được phép sử dụng iPhone bởi lý do cần đảm bảo an ninh.
Hiện tại, người đứng đầu Nhà Trắng vẫn đang sử dụng chiếc điện thoại BlackBerry, món đồ công nghệ đã gắn bó với ông suốt một thời gian dài. Ngoài ra, ông còn dùng một chiếc máy tính bảng iPad 2, món quà đặc biệt từ cố Giám đốc điều hành Apple Steve Jobs tặng cho tổng thống trong bữa ăn tối ở thung lũng Silicon vào hồi năm 2011.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vốn nổi tiếng vì đã cương quyết giữ lại điện thoại cá nhân khi đặt chân vào Nhà Trắng. Trả lời kênh truyền hình CNN, ông Obama từng nói, điện thoại thông minh là một trong số các công cụ ông sẽ dùng để giữ liên lạc với những người Mỹ thực thụ, và tránh bị mắc bẫy bên trong “quả bong bóng” tổng thống.
“Nếu tôi đang làm điều gì đó ngu ngốc, một ai đó ở Chicago có thể gửi email cho tôi và hỏi rằng tôi đang đang làm cái gì vậy?”, người đứng đầu Nhà Trắng chia sẻ hồi năm 2008. "Tôi muốn có thể nhận được những tiếng nói, khác những người đang làm việc cho tôi, gửi cho tôi các thông điệp về những điều gì đang xảy ra trên đất nước Mỹ”.
Tuy vậy, theo cơ quan mật vụ Mỹ, chiếc điện thoại BlackBerry mà Tổng thống Obama đang dùng đã được trang bị thêm những tính năng đặc biệt, nhằm giúp cho các nhân viên an ninh có thể bảo vệ người đứng đầu Nhà Trắng ở mọi nơi mọi lúc, cũng như tránh được những trường hợp bị lần theo dấu vết một khi chiếc điện thoại bị xâm nhập.
Trong những cuộc nói chuyện riêng tư, ông Obama hay tỏ ý than phiền về những biện pháp an ninh ở Nhà Trắng, khiến ông gặp khó khăn trong việc liên lạc hoặc tìm kiếm thông tin từ bên ngoài. Ngay như địa chỉ email của ông cũng bị giới hạn chặt chẽ, chỉ có một nhóm nhỏ quan chức cấp cao hoặc bạn bè thân thiết mới có thể tiếp cận được.
Trên thực tế, dòng điện thoại một thời hoàng kim BlackBerry vốn được giới phân tích công nghệ đánh giá cao về khả năng bảo mật và mã hóa thông tin, nên được nhiều doanh nhân, chính khách Mỹ ưa chuộng. Vì vậy, dù chịu sự lấn lướt của các dòng điện thoại chạy nền tảng iOS hay Android, điện thoại BlackBerry vẫn có thế đứng nhất định.
Mới đây, hôm 21/11, hai đảng Dân chủ Tự do và Dân chủ Xã hội của Đức cũng ra nguyên tắc khẩn cấp về điện thoại di động cho thủ tướng cùng những quan chức cấp cao nước này. Theo nguyên tắc, chính khách Đức chỉ được thực hiện cuộc gọi trên điện thoại đã mã hóa, đồng nghĩa với việc các điện thoại chưa được bảo vệ sẽ bị loại trừ.
Các điện thoại được sử dụng là những mẫu đã được Văn phòng Liên bang Đức về An toàn thông tin (BSI) phê duyệt. Phần mềm của BSI không tương thích với iPhone nên sản phẩm từ Apple sẽ bắt đầu bị loại khỏi Quốc hội Đức. Và như vậy, sản phẩm điện thoại đình đám iPhone của Apple không được phép sử dụng trong liên lạc chính thức.
Quyết định của giới chức Đức được đưa ra sau khi các tin tức tiết lộ hồi tháng 10 cho thấy Thủ tướng Angela Merkel bị tình báo Mỹ nghe lén điện thoại từ nhiều năm nay, thậm chí trước khi bà Merkel trở thành thủ tướng.
Theo hãng tin Reuters, trong cuộc trao đổi với một nhóm các bạn trẻ bên lề cuộc vận động chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare tại Nhà Trắng hôm 4/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết các cô con gái của mình đang sử dụng iPhone, song bản thân ông lại không được phép sử dụng iPhone bởi lý do cần đảm bảo an ninh.
Hiện tại, người đứng đầu Nhà Trắng vẫn đang sử dụng chiếc điện thoại BlackBerry, món đồ công nghệ đã gắn bó với ông suốt một thời gian dài. Ngoài ra, ông còn dùng một chiếc máy tính bảng iPad 2, món quà đặc biệt từ cố Giám đốc điều hành Apple Steve Jobs tặng cho tổng thống trong bữa ăn tối ở thung lũng Silicon vào hồi năm 2011.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vốn nổi tiếng vì đã cương quyết giữ lại điện thoại cá nhân khi đặt chân vào Nhà Trắng. Trả lời kênh truyền hình CNN, ông Obama từng nói, điện thoại thông minh là một trong số các công cụ ông sẽ dùng để giữ liên lạc với những người Mỹ thực thụ, và tránh bị mắc bẫy bên trong “quả bong bóng” tổng thống.
“Nếu tôi đang làm điều gì đó ngu ngốc, một ai đó ở Chicago có thể gửi email cho tôi và hỏi rằng tôi đang đang làm cái gì vậy?”, người đứng đầu Nhà Trắng chia sẻ hồi năm 2008. "Tôi muốn có thể nhận được những tiếng nói, khác những người đang làm việc cho tôi, gửi cho tôi các thông điệp về những điều gì đang xảy ra trên đất nước Mỹ”.
Tuy vậy, theo cơ quan mật vụ Mỹ, chiếc điện thoại BlackBerry mà Tổng thống Obama đang dùng đã được trang bị thêm những tính năng đặc biệt, nhằm giúp cho các nhân viên an ninh có thể bảo vệ người đứng đầu Nhà Trắng ở mọi nơi mọi lúc, cũng như tránh được những trường hợp bị lần theo dấu vết một khi chiếc điện thoại bị xâm nhập.
Trong những cuộc nói chuyện riêng tư, ông Obama hay tỏ ý than phiền về những biện pháp an ninh ở Nhà Trắng, khiến ông gặp khó khăn trong việc liên lạc hoặc tìm kiếm thông tin từ bên ngoài. Ngay như địa chỉ email của ông cũng bị giới hạn chặt chẽ, chỉ có một nhóm nhỏ quan chức cấp cao hoặc bạn bè thân thiết mới có thể tiếp cận được.
Trên thực tế, dòng điện thoại một thời hoàng kim BlackBerry vốn được giới phân tích công nghệ đánh giá cao về khả năng bảo mật và mã hóa thông tin, nên được nhiều doanh nhân, chính khách Mỹ ưa chuộng. Vì vậy, dù chịu sự lấn lướt của các dòng điện thoại chạy nền tảng iOS hay Android, điện thoại BlackBerry vẫn có thế đứng nhất định.
Mới đây, hôm 21/11, hai đảng Dân chủ Tự do và Dân chủ Xã hội của Đức cũng ra nguyên tắc khẩn cấp về điện thoại di động cho thủ tướng cùng những quan chức cấp cao nước này. Theo nguyên tắc, chính khách Đức chỉ được thực hiện cuộc gọi trên điện thoại đã mã hóa, đồng nghĩa với việc các điện thoại chưa được bảo vệ sẽ bị loại trừ.
Các điện thoại được sử dụng là những mẫu đã được Văn phòng Liên bang Đức về An toàn thông tin (BSI) phê duyệt. Phần mềm của BSI không tương thích với iPhone nên sản phẩm từ Apple sẽ bắt đầu bị loại khỏi Quốc hội Đức. Và như vậy, sản phẩm điện thoại đình đám iPhone của Apple không được phép sử dụng trong liên lạc chính thức.
Quyết định của giới chức Đức được đưa ra sau khi các tin tức tiết lộ hồi tháng 10 cho thấy Thủ tướng Angela Merkel bị tình báo Mỹ nghe lén điện thoại từ nhiều năm nay, thậm chí trước khi bà Merkel trở thành thủ tướng.