Kế hoạch năng lượng "20 trong 10" của Mỹ
Đây được coi là giải pháp giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và đối phó với tình trạng dần cạn kiệt của tài nguyên dầu
Nhằm giảm 20% lượng xăng dầu tiêu thụ ở Mỹ, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ xe cộ trong 10 năm tới, Tổng thống Mỹ G. Bush vừa chỉ thị cho Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA), các bộ Giao thông vận tải, Năng lượng, Nông nghiệp đến cuối năm 2008 phải trình dự thảo quy chế mới đề cập các biện pháp đạt mục tiêu trên.
Kế hoạch nói trên được coi là giải pháp giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. Đồng thời, giúp bảo đảm các thế hệ tương lai của Mỹ an toàn hơn, khi mà nguồn dầu lửa đang cạn kiệt, trong khi Mỹ đang tiêu thụ lượng dầu lớn nhất thế giới, với khoảng 25% trong tổng số 80 triệu thùng dầu tiêu thụ hằng ngày trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn mới giảm lượng xăng tiêu thụ
Theo thống kê, hiện nay, mỗi ngày một người Mỹ tiêu thụ khoảng 14 lít dầu, chủ yếu dùng cho ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác. Tính ra, sản xuất 1 kg thịt cần 7,5 lít dầu; nuôi một con bò nhỏ tới lúc trưởng thành cần 1.290 lít dầu... Vì vậy, việc bảo đảm nguồn cung cấp dầu ổn định có ý nghĩa sống còn đối với kinh tế, đời sống của dân chúng Mỹ. Đây là lý do Mỹ đưa ra Kế hoạch "20 trong 10" (cắt giảm 20% lượng xăng dầu tiêu thụ trong vòng 10 năm).
Kế hoạch này được ông Bush lần đầu tiên đưa ra trong Thông điệp liên bang đầu năm nay, trong đó nhấn mạnh nỗ lực cắt giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông và đảm bảo cho hệ thống cung cấp năng lượng của Mỹ an toàn hơn trước nguy cơ bị khủng bố tiến công. Theo kế hoạch, Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn mới liên quan đến lượng xăng tiêu thụ của các loại ô tô đặc biệt và tăng cường sử dụng xe hai cầu nhằm tiết kiệm xăng, đồng thời yêu cầu các công ty dầu mỏ nâng sản lượng xăng ít gây ô nhiễm môi trường lên khoảng 35 tỷ galông (1 galông = 3,78 lít) từ nay đến năm 2017.
Phát biểu ý kiến tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, ông Bush cho rằng những biện pháp cải cách này có thể giúp tiết kiệm hàng tỷ galông xăng và giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các phương tiện giao thông mà không ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, kế hoạch này sẽ giúp nước Mỹ trở nên "an toàn hơn đối với các thế hệ tương lai", đồng thời kích thích sự tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Theo ông Bush, những quy định trên phải có hiệu lực vào cuối năm 2008, tức là trước khi nhiệm kỳ tổng thống hiện nay của ông kết thúc vào ngày 20/1/2009.
Chỉ thị trên trên được đưa ra trong bối cảnh ông Bush đang phải chịu nhiều sức ép: từ việc giá xăng bán lẻ tăng mạnh ở Mỹ đến những ảnh hưởng từ nguồn cung cấp dầu mỏ cho Mỹ tại khu vực nhạy cảm như vùng Vịnh, cũng như việc các nước đồng minh của Mỹ hối thúc Washington nhanh chóng hành động để đối phó với hiện tượng khí hậu nóng lên.
Ông Bush cũng thừa nhận phải chịu áp lực do phán quyết mới đây của Toà án tối cao Mỹ yêu cầu EPA (cơ quan trực thuộc Chính phủ liên bang) phải hành động trong khuôn khổ "Đạo luật làm sạch không khí" (Clean Air Act) nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các phương tiện giao thông gây ra.
Chữa “căn bệnh trầm kha” cho nước Mỹ
Theo thống kê, trong tổng lượng dầu khổng lồ nước Mỹ tiêu thụ, có 60% nhập khẩu từ nước ngoài. Dự báo, tới năm 2020, cùng với sự phát triển kinh tế tăng lên, trong khi trữ lượng dầu trong nước giảm sút, thì sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn dầu lửa nước ngoài có thể lên đến 70%. Vì vậy, Tổng thống Mỹ đã nhắc nhở rằng, việc phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài là "căn bệnh trầm kha" của Mỹ, là một nguy cơ đối với nền kinh tế và an ninh của đất nước, đồng thời huỷ hoại môi trường.
Ông cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật tiết kiệm năng lượng và khuyến khích sử dụng nhiên liệu đáp ứng tiêu chuẩn ít gây ô nhiễm môi trường. Kết quả thăm dò do tờ New York Times và kênh truyền hình CBS News phối hợp thực hiện cuối tháng 4 vừa qua cho thấy khoảng 78% số người Mỹ cho rằng Kế hoạch "20 trong 10" sẽ có hiệu quả.
Kế hoạch “20 trong 10” nói trên càng thu hút sự quan tâm sâu sắc của người dân Mỹ, trong bối cảnh giá xăng tiêu chuẩn trung bình trên toàn nước Mỹ vừa qua đã lên tới mức kỷ lục 3,073 USD/galông, vượt kỷ lục cũ 3,057 USD/galông hồi tháng 9/2005 sau thảm họa bão Katrina, và đây là năm thứ 3 liên tiếp giá xăng bán lẻ của Mỹ vượt 3 USD/galông.
Tính từ tháng 3 tới nay, mỗi galông xăng tại Mỹ đã tăng thêm khoảng 0,2 USD và mức giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ trong tháng 4 là 2,84 USD/galông. Với mức tăng giá xăng như như hiện nay, khoảng 66% số người tiêu dùng Mỹ cho rằng họ đang phải đối mặt với vấn đề tài chính khi giá xăng tiếp tục lên cao.
Kế hoạch nói trên được coi là giải pháp giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. Đồng thời, giúp bảo đảm các thế hệ tương lai của Mỹ an toàn hơn, khi mà nguồn dầu lửa đang cạn kiệt, trong khi Mỹ đang tiêu thụ lượng dầu lớn nhất thế giới, với khoảng 25% trong tổng số 80 triệu thùng dầu tiêu thụ hằng ngày trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn mới giảm lượng xăng tiêu thụ
Theo thống kê, hiện nay, mỗi ngày một người Mỹ tiêu thụ khoảng 14 lít dầu, chủ yếu dùng cho ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác. Tính ra, sản xuất 1 kg thịt cần 7,5 lít dầu; nuôi một con bò nhỏ tới lúc trưởng thành cần 1.290 lít dầu... Vì vậy, việc bảo đảm nguồn cung cấp dầu ổn định có ý nghĩa sống còn đối với kinh tế, đời sống của dân chúng Mỹ. Đây là lý do Mỹ đưa ra Kế hoạch "20 trong 10" (cắt giảm 20% lượng xăng dầu tiêu thụ trong vòng 10 năm).
Kế hoạch này được ông Bush lần đầu tiên đưa ra trong Thông điệp liên bang đầu năm nay, trong đó nhấn mạnh nỗ lực cắt giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông và đảm bảo cho hệ thống cung cấp năng lượng của Mỹ an toàn hơn trước nguy cơ bị khủng bố tiến công. Theo kế hoạch, Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn mới liên quan đến lượng xăng tiêu thụ của các loại ô tô đặc biệt và tăng cường sử dụng xe hai cầu nhằm tiết kiệm xăng, đồng thời yêu cầu các công ty dầu mỏ nâng sản lượng xăng ít gây ô nhiễm môi trường lên khoảng 35 tỷ galông (1 galông = 3,78 lít) từ nay đến năm 2017.
Phát biểu ý kiến tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, ông Bush cho rằng những biện pháp cải cách này có thể giúp tiết kiệm hàng tỷ galông xăng và giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các phương tiện giao thông mà không ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, kế hoạch này sẽ giúp nước Mỹ trở nên "an toàn hơn đối với các thế hệ tương lai", đồng thời kích thích sự tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Theo ông Bush, những quy định trên phải có hiệu lực vào cuối năm 2008, tức là trước khi nhiệm kỳ tổng thống hiện nay của ông kết thúc vào ngày 20/1/2009.
Chỉ thị trên trên được đưa ra trong bối cảnh ông Bush đang phải chịu nhiều sức ép: từ việc giá xăng bán lẻ tăng mạnh ở Mỹ đến những ảnh hưởng từ nguồn cung cấp dầu mỏ cho Mỹ tại khu vực nhạy cảm như vùng Vịnh, cũng như việc các nước đồng minh của Mỹ hối thúc Washington nhanh chóng hành động để đối phó với hiện tượng khí hậu nóng lên.
Ông Bush cũng thừa nhận phải chịu áp lực do phán quyết mới đây của Toà án tối cao Mỹ yêu cầu EPA (cơ quan trực thuộc Chính phủ liên bang) phải hành động trong khuôn khổ "Đạo luật làm sạch không khí" (Clean Air Act) nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các phương tiện giao thông gây ra.
Chữa “căn bệnh trầm kha” cho nước Mỹ
Theo thống kê, trong tổng lượng dầu khổng lồ nước Mỹ tiêu thụ, có 60% nhập khẩu từ nước ngoài. Dự báo, tới năm 2020, cùng với sự phát triển kinh tế tăng lên, trong khi trữ lượng dầu trong nước giảm sút, thì sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn dầu lửa nước ngoài có thể lên đến 70%. Vì vậy, Tổng thống Mỹ đã nhắc nhở rằng, việc phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài là "căn bệnh trầm kha" của Mỹ, là một nguy cơ đối với nền kinh tế và an ninh của đất nước, đồng thời huỷ hoại môi trường.
Ông cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật tiết kiệm năng lượng và khuyến khích sử dụng nhiên liệu đáp ứng tiêu chuẩn ít gây ô nhiễm môi trường. Kết quả thăm dò do tờ New York Times và kênh truyền hình CBS News phối hợp thực hiện cuối tháng 4 vừa qua cho thấy khoảng 78% số người Mỹ cho rằng Kế hoạch "20 trong 10" sẽ có hiệu quả.
Kế hoạch “20 trong 10” nói trên càng thu hút sự quan tâm sâu sắc của người dân Mỹ, trong bối cảnh giá xăng tiêu chuẩn trung bình trên toàn nước Mỹ vừa qua đã lên tới mức kỷ lục 3,073 USD/galông, vượt kỷ lục cũ 3,057 USD/galông hồi tháng 9/2005 sau thảm họa bão Katrina, và đây là năm thứ 3 liên tiếp giá xăng bán lẻ của Mỹ vượt 3 USD/galông.
Tính từ tháng 3 tới nay, mỗi galông xăng tại Mỹ đã tăng thêm khoảng 0,2 USD và mức giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ trong tháng 4 là 2,84 USD/galông. Với mức tăng giá xăng như như hiện nay, khoảng 66% số người tiêu dùng Mỹ cho rằng họ đang phải đối mặt với vấn đề tài chính khi giá xăng tiếp tục lên cao.