IPO Vietcombank: Thử suy đoán chiến thuật và kết cục đấu giá
Chúng tôi dự đoán tổ chức đầu tư nước ngoài sẽ bỏ giá cao nhất, tiếp đến là cá nhân nhà đầu tư nước ngoài
Theo công bố chính thức của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, có tổng số 9473 cá nhân và tổ chức đầu tư đăng ký tham gia IPO của Vietcombank, với số lượng 122.217.200 cổ phần, vượt 24.717.200 cổ phần (25,4%) so với số lượng chào bán.
>>Toàn cảnh cổ phần hóa Vietcombank
Tiếp theo bài viết lần trước, trong bài viết này, chúng tôi sẽ thử suy đoán chiến thuật và kết cục đấu giá Vietcombank.
Những con số thú vị
- 207 nhà đầu tư cá nhân và 45 tổ chức nước ngoài đăng ký 804.700 và 39.863.000 cổ phần tương ứng với mức bình quân đăng ký đấu giá là 3.887 cổ phần đối với nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 885.844 cổ phần đối một tổ chức nước ngoài;
- 9.068 nhà đầu tư cá nhân và 153 tổ chức trong nước đăng ký 46.739.100 và 34.810.400 cổ phần. Bình quân đăng ký đấu giá là 5.154 cổ phần đối với một nhà đầu tư trong nước và 227.519 đối với một tổ chức trong nước;
- Mức độ quan tâm đến Vietcombank của các tổ chức trong nước cao gần gấp 4 lần so với tổ chức nước ngoài (153 tổ chức trong nước so với 45 tổ chức nước ngoài) nhưng tổng số lượng cổ phần đăng ký của tổ chức nước ngoài lại gấp 1,15 lần so với số lượng đăng ký của tổ chức trong nước. Số cổ phần đăng ký bình quân của một tổ chức đầu tư nước ngoài cao gấp 4 lầm so với tổ chức trong nước;
- Số lượng cổ phần đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài xấp xỉ bằng 1/3 tổng số cổ phần đăng ký; con số này khá gần với tỷ lệ 30% số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua.
Khả năng trúng thầu
- Tỷ lệ trúng thầu trung bình là 80% (97,5 triệu cổ phần chào bán/122,2 triệu cổ phần đăng ký);
- Do bị hạn chế về tỷ lệ 30% tương ứng với mức 29,5 triệu cổ phần nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải cạnh tranh cao hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Trước hết, là cạnh tranh trong nội bộ các nhà đầu tư nước ngoài (29,5 triệu chào bán/ 40,67 triệu đăng ký), sau đó là cạnh tranh của tất cả các nhà đầu tư tham gia bỏ giá thầu (97,5 triệu cổ phần chào bán/122,2 triệu cổ phần đăng ký). Do đó xác suất trúng thấu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ là 58%;
- Khả năng trúng thầu của nhà đầu tư trong nước cao hơn. Ngoài số lượng chắc chắn tối thiểu 68 triệu cổ phần tương ứng với mức trúng thầu 83%, số lượng trúng thầu có thể còn cao hơn nếu các nhà đầu tư nước ngoài bỏ giá thấp hơn nhà đầu tư trong nước. Như vậy, xác suất ước tính trúng thầu cho nhà đầu tư trong nước là 91%;
- Dựa trên những lập luận trên và căn cứ vào số lượng đăng ký dự thầu và khả năng trúng thầu, chúng tôi dự đoán tổ chức đầu tư nước ngoài sẽ bỏ giá cao nhất; tiếp đến là cá nhân nhà đầu tư nước ngoài. Trung bình một nhà đầu tư nước ngoài chỉ đăng ký 3.887 cổ phần thấp hơn so với mức trung bình nhà đầu tư trong nước (5.154 cổ phần). Điều này chứng tỏ nhà đầu tư cá nhân nước ngoài tính toán rất sát với nhu cầu của riêng họ.
Hãy thử tưởng tượng, trung bình mỗi nhà đầu tư sắn sàng bỏ ra 30.000 USD để mua Vietcombank thì mức giá trung bình họ sẽ là 7,7 USD, tương đương 123.000 VND? Phải chăng đây là mức giá cá nhân nhà đầu tư nước ngoài có thể chấp nhận để mua bằng được cổ phần Vietcombank.
Thử suy đoán chiến thuật bỏ giá
Để nâng cao tỷ lệ thành công, các cá nhân và tổ chức nước ngoài sẽ dự đoán mức giá trung bình và mức giá cao nhất có thể mà nhà đầu tư trong nước sẽ bỏ giá, trên cơ sở đó họ sẽ lựa chọn mức giá cao trung bình cao hơn hẳn để bỏ thầu.
Nếu theo cách này, xác suất trúng thầu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ nâng từ 58% lên 72% (29,5 triệu cổ phần/40,67triệu cổ phần) bởi vì lúc này chỉ là chuyện cạnh tranh nội bộ giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Do tỷ lệ 72% trúng thầu là khá cao, nên các tổ chức nước ngoài sẽ có xu hướng bỏ giá khá tập trung xung quanh một mức giá mà họ đều tin là cao hơn mức giá của nhà đầu tư trong nước.
Các nhà đầu tư cá nhân trong nước đăng ký 46.739.100 cổ phần ít có xu hướng chạy đua về giá so với nhà đầu tư tổ chức, do số lượng đăng ký của các tổ chức đầu tư trong nước, nước ngoài và cá nhân nhà đầu tư là 75.478.100 cổ phần nhưng trong đó chắc chắn sẽ có ít nhất 11.167.700 cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không trúng thầu.
Như vậy, tỷ lệ trúng thầu của nhà đầu tư cá nhân trong nước sẽ đạt khoảng 73%. Một tỷ lệ thành công không thấp và khá hài lòng của các nhà đầu tư cá nhân.
Các tổ chức đầu tư trong nước có lẽ sẽ chọn mức giá nằm giữa mức giá của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hai trường hợp xảy ra: nếu họ lựa chọn mức giá thấp hơn mức giá của nhà đầu tư nước ngoài thì khả năng trúng thầu trung bình vẫn đạt tỷ lệ 83% (68 triệu cổ phần phát hành dành cho cá nhân và nhà đầu tư trong nước/81,5 triệu cổ phần đăng ký). Mặt khác, nếu họ chọn mức giá trung bình cao hơn một chút so với mức giá của nhà đầu tư cá nhân thì tỷ lệ trúng thầu sẽ trên 83%.
Giả sử nhà đầu tư cá nhân trong nước chọn mức giá bỏ thầu từ 100-105 nghìn đồng cho một cổ phần, giá trung bình là 103 nghìn; các tổ chức trong nước chọn mức giá tập trung trong khoảng 105-110 nghìn, mức giá trung bình sẽ là 108 ngàn; còn các tổ chức và cá nhân nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn mức giá 110-115 nghìn, giá trung bình 113 nghìn thì giá thầu bình quân khoảng 107 nghìn và kết quả là các nhà đầu tư nước ngoài trúng hết room 30%, các tổ chức trong nước trúng thầu thành công 100% và 73% là tỷ lệ thành công của các nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Kết quả đấu giá trên là khá đẹp? Có lẽ không ít nhà đầu tư mong muốn như vậy. Tuy nhiên, những điều nói trên chỉ là những suy đoán của chúng tôi với giả định các nhà đầu tư đều cùng có kỳ vọng hợp lý. Không loại trừ những trường hợp nhà đầu tư sẽ bỏ giá cao vượt trội để mua bằng được và mong muốn tỷ lệ thành công cao, và như thế, giá đấu thành công sẽ bị đẩy lên.
* Các tác giả bài viết thuộc Phòng Phân tích đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt.
>>Toàn cảnh cổ phần hóa Vietcombank
Tiếp theo bài viết lần trước, trong bài viết này, chúng tôi sẽ thử suy đoán chiến thuật và kết cục đấu giá Vietcombank.
Những con số thú vị
- 207 nhà đầu tư cá nhân và 45 tổ chức nước ngoài đăng ký 804.700 và 39.863.000 cổ phần tương ứng với mức bình quân đăng ký đấu giá là 3.887 cổ phần đối với nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 885.844 cổ phần đối một tổ chức nước ngoài;
- 9.068 nhà đầu tư cá nhân và 153 tổ chức trong nước đăng ký 46.739.100 và 34.810.400 cổ phần. Bình quân đăng ký đấu giá là 5.154 cổ phần đối với một nhà đầu tư trong nước và 227.519 đối với một tổ chức trong nước;
- Mức độ quan tâm đến Vietcombank của các tổ chức trong nước cao gần gấp 4 lần so với tổ chức nước ngoài (153 tổ chức trong nước so với 45 tổ chức nước ngoài) nhưng tổng số lượng cổ phần đăng ký của tổ chức nước ngoài lại gấp 1,15 lần so với số lượng đăng ký của tổ chức trong nước. Số cổ phần đăng ký bình quân của một tổ chức đầu tư nước ngoài cao gấp 4 lầm so với tổ chức trong nước;
- Số lượng cổ phần đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài xấp xỉ bằng 1/3 tổng số cổ phần đăng ký; con số này khá gần với tỷ lệ 30% số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua.
Khả năng trúng thầu
- Tỷ lệ trúng thầu trung bình là 80% (97,5 triệu cổ phần chào bán/122,2 triệu cổ phần đăng ký);
- Do bị hạn chế về tỷ lệ 30% tương ứng với mức 29,5 triệu cổ phần nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải cạnh tranh cao hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Trước hết, là cạnh tranh trong nội bộ các nhà đầu tư nước ngoài (29,5 triệu chào bán/ 40,67 triệu đăng ký), sau đó là cạnh tranh của tất cả các nhà đầu tư tham gia bỏ giá thầu (97,5 triệu cổ phần chào bán/122,2 triệu cổ phần đăng ký). Do đó xác suất trúng thấu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ là 58%;
- Khả năng trúng thầu của nhà đầu tư trong nước cao hơn. Ngoài số lượng chắc chắn tối thiểu 68 triệu cổ phần tương ứng với mức trúng thầu 83%, số lượng trúng thầu có thể còn cao hơn nếu các nhà đầu tư nước ngoài bỏ giá thấp hơn nhà đầu tư trong nước. Như vậy, xác suất ước tính trúng thầu cho nhà đầu tư trong nước là 91%;
- Dựa trên những lập luận trên và căn cứ vào số lượng đăng ký dự thầu và khả năng trúng thầu, chúng tôi dự đoán tổ chức đầu tư nước ngoài sẽ bỏ giá cao nhất; tiếp đến là cá nhân nhà đầu tư nước ngoài. Trung bình một nhà đầu tư nước ngoài chỉ đăng ký 3.887 cổ phần thấp hơn so với mức trung bình nhà đầu tư trong nước (5.154 cổ phần). Điều này chứng tỏ nhà đầu tư cá nhân nước ngoài tính toán rất sát với nhu cầu của riêng họ.
Hãy thử tưởng tượng, trung bình mỗi nhà đầu tư sắn sàng bỏ ra 30.000 USD để mua Vietcombank thì mức giá trung bình họ sẽ là 7,7 USD, tương đương 123.000 VND? Phải chăng đây là mức giá cá nhân nhà đầu tư nước ngoài có thể chấp nhận để mua bằng được cổ phần Vietcombank.
Thử suy đoán chiến thuật bỏ giá
Để nâng cao tỷ lệ thành công, các cá nhân và tổ chức nước ngoài sẽ dự đoán mức giá trung bình và mức giá cao nhất có thể mà nhà đầu tư trong nước sẽ bỏ giá, trên cơ sở đó họ sẽ lựa chọn mức giá cao trung bình cao hơn hẳn để bỏ thầu.
Nếu theo cách này, xác suất trúng thầu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ nâng từ 58% lên 72% (29,5 triệu cổ phần/40,67triệu cổ phần) bởi vì lúc này chỉ là chuyện cạnh tranh nội bộ giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Do tỷ lệ 72% trúng thầu là khá cao, nên các tổ chức nước ngoài sẽ có xu hướng bỏ giá khá tập trung xung quanh một mức giá mà họ đều tin là cao hơn mức giá của nhà đầu tư trong nước.
Các nhà đầu tư cá nhân trong nước đăng ký 46.739.100 cổ phần ít có xu hướng chạy đua về giá so với nhà đầu tư tổ chức, do số lượng đăng ký của các tổ chức đầu tư trong nước, nước ngoài và cá nhân nhà đầu tư là 75.478.100 cổ phần nhưng trong đó chắc chắn sẽ có ít nhất 11.167.700 cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không trúng thầu.
Như vậy, tỷ lệ trúng thầu của nhà đầu tư cá nhân trong nước sẽ đạt khoảng 73%. Một tỷ lệ thành công không thấp và khá hài lòng của các nhà đầu tư cá nhân.
Các tổ chức đầu tư trong nước có lẽ sẽ chọn mức giá nằm giữa mức giá của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hai trường hợp xảy ra: nếu họ lựa chọn mức giá thấp hơn mức giá của nhà đầu tư nước ngoài thì khả năng trúng thầu trung bình vẫn đạt tỷ lệ 83% (68 triệu cổ phần phát hành dành cho cá nhân và nhà đầu tư trong nước/81,5 triệu cổ phần đăng ký). Mặt khác, nếu họ chọn mức giá trung bình cao hơn một chút so với mức giá của nhà đầu tư cá nhân thì tỷ lệ trúng thầu sẽ trên 83%.
Giả sử nhà đầu tư cá nhân trong nước chọn mức giá bỏ thầu từ 100-105 nghìn đồng cho một cổ phần, giá trung bình là 103 nghìn; các tổ chức trong nước chọn mức giá tập trung trong khoảng 105-110 nghìn, mức giá trung bình sẽ là 108 ngàn; còn các tổ chức và cá nhân nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn mức giá 110-115 nghìn, giá trung bình 113 nghìn thì giá thầu bình quân khoảng 107 nghìn và kết quả là các nhà đầu tư nước ngoài trúng hết room 30%, các tổ chức trong nước trúng thầu thành công 100% và 73% là tỷ lệ thành công của các nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Kết quả đấu giá trên là khá đẹp? Có lẽ không ít nhà đầu tư mong muốn như vậy. Tuy nhiên, những điều nói trên chỉ là những suy đoán của chúng tôi với giả định các nhà đầu tư đều cùng có kỳ vọng hợp lý. Không loại trừ những trường hợp nhà đầu tư sẽ bỏ giá cao vượt trội để mua bằng được và mong muốn tỷ lệ thành công cao, và như thế, giá đấu thành công sẽ bị đẩy lên.
* Các tác giả bài viết thuộc Phòng Phân tích đầu tư - Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt.