IPO của Visa mang về số tiền kỷ lục
Vụ IPO thành công vang dội của Visa được coi là “điểm sáng” giữa “đêm đen” của thị trường chứng khoán Mỹ
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 18/3, hãng thẻ Visa đã thu về số tiền 17,9 tỷ USD, cao chưa từng có trong lịch sử các vụ IPO ở Mỹ.
Mức giá mà các nhà đầu tư trả để mua cổ phiếu của hãng này là 44 USD/cổ phiếu, cao hơn mức dự kiến trước đó là 37 - 42 USD/cổ phiếu.
Tránh nhà đầu tư “lướt sóng”
Như vậy, Visa đã chính thức phá vỡ kỷ lục IPO tại Mỹ trước đó thuộc tập đoàn viễn thông AT&T. Vào năm 2000, khi tiến hành IPO, AT&T thu về 10,6 tỷ USD. Vụ IPO của Visa hiện cũng đứng thứ hai thế giới về độ lớn, chỉ sau vụ IPO trị giá 22 tỷ USD của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) vào năm 2006.
Với mức giá 44 USD/cổ phiếu, giá trị thị trường của Visa là 42,5 tỷ USD, so với con số 27,6 tỷ USD của đối thủ sát nút MasterCard.
Hai hãng bảo lãnh chính cho đợt IPO này của Visa là JPMorgan và Goldman Sachs, cùng với 17 hãng bảo lãnh khác, đã xem xét kỹ lưỡng danh sách những khách hàng tiềm năng nhằm đảm bảo rằng, cổ phiếu của Visa sẽ được bán cho những nhà đầu tư dài hạn, thay vì những nhà đầu tư “lướt sóng” muốn kiếm lợi nhuận nhanh.
Kiểu đầu tư “lướt sóng” này đã khiến tập đoàn Blackstone của Mỹ “khốn đốn” sau đợt IPO cách đây không lâu. Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi IPO, giới đầu tư muốn “đánh nhanh thắng nhanh” đã bán ra tới 19 triệu cổ phiếu của Blackstone, đánh dấu đợt bán tháo cổ phiếu sau IPO lớn nhất trong lịch sử IPO ở Mỹ, khiến giá cổ phiếu của tập đoàn này tụt mạnh.
”Điểm sáng” giữa “đêm đen”
Vụ IPO của Visa diễn ra vào thời điểm thị trường chứng khoán nói chung và thị trường IPO nói riêng đang phải đối mặt với một biển vấn đề. Tính đến ngày trước khi diễn ra vụ IPO này, ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt mất 12% trong năm nay do các công ty dịch vụ tài chính “lao đao” dưới sức nặng của đống chứng khoán bất động sản không thể bán được.
Thị trường IPO tại Mỹ đang ở thời kỳ ảm đạm nhất kể từ năm 2001. Kể từ đầu năm nay, đã có 21 vụ IPO ở Mỹ bị hủy và 5 vụ khác bị hoãn lại. Nhu cầu đối với cổ phiếu mới cũng đang sụt giảm mạnh, khiến 133 công ty niêm yết được coi là mới trên thị trường chỉ huy động được 16 tỷ USD từ đầu năm đến nay, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong hai tháng đầu năm nay, chỉ có 10 công ty ở Mỹ tiến hành IPO, so với 50 công ty trong 3 tháng đầu năm 2007. Hiện vẫn có khoảng 190 vụ IPO nữa với tổng trị giá khoảng 37,3 tỷ USD đang được chuẩn bị.
Cùng với động thái cắt giảm lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và thông tin lạc quan về doanh thu và lợi nhuận của Goldman Sachs và Lehman Brothers, vụ IPO thành công vang dội của Visa - được coi là “điểm sáng” giữa “đêm đen” - đã đem đến cho thị trường chứng khoán Mỹ một phiên tăng điểm rất ngoạn mục, với chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.
“Trái ngọt” cho các cổ đông
Giới đầu tư đã rất kỳ vọng vào đợt IPO này của Visa. Đến thời điểm này, có vẻ như Visa đã bán được toàn bộ 406 triệu cổ phiếu như dự kiến trước đó. Rất có thể tập đoàn này sẽ bán thêm 10% lượng cổ phiếu dự kiến, tức thêm 40,6 triệu cổ phiếu, để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đợt phát hành này mang đến cho những nhà sở hữu Visa quá nhiều “trái ngọt”, nhất là cổ đông lớn nhất của tập đoàn này - JPMorgan Chase. Sở hữu 29 triệu cổ phiếu của Visa đồng nghĩa với việc JPMorgan Chase có được 1,3 tỷ USD sau vụ IPO này. Cũng chính đại cổ đông này của Visa vừa mua lại đối thủ Bear Stearns trước nguy cơ phá sản với mức giá rất hời.
Mặt khác, JPMorgan Chase cũng là hãng bảo lãnh chính trong vụ IPO này nên sẽ thu được khoản phí bảo lãnh lớn nhất. Các hãng bảo lãnh sẽ được nhận một phần nhất định trong giá trị cổ phiếu được giao dịch, và theo ước tính, lượng phí trả cho JPMorgan Chase sẽ vào khoảng 500 triệu USD.
Các hãng bảo lãnh khác cho Visa bao gồm Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup, HSBC, UBS, Merrill Lynch, Wachovia và Wells Fargo.
Triển vọng cổ phiếu Visa
Nhưng liệu cổ phiếu của Visa có đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi được đưa vào giao dịch trên thị trường vào ngày 19/3? Giới phân tích dự báo, giá cổ phiếu Visa sẽ tăng 10% trong ngày giao dịch chính thức đầu tiên này, nhất là khi thị trường chứng khoán vừa có một phiên phục hồi “đẹp như mơ”.
Hầu như ít ai có thể phủ nhận sự thật rằng Visa sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan trong những năm tới. Quý 4 năm ngoái, lợi nhuận của Visa đã tăng gấp đôi, lên mức 424 triệu USD, doanh thu cũng tăng 76% lên 1,49 tỷ USD.
Visa là hãng thẻ lớn nhất ở Mỹ xét về số lượng giao dịch và lượng tiền giao dịch tính bằng USD mà thị trường thẻ thì đầy tiềm năng. Theo dự báo, đến năm 2011, các loại thẻ sẽ được sử dụng cho 55% tất cả mọi giao dịch tại thị trường Mỹ, so với mức 40% vào năm 2005. Ước tính, thị phần của Visa ở thị trường nước ngoài sẽ tăng trưởng ở tốc độ hàng năm cao hơn 18% trong thời gian từ nay tới năm 2012.
Quan trọng hơn, cũng giống như đối thủ chính MasterCard, Visa không dính dáng gì đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
Giá cổ phiếu của MasterCard hiện cũng đang tăng mạnh. Trong phiên hôm qua, cổ phiếu của hãng này tăng 4,3%, lên mức 210,25 USD/cổ phiếu. Tính từ khi IPO vào tháng 5/2006 đến nay, cổ phiếu của MasterCard đã tăng khoảng 439%.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại tỏ ý quan tâm đến việc Visa đang có tranh chấp pháp lý với American Express và Discover vì các đối thủ này này cho là Visa có những hoạt động không mang tính cạnh tranh.
Mặt khác, trong thời gian trước mắt, sẽ bất lợi cho cổ phiếu của Visa nếu thị trường đi xuống. Theo các chuyên gia, khi thị trường ở xu thế tăng điểm, các cổ phiếu sau IPO sẽ lên giá mạnh hơn cả, nhưng khi thị trường sụt giảm, những loại cổ phiếu mới sẽ ít được ưa chuộng.
Còn trong dài hạn, rủi ro lớn nhất đối với Visa là có thể xảy ra một giai đoạn suy thoái toàn cầu, giảm nhu cầu sử dụng thẻ nợ và thẻ tín dụng.
Mức giá mà các nhà đầu tư trả để mua cổ phiếu của hãng này là 44 USD/cổ phiếu, cao hơn mức dự kiến trước đó là 37 - 42 USD/cổ phiếu.
Tránh nhà đầu tư “lướt sóng”
Như vậy, Visa đã chính thức phá vỡ kỷ lục IPO tại Mỹ trước đó thuộc tập đoàn viễn thông AT&T. Vào năm 2000, khi tiến hành IPO, AT&T thu về 10,6 tỷ USD. Vụ IPO của Visa hiện cũng đứng thứ hai thế giới về độ lớn, chỉ sau vụ IPO trị giá 22 tỷ USD của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) vào năm 2006.
Với mức giá 44 USD/cổ phiếu, giá trị thị trường của Visa là 42,5 tỷ USD, so với con số 27,6 tỷ USD của đối thủ sát nút MasterCard.
Hai hãng bảo lãnh chính cho đợt IPO này của Visa là JPMorgan và Goldman Sachs, cùng với 17 hãng bảo lãnh khác, đã xem xét kỹ lưỡng danh sách những khách hàng tiềm năng nhằm đảm bảo rằng, cổ phiếu của Visa sẽ được bán cho những nhà đầu tư dài hạn, thay vì những nhà đầu tư “lướt sóng” muốn kiếm lợi nhuận nhanh.
Kiểu đầu tư “lướt sóng” này đã khiến tập đoàn Blackstone của Mỹ “khốn đốn” sau đợt IPO cách đây không lâu. Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi IPO, giới đầu tư muốn “đánh nhanh thắng nhanh” đã bán ra tới 19 triệu cổ phiếu của Blackstone, đánh dấu đợt bán tháo cổ phiếu sau IPO lớn nhất trong lịch sử IPO ở Mỹ, khiến giá cổ phiếu của tập đoàn này tụt mạnh.
”Điểm sáng” giữa “đêm đen”
Vụ IPO của Visa diễn ra vào thời điểm thị trường chứng khoán nói chung và thị trường IPO nói riêng đang phải đối mặt với một biển vấn đề. Tính đến ngày trước khi diễn ra vụ IPO này, ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt mất 12% trong năm nay do các công ty dịch vụ tài chính “lao đao” dưới sức nặng của đống chứng khoán bất động sản không thể bán được.
Thị trường IPO tại Mỹ đang ở thời kỳ ảm đạm nhất kể từ năm 2001. Kể từ đầu năm nay, đã có 21 vụ IPO ở Mỹ bị hủy và 5 vụ khác bị hoãn lại. Nhu cầu đối với cổ phiếu mới cũng đang sụt giảm mạnh, khiến 133 công ty niêm yết được coi là mới trên thị trường chỉ huy động được 16 tỷ USD từ đầu năm đến nay, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong hai tháng đầu năm nay, chỉ có 10 công ty ở Mỹ tiến hành IPO, so với 50 công ty trong 3 tháng đầu năm 2007. Hiện vẫn có khoảng 190 vụ IPO nữa với tổng trị giá khoảng 37,3 tỷ USD đang được chuẩn bị.
Cùng với động thái cắt giảm lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và thông tin lạc quan về doanh thu và lợi nhuận của Goldman Sachs và Lehman Brothers, vụ IPO thành công vang dội của Visa - được coi là “điểm sáng” giữa “đêm đen” - đã đem đến cho thị trường chứng khoán Mỹ một phiên tăng điểm rất ngoạn mục, với chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.
“Trái ngọt” cho các cổ đông
Giới đầu tư đã rất kỳ vọng vào đợt IPO này của Visa. Đến thời điểm này, có vẻ như Visa đã bán được toàn bộ 406 triệu cổ phiếu như dự kiến trước đó. Rất có thể tập đoàn này sẽ bán thêm 10% lượng cổ phiếu dự kiến, tức thêm 40,6 triệu cổ phiếu, để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đợt phát hành này mang đến cho những nhà sở hữu Visa quá nhiều “trái ngọt”, nhất là cổ đông lớn nhất của tập đoàn này - JPMorgan Chase. Sở hữu 29 triệu cổ phiếu của Visa đồng nghĩa với việc JPMorgan Chase có được 1,3 tỷ USD sau vụ IPO này. Cũng chính đại cổ đông này của Visa vừa mua lại đối thủ Bear Stearns trước nguy cơ phá sản với mức giá rất hời.
Mặt khác, JPMorgan Chase cũng là hãng bảo lãnh chính trong vụ IPO này nên sẽ thu được khoản phí bảo lãnh lớn nhất. Các hãng bảo lãnh sẽ được nhận một phần nhất định trong giá trị cổ phiếu được giao dịch, và theo ước tính, lượng phí trả cho JPMorgan Chase sẽ vào khoảng 500 triệu USD.
Các hãng bảo lãnh khác cho Visa bao gồm Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup, HSBC, UBS, Merrill Lynch, Wachovia và Wells Fargo.
Triển vọng cổ phiếu Visa
Nhưng liệu cổ phiếu của Visa có đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi được đưa vào giao dịch trên thị trường vào ngày 19/3? Giới phân tích dự báo, giá cổ phiếu Visa sẽ tăng 10% trong ngày giao dịch chính thức đầu tiên này, nhất là khi thị trường chứng khoán vừa có một phiên phục hồi “đẹp như mơ”.
Hầu như ít ai có thể phủ nhận sự thật rằng Visa sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan trong những năm tới. Quý 4 năm ngoái, lợi nhuận của Visa đã tăng gấp đôi, lên mức 424 triệu USD, doanh thu cũng tăng 76% lên 1,49 tỷ USD.
Visa là hãng thẻ lớn nhất ở Mỹ xét về số lượng giao dịch và lượng tiền giao dịch tính bằng USD mà thị trường thẻ thì đầy tiềm năng. Theo dự báo, đến năm 2011, các loại thẻ sẽ được sử dụng cho 55% tất cả mọi giao dịch tại thị trường Mỹ, so với mức 40% vào năm 2005. Ước tính, thị phần của Visa ở thị trường nước ngoài sẽ tăng trưởng ở tốc độ hàng năm cao hơn 18% trong thời gian từ nay tới năm 2012.
Quan trọng hơn, cũng giống như đối thủ chính MasterCard, Visa không dính dáng gì đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
Giá cổ phiếu của MasterCard hiện cũng đang tăng mạnh. Trong phiên hôm qua, cổ phiếu của hãng này tăng 4,3%, lên mức 210,25 USD/cổ phiếu. Tính từ khi IPO vào tháng 5/2006 đến nay, cổ phiếu của MasterCard đã tăng khoảng 439%.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại tỏ ý quan tâm đến việc Visa đang có tranh chấp pháp lý với American Express và Discover vì các đối thủ này này cho là Visa có những hoạt động không mang tính cạnh tranh.
Mặt khác, trong thời gian trước mắt, sẽ bất lợi cho cổ phiếu của Visa nếu thị trường đi xuống. Theo các chuyên gia, khi thị trường ở xu thế tăng điểm, các cổ phiếu sau IPO sẽ lên giá mạnh hơn cả, nhưng khi thị trường sụt giảm, những loại cổ phiếu mới sẽ ít được ưa chuộng.
Còn trong dài hạn, rủi ro lớn nhất đối với Visa là có thể xảy ra một giai đoạn suy thoái toàn cầu, giảm nhu cầu sử dụng thẻ nợ và thẻ tín dụng.