Kế hoạch nới room chứng khoán “đã trình lên Thủ tướng”
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết trong các ngành “phi điều kiện” lên tối đa 60%
Kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được Bộ Tài chính trình lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo thông tin vừa được hãng tin tài chính Bloomberg công bố.
Hãng tin này dẫn lời ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, kế hoạch trên sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết trong các ngành “phi điều kiện” lên tối đa 60% từ ngưỡng trần 49% hiện tại.
Đối với những lĩnh vực có sự hạn chế, các nhà đầu tư sẽ được mua thêm 10% cổ phiếu không có quyền biểu quyết, ngoài mức giới hạn 49% đối với cổ phiếu có quyền biểu quyết, ông Sơn cho biết. Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp thông tin về việc những công ty nào thuộc diện bị hạn chế.
Bloomberg bình luận, nhà chức trách Việt Nam xem vốn đầu tư nước ngoài như một chìa khóa để mở ra sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho thị trường chứng khoán với mức giá trị vốn hóa 45 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng 24%, so với mức tăng 3,1% của chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Các quỹ đầu tư ngoại đã mua ròng 162 triệu USD giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chứng khoán Việt Nam đã hút vốn ròng liên tục kể từ năm 2007 khi Bloomberg bắt đầu xây dựng dữ liệu hàng năm về thị trường này. Mặc dù vậy, VN-Index hiện vẫn thấp hơn 67% so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 3/2007.
“Đây đúng là một tin vui lớn đối với thị trường và là điều mà nhiều người kỳ vọng bấy lâu. Tâm lý được cải thiện gần đây của thị trường đã thể hiện điều đó”, ông Attila Vajda, nhà phân tích thuộc Công ty Chứng khoán ACB tại Tp.HCM, phát biểu về thông tin kế hoạch nâng room được trình lên Thủ tướng.
Ông Sơn cũng cho Bloomberg biết, trong quý 4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ trình một đề xuất về việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở sáp nhập hai sàn Tp.HCM và Hà Nội.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong năm nay trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất 8 lần kể từ đầu năm 2012 và Chính phủ thành lập công ty mua bán nợ xấu. Theo dữ liệu của Bloomberg, hệ số P/E (giá/thu nhập ước tính trong 12 tháng tới) của VN-Index hiện ở mức 10,9 lần, cao hơn so với mức 10 lần của chỉ số MSCI Emerging Markets của các thị trường mới nổi.
Hãng tin này dẫn lời ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, kế hoạch trên sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết trong các ngành “phi điều kiện” lên tối đa 60% từ ngưỡng trần 49% hiện tại.
Đối với những lĩnh vực có sự hạn chế, các nhà đầu tư sẽ được mua thêm 10% cổ phiếu không có quyền biểu quyết, ngoài mức giới hạn 49% đối với cổ phiếu có quyền biểu quyết, ông Sơn cho biết. Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp thông tin về việc những công ty nào thuộc diện bị hạn chế.
Bloomberg bình luận, nhà chức trách Việt Nam xem vốn đầu tư nước ngoài như một chìa khóa để mở ra sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho thị trường chứng khoán với mức giá trị vốn hóa 45 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng 24%, so với mức tăng 3,1% của chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Các quỹ đầu tư ngoại đã mua ròng 162 triệu USD giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chứng khoán Việt Nam đã hút vốn ròng liên tục kể từ năm 2007 khi Bloomberg bắt đầu xây dựng dữ liệu hàng năm về thị trường này. Mặc dù vậy, VN-Index hiện vẫn thấp hơn 67% so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 3/2007.
“Đây đúng là một tin vui lớn đối với thị trường và là điều mà nhiều người kỳ vọng bấy lâu. Tâm lý được cải thiện gần đây của thị trường đã thể hiện điều đó”, ông Attila Vajda, nhà phân tích thuộc Công ty Chứng khoán ACB tại Tp.HCM, phát biểu về thông tin kế hoạch nâng room được trình lên Thủ tướng.
Ông Sơn cũng cho Bloomberg biết, trong quý 4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ trình một đề xuất về việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở sáp nhập hai sàn Tp.HCM và Hà Nội.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong năm nay trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất 8 lần kể từ đầu năm 2012 và Chính phủ thành lập công ty mua bán nợ xấu. Theo dữ liệu của Bloomberg, hệ số P/E (giá/thu nhập ước tính trong 12 tháng tới) của VN-Index hiện ở mức 10,9 lần, cao hơn so với mức 10 lần của chỉ số MSCI Emerging Markets của các thị trường mới nổi.